Vụ thảm sát 50 người ở Mỹ: 3 mâu thuẫn xã hội lớn nhất
Thảm kịch xả súng ở Orlando không chỉ tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ mà còn là điểm giao thoa của ba vấn đề nhức nhối nhất xã hội Mỹ.
Tổng thống Barack Obama không nhắc tới cụm từ “Hồi giáo cực đoan” khi phát biểu về nguyên nhân vụ xả súng.
3 vấn đề lớn nhất hiện nay trong xã hội Mỹ là luật dành cho người đồng tính, kiểm soát súng đạn và chủ nghĩa khủng bố đã “không hẹn mà gặp”, tập trung cùng lúc trong vụ thảm sát ở thành phố Orlando (bang Florida) ngày 12.6.
Hiện chưa rõ nguyên nhân nào khiến Omar Mateen tấn công đẫm máu và giết hại 50 người. Tuy nhiên, điều cần chú ý là vụ việc xảy ra trong một hộp đêm đồng tính nam, chỉ đúng 2 tuần trước kỉ niệm một năm tòa án tối cao Mỹ thừa nhận đám cưới đồng giới.
Nhân viên pháp y giám định hiện trường hộp đêm Pulse.
Vụ việc cũng xảy ra trong tháng lễ Ramadan quan trọng của người Hồi giáo và nhất là Omar xuất thân từ một gia đình nhập cư gốc Afghanistan. Trong vụ tấn công, báo chí Mỹ cho rằng y đã gọi điện tới trung tâm 911 và thề trung thành với tổ chức khủng bố nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Nền chính trị và xã hội Mỹ từ lâu đã bị phân hóa bởi 3 vấn đề về người đồng tính, kiểm soát súng và khủng bố. Vụ việc ở Orlando càng bùng lên mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ.
Nỗi lo sợ của toàn bộ dân Mỹ lại bị nhen nhóm trở lại. “Mọi thứ đang mất dần kiểm soát. Không ai biết cần làm gì để biến mọi thứ trở lại như xưa”, George Pettice, một chuyên viên bảo hiểm từ thành phố Charlotte, nói. “Hay là chúng ta cứ ở lì trong nhà, khóa trái cửa và chẳng đi đâu hết?”.
Omar Mateen, 29 tuổi là một người nhập cư gốc Afghanistan.
Vụ khủng bố 11.9 từng được cho là khiến nước Mỹ đoàn kết và xích lại gần nhau, tuy nhiên sự lạc quan này đã mau chóng “bốc hơi”. Nước Mỹ chia rẽ sâu sắc hơn, bất đồng lớn hơn và niềm tin vào sự an toàn của quốc gia ngày càng đi xuống.
Video đang HOT
“Mặc dù mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình điều tra nhưng chúng tôi có thể nói rằng đây là hành động khủng bố”, Tổng thống Obama phát biểu hôm 12.6. “Người Mỹ sẽ đoàn kết trong đau thương để bảo vệ nhau trước mọi biến cố”.
Juan Guerrero (trái) là một nạn nhân trong vụ thảm sát ở Orlando, chụp ảnh cùng bạn trai.
Obama không nói về nguyên nhân liên quan tới tín ngưỡng của Omar khi thực hiện thảm sát hay dùng từ “Hồi giáo cực đoan”. Điều duy nhất tổng thống Mỹ phát biểu là kêu gọi kiểm soát súng đạn chặt hơn nữa.
8 năm nhiệm kỳ của Obama có nhiều thành công nhưng riêng việc kiểm soát súng đạn được cho là thất bại lớn của ông. Khảo sát gần đây cho thấy số người ủng hộ kiểm soát súng đang giảm mạnh.
Cộng đồng Hồi giáo bày tỏ sự đoàn kết và chia sẻ với những người đồng tính ở Mỹ.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio cho rằng nếu tổng thống Obama nói tới Hồi giáo là nguyên nhân trực tiếp của vụ tấn công thì đồng nghĩa tổng thống ám chỉ cộng đồng Hồi giáo đông đảo ở Mỹ. Theo luật Hồi giáo, đồng tính nam hay nữ đều bị xử tử.
Tỉ phú Donald Trump, người ủng hộ cấm tạm thời người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ, đã nhận được ủng hộ lớn sau vụ tấn công ở San Bernardino năm ngoái. Ông Trump viết trên Twitter rằng tổng thống Obama phải xác nhận nguyên nhân vụ thảm sát Orlando là do “Hồi giáo cực đoan”, nếu không tổng thống phải từ chức ngay lập tức.
Xã hội Mỹ chất chứa nhiều mầm mống bất ổn từ người đồng tính, súng đạn và khủng bố.
“Mấu chốt chính là việc đây không phải sự kiện chính trị”, người thăm dò cử tri đảng Cộng hòa David Winston nói. “Đây là thảm kịch mà nước Mỹ phải giải quyết”.
Câu hỏi lớn nhất lúc này là giải pháp nào sẽ được đưa ra để giải quyết bài toán hóc búa trong nội tại xã hội Mỹ?
Những lỗ đạn chi chít trên tường ở hộp đêm Pulse.
Theo Danviet
Chính xác chuyện gì đã xảy ra trong vụ xả súng ở hộp đêm Orlando?
Cảnh sát đã gây ra 2 tiếng nổ lớn để làm phân tâm Omar Mateen - hung thủ vụ xả súng tại hộp đêm Pulse dành cho người đồng tính ở Orlando (Mỹ) trước khi ập vào đấu súng với y.
Nhân viên pháp y điều tra tại hộp đêm Pulse. REUTERS
Dưới đây là các diễn biến chính xảy ra từ lúc Mateen bước vào hộp đêm Pulse cho tới khi y bị tiêu diệt, theo các thông tin mà cảnh sát Orlando cung cấp cho tới giờ phút này:
Lúc kim đồng hồ nhích gần tới 2 giờ sáng ngày 12.6 (giờ địa phương), Omar Mateen - cư dân Fort Pierce (cách Orlando gần 200 km) đỗ chiếc xe tải nhỏ trước Pulse - hộp đêm dành cho người đồng tính tại thành phố Orlando.
Omar Mateen, hung thủ giết chết 50 người và làm bị thương 53 người khác ở hộp đêm Pulse dành cho người đồng tính ở Orlando, bang Florida rạng sáng 12.6.2016. SỎ CẢNH SÁT ORLANDO
2 giờ 2 phút: Mateen bước vào hộp đêm với một khẩu súng tiểu liên AR-15, một khẩu súng ngắn và nhiều băng đạn. Không mất quá nhiều thời gian, y bắt đầu nổ súng.
Cảnh sát trưởng Orlando, ông John Mina cho biết sau những loạt đạn đầu tiên, có lúc hung thủ đã chạy ra bên ngoài, sau đó chạy vào. Cuộc bắt cóc con tin bắt đầu từ đây.
Cảnh sát, bao gồm cả lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ SWAT đã đến hiện trường, bao vây hộp đêm. Báo New York Times dẫn lời cảnh sát trưởng Mina cho biết có lúc cảnh sát đã liên lạc được với tay súng ở bên trong tòa nhà. Tuy nhiên ông cho biết chưa thể tiết lộ nội dung cuộc nói chuyện.
Cầu nguyện cho nạn nhân REUTERS
Đến lúc này, cảnh sát không rõ hung thủ có đang tiếp tục giết người bên trong hộp đêm hay không. Tuy nhiên, đó là lúc các lực lượng an ninh Mỹ chạy đua với thời gian để chuẩn bị đối đầu. "Bất kỳ lúc nào xảy ra bắt cóc con tin, chúng tôi chắc chắn cũng huy động tới những biện pháp mạnh mẽ nhất để đảm bảo chúng tôi có đủ nhân sự ngay tại hiện trường", ông Mina nói.
3 giờ sáng: Một cảnh báo xuất hiện trên trang Facebook của hộp đêm Pulse. Có người trong hộp đêm báo tin ra ngoài cho biết ít nhất 15 người đang trốn trong một nhà vệ sinh.
Cảnh sát Los Angeles triển khai dày đặc trong một cuộc tuần hành của người đồng tính xảy ra ngay sau vụ xả súng ở Orlando REUTERS
5 giờ: Cảnh sát bắt đầu chiến dịch giải cứu con tin. Họ đã gây ra 2 tiếng nổ để làm phân tâm hung thủ. Nhóm 11 cảnh sát đầu tiên đột nhập vào hộp đêm. Cuộc đấu súng đã xảy ra. Hung thủ bị giết chết. Một cảnh sát đã bị bắn trúng đầu nhưng cái mũ bảo hộ với lớp giáp Kevlar đã cứu mạng ông.
Khám nghiệm hiện trường vụ xả súng ở hộp đêm Pulse. Lỗ thủng lớn trên tường do đặc nhiệm SWAT gây ra để làm phân tâm hung thủ. REUTERS
Lúc này, cảnh sát phát hiện ít nhất 30 con tin được phát hiện còn sống giữa rất nhiều xác chết nằm la liệt. Một cảnh tượng kinh hoàng!
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Nghi phạm xả súng Mỹ gọi cho 911, thề trung thành với IS Kẻ đứng sau vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ nhắc đến IS trong lúc gọi cho số điện thoại khẩn cấp 911 trước khi thực hiện cuộc thảm sát rạng sáng qua. Omar Mateen, nghi phạm xả súng tại câu lạc bộ đêm ở Orlando. Ảnh: My Space Nhà chức trách cho biết Omar Mateen là kẻ chịu trách...