Nhóm học sinh Hà Tĩnh khởi nghiệp với nước chấm cua đồng
Góp mặt trong vòng chung kết cuộc thi “ Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 do Bộ GDĐT tổ chức, nhóm học sinh Trường THCS Lê Bình ( Hà Tĩnh) đã biến sản vật địa phương thành dự án khởi nghiệp đầy thuyết phục.
Ý tưởng bắt nguồn từ sản vật quê nghèo
Dự án khởi nghiệp với sản phẩm nước chấm cua đồng được thực hiện bởi nhóm 5 học sinh, gồm 3 học sinh lớp 8 và 2 học sinh lớp 7 của Trường THCS Lê Bình (xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).
Nhóm học sinh thực hiện dự án khởi nghiệp với nước chấm cua đồng. (Ảnh: GVCC)
Chia sẻ về dự án, em Nguyễn Thị Nga (học sinh lớp 8, Trường THCS Lê Bình) – thành viên trong nhóm khởi nghiệp cho biết, ý tưởng sản xuất nước nắm cua đồng Hương Sơn xuất phát từ sự sáng tạo của người dân đầu sông Ngàn Phố – nơi có khí hậu “đặc biệt” nên con cua, con cá có vị rất khác lạ. Nắm bắt được điểm đặc biệt cùng việc nhận thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm cao nên nhóm học sinh đã quyết định thực hiện dự án đến cùng.
Video đang HOT
Sản phẩm nước chấm cua đồng được trưng bày tại gian hàng ngày Hội khởi nghiệp HSSV Quốc gia năm 2020.
“Trước đây, người dân quê em rất nghèo, quần áo mặc chưa đủ ấm nên không dám ước có đồ ăn ngon. Vì vậy, các cô các bác đã ra đồng bắt cua sẵn có và sáng tạo chế biến ra mắm cua đồng. Đây được coi là đặc sản quê em nhưng đến nay vẫn chưa có thương hiệu chính thức trên thị trường. Vì vậy, chúng em mong muốn giới thiệu sản phẩm tới đông đảo mọi người, tiến tới xây dựng cơ sở sản xuất ở địa phương” – Nga chia sẻ.
Tự hào về học sinh của mình, thầy Lê Đức Lâm – người hướng dẫn, hỗ trợ cho các em trong thời gian thực hiện dự án – cho biết, đây là ý tưởng khiến tất cả thầy cô bất ngờ.
“Chúng tôi không ngờ chỉ là một sản vật bình dị mà các em có thể sáng tạo thành ý tưởng khởi nghiệp. Qua đó, tôi nhận thấy khả năng nhanh nhạy của các em học sinh khi tiếp cận với thị trường và các ý tưởng startup. Tôi thật sự rất vui và tự hào” – thầy Lâm vui vẻ nói.
Mong muốn thương mại hóa đặc sản quê nhà
Chia sẻ về quy trình sản xuất nước mắm cua đồng, Nga kể, cua sau khi bắt về sẽ rửa sạch, tách bỏ phần mai và để ráo nước. Sau đó, đem cua xay nhuyễn và lọc lấy nước cua. Tiếp theo, mang nước cua trộn các phụ gia khác gồm: hành tăm, nghệ, muối, tỏi, ớt, vỏ tắc rừng,…
“Đặc biệt, điều tạo nên hương vị đậm đà của loại nước chấm này là việc ủ chín trong điều kiện nhiệt độ từ 30-35 độ C, lý tưởng nhất là ủ quanh bếp lửa. Các chai sành, thủy tinh chứa nguyên liệu thành phẩm sẽ được giữ nhiệt ấm từ bếp củi, cùng với mùi khói bếp làm cho nước chấm chín tự nhiên và giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng. Sau 1 tháng, nước mắm cua đồng sẽ sử dụng được” – Nga nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham quan gian hàng nước mắm cua đồng của nhóm học sinh Trường THCS Lê Bình. (Ảnh: Đức Mạnh)
Quy trình sản xuất nước chấm cua đồng rất cụ thể và rõ ràng, song trong quá trình thực hiện, nhóm học sinh đã gặp nhiều khó khăn. Đại diện nhóm khởi nghiệp cho biết, khi bắt đầu dự án, tất cả thành viên khá lo lắng vì chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, hơn nữa sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, việc tiếp nhiệt than bếp củi cũng không thể đáp ứng. Nhưng nhờ vào sự hỗ trợ từ gia đình, thầy cô và bạn bè, nhóm 5 học sinh đã nỗ lực vượt lên dành giải Nhất tỉnh và tiến tới góp mặt trong vòng chung kết toàn quốc.
Đến nay, nhóm học sinh khởi nghiệp đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Vì vậy, trong tương lai các em mong muốn thương mại hóa sản phẩm, thiết lập một thương hiệu riêng và đưa sản phẩm đến mọi miền Tổ quốc để mọi người cùng thưởng thức. Đặc biệt, dự án thành công sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân vào những ngày sau vụ mùa nhàn rỗi, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế địa phương.
Ý tưởng khởi nghiệp của nhóm học sinh lớp 8 Hà Tĩnh vào bán kết cuộc thi cấp bộ
Sản phẩm "Nước chấm cua đồng" của nhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Lê Bình (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã lọt vào vòng bán kết Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Sản phẩm nước chấm cua đồng của nhóm học sinh Trường THCS Lê Bình (Hương Sơn) đã lọt vào vòng bán kết Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2020.
Sau hơn 3 tháng kể từ ngày phát động, Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2020 có 9 dự án tham gia vòng thi cấp tỉnh. Đây cũng là năm đầu tiên ngành Giáo dục Hà Tĩnh tổ chức triển khai xét chọn và tư vấn vòng cấp tỉnh một cách bài bản để lựa chọn sản phẩm gửi đi cấp Bộ.
Kết quả: dự án "Dầu gội thảo dược" của nhóm học sinh Trường THPT Nghi Xuân và dự án "Nước chấm cua đồng" của nhóm học sinh Trường THCS Lê Bình (xã Sơn Tiến, Hương Sơn) được chọn tham dự vòng bán kết toàn quốc.
Vượt qua hàng trăm ý tưởng khác, dự án "Nước chấm cua đồng" của học sinh Hà Tĩnh đã trở thành 1 trong 22 dự án của của khối học sinh THCS, THPT toàn quốc vượt qua vòng bán kết Cuộc thi do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Nhóm tác giả dự án "Nước chấm cua đồng" là những học sinh lớp 8 Trường THCS Lê Bình, Hương Sơn
Thời gian tới, các dự án sẽ tiếp tục vòng thi bình chọn để thực hiện mục tiêu tham dự vòng chung kết tại Thành phố Hồ Chí Minh vào các ngày 18 - 19/12.
Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2020" được tổ chức nhằm mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp.
Đây là lần thứ 2 học sinh Hà Tĩnh có dự án lọt vào vòng trong của Cuộc thi. Trước đó, năm 2018 nhóm học sinh Trường THPT Phúc Trạch (Hương Khê) đã đạt giải Nhì quốc gia với dự án cao sim trị bỏng.
Không chỉ Hà Tĩnh, Nghệ An cũng đặc cách công nhận học sinh giỏi Tỉnh Nghệ An cũng đã đặc cách công nhận học sinh giỏi Tỉnh cho các học sinh có điểm IELTS từ 6.5 trở lên trong năm học 2019. Thông tin 70 học sinh ở Hà Tĩnh có điểm IELTS tiếng Anh từ 6.5 trở lên được đặc cách công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh được báo chí đăng tải mới đây đã...