Nhóm học sinh Hà Nội vô địch giải tranh biện bằng tiếng Anh
Được giám khảo nước ngoài đánh giá cao, đội tuyển BVIS trở thành nhà vô địch đầu tiên của giải tranh biện Hà Nội mở rộng.
Tối 29/10, vòng chung kết giải tranh biện Hà Nội mở rộng năm 2017 đã diễn ra tại trường Phổ thông liên cấp Olympia với sự tranh tài của đội DHM gồm ba học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam và đội BVIS gồm bốn học sinh trường Quốc tế Anh Việt Hà Nội. Đây là hai đội thi đã vượt qua 34 đội từ năm tỉnh thành ở vòng sơ loại.
Đề tài tranh biện được đưa ra là Công dân sinh ra tại quốc gia nào mới được đại diện cho quốc gia đó tham dự các cuộc thi thể thao quốc tế. Là đội ủng hộ, BVIS đã thuyết phục 4/7 giám khảo đến từ sáu quốc gia và giành chiến thắng.
Đội BVIS (áo vest đen) liên tục đưa ra những lý lẽ bảo vệ quan điểm vận động viên nên thi đấu cho quốc gia quê hương. Ảnh: Dương Tâm
Hồ Bảo Anh, thành viên đội BVIS, cho biết đội đã thảo luận và đưa ra bốn luận điểm tranh biện bằng tiếng Anh để bảo vệ quan điểm trên. Thứ nhất, các em cho rằng vận động viên sẽ trở thành niềm tự hào, nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng và sự hỗ trợ tốt nhất nếu thi đấu cho quốc gia quê hương.
Thứ hai, điều này sẽ tránh được vấn nạn mua bán, trao đổi vận động viên, giúp sân chơi thể thao quốc tế công bằng hơn. “Đội đã lấy ví dụ về việc năm 2000, Qatar nhập tịch toàn bộ đội cử tạ của Bulgaria để thi đấu Olympic. Như vậy, thành tích Qatar đạt được chỉ dựa vào nguồn tài chính dồi dào”, Bảo Anh phân tích.
Thứ ba, việc vận động viên sinh ra tại quốc gia nào chỉ thi đấu cho quốc gia đó sẽ tạo môi trường cạnh tranh trong nước. Chỉ những vận động viên thực sự cố gắng mới có suất tham gia đấu trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp chất lượng thể thao trong nước tốt hơn. “Thay vì dành tiền mua vận động viên, các quốc gia có thể đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện”, đội nhận định.
Video đang HOT
Thành viên đội vô địch có cơ hội được chọn tham gia cuộc thi tranh biện thế giới năm 2018. Ảnh: Dương Tâm
Khi đội đối thủ cho rằng vận động viên có quyền lựa chọn quốc gia đại diện và tất cả người giỏi được thi đấu với nhau, từ đó tăng sự cạnh tranh trên đấu trường quốc tế, đội BVIS đã đưa ra những lý lẽ phản biện lại.
“Chúng tôi tôn trọng quyền của mỗi người nhưng thử nghĩ xem đội tuyển khúc côn cầu của Mỹ và Brazil thi đấu với nhau nhưng tất cả cầu thủ trên sân đều là người Canada thì trận đấu có hay không và ý nghĩa của thể thao quốc tế có còn không?”, thành viên đội BVIS đặt câu hỏi.
Luận điểm và ví dụ rõ ràng, BVIS giành chiến thắng và nhận được giải thưởng 10 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi thành viên trong đội được tặng một suất học bổng tiếng Anh hơn 30 triệu cùng bằng khen và cup vô địch.
Cũng trong khuôn khổ cuộc thi, ban giám khảo đã trao bằng khen cho 20 học sinh xuất sắc trong 132 học sinh thi đấu. Những học sinh này có cơ hội được lựa chọn tham gia giải tranh biện thế giới năm 2018 diễn ra tại Croatia.
Ông Chử Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đánh giá cao tinh thần thi đua của học sinh tham gia giải tranh biện Hà Nội mở rộng lần thứ nhất. “Giải đã góp phần đẩy mạnh phong trào học tiếng Anh, kỹ năng tư duy phản biện cho học sinh”, ông Dũng nói và cho biết giải sẽ tiếp tục được tổ chức trong những năm tới để phát triển văn hóa tranh biện tại Việt Nam.
Theo VNE
Một trường có 2 cô giáo cùng vi phạm quy định dạy thêm
Trường trung học cơ sở Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 có cô T. và cô D. tổ chức dạy thêm, không có phép của quận cấp, bị phụ huynh và người dân phản ánh.
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận thông tin từ người dân cung cấp cho biết, tại đường số 15, khu phố 4, phường Tân Thuận Tây, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh tồn tại 2 lớp dạy thêm của 2 cô giáo, được cho là giáo viên của Trường trung học cơ sở Nguyễn Hữu Thọ.
Tối ngày 24/10, tại lớp dạy thêm tiếng Anh của cô D., nữ giáo viên này nói nếu muốn đăng ký học thêm lớp 7 tăng cường tiếng Anh chiều thứ 7, Chủ nhật từ 16h đến 17h30. Học phí giá 500.000 đồng.
Qua quan sát, lớp học thêm của cô D. mỗi buổi chiều thu hút rất đông học sinh đến học. Chỉ trong một căn phòng nhỏ hẹp, ước chừng có khoảng hơn 20 học sinh đến đây học thêm tiếng Anh.
Người dân cho biết, cô D. dạy tiếng Anh rất giỏi, dạy đủ các lớp thuộc cấp trung học cơ sở, chiều nào cũng đông nghẹt học sinh.
Cách lớp dạy thêm của cô D. không xa, cô H.T. cũng tổ chức lớp dạy thêm môn Toán, khối 6 ở nhà.
Cả cô T. và cô D. đều hiện là giáo viên của Trường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 (ảnh: P.L)
Theo phản ánh, cô H.T. còn cho bài kiểm tra ở trên lớp (lần 1) rất khó, nên học sinh bị điểm kém. Khi cho tổ chức kiểm tra lại, kết quả của học sinh mới khá hơn.
Tuy nhiên, theo như phản ánh, bài kiểm tra lần 1 thì cô giáo này lại không chịu phát ra cho học sinh, nên bị nghi ngờ là có sự phân biệt đối xử giữa học sinh học thêm, và học sinh không học thêm tại nhà với cô.
Ngày 25/10, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tại trường, thầy Đặng Nguyễn Thịnh - Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Nguyễn Hữu Thọ (quận 7, thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, việc dạy thêm của cô H.T nhà trường đã nắm được, do phụ huynh cũng có phản ánh tới trường.
Ngay sau khi biết thông tin này, trường đã mời cô T. lên xác minh, và yêu cầu cô phải chấm dứt ngay việc dạy thêm không đúng quy định này, do đây là trường đã học 2 buổi/ngày rồi. Cô T. là giáo viên dạy Toán khối 6, 7 và cũng có tham gia chủ nhiệm lớp.
Thầy Thịnh khẳng định, từ đầu năm học tới nay, Hiệu trưởng chưa xác nhận cho bất cứ giáo viên nào đi dạy thêm trung tâm hay ở nhà cả.
Đối với thông tin việc điểm số ở bài kiểm tra Toán 15 phút của học sinh là có. Thầy Đặng Nguyễn Thịnh lý giải, do lần 1, cô T. cho học sinh kiểm tra thì điểm của học sinh rất xấu. Cô T. cho làm lại, thì điểm số có tiến bộ hơn.
Qua xem lại các bài kiểm tra này, cùng với làm việc các em học sinh, thầy Thịnh nhấn mạnh là không có chuyện cô T. phân biệt đối xử với học sinh học thêm và không học thêm.
Nhà trường đã tiến hành phê bình, nhắc nhở các quy định về dạy thêm học thêm đối với cô giáo này. Còn việc xem xét, xử lý thi đua của giáo viên sẽ xem xét sau.
Toàn bộ thông tin có liên quan đến cô H.T. trong vụ việc này, nhà trường cũng đã có báo cáo lên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 7.
Còn cô D. là giáo viên tiếng Anh khối 6, 9 cũng của Trường Nguyễn Hữu Thọ. Trải qua thời gian vài tiếng tìm hiểu với giáo viên, cuối giờ chiều ngày 25/10, thầy Thịnh cũng đã xác nhận với phóng viên qua điện thoại, cô D. đã xác nhận là có tổ chức lớp dạy thêm ở nhà.
Hiện nhà trường cũng đã yêu cầu cô D. chấm dứt việc dạy thêm không đúng với thông tư 17 và quyết định 21 của thành phố, và sẽ đề nghị cô làm tường trình, để có cơ sở xem xét, xử lý sau đó.
Theo GDVN
Để con cái thành công, phụ huynh đừng tuyệt đối hoá vai trò của tiếng Anh Để tránh tâm lý nôn nóng có ngay kết quả, thầy Nguyễn Quốc Hùng lưu ý phụ huynh không nên tuyệt đối hoá vai trò của công nghệ... Hội thảo "Học hỏi để học giỏi" diễn ra nhân dịp khai trương Học viện Ensprie diễn ra ngày 21/10 tại Hà Nội, chủ đề về học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả...