Nhóm học sinh được mời đến Nhà Trắng sau khi lật tẩy hiệu trưởng mới
Nghi ngờ hồ sơ của hiệu trưởng mới, nhóm học sinh điều tra, viết bài đăng trên báo của trường. Họ được mời đến tiệc tối cho phóng viên sẽ diễn ra tại Nhà Trắng vào ngày 29/4.
Năm nay, tiệc tối dành cho các phóng viên diễn ra tại Nhà Trắng vào ngày 29/4 tới sẽ có những khách mời đặc biệt. Họ là 6 học sinh đến từ trường Trung học Pittsburg, bang Kansas.
Tiệc tối hàng năm này được coi như “vòng tròn chính trị” giữa các chính trị gia với giới báo chí. Sáu thành viên thuộc tờ báo Booster Redux của trường Pittsburg được mời và tài trợ toàn bộ chi phí sau khi lật tẩy hồ sơ của nữ hiệu trưởng mới, buộc bà từ chức.
Sáu học sinh đã làm rõ điểm sai phạm trong lý lịch của hiệu trưởng mới. Ảnh: Global News.
“Chúng tôi rất hào hứng và cảm thấy vinh dự khi nhận được lời mời từ ban tổ chức”, Emily Smith – cố vấn tờ Booster Redux – chia sẻ. Đơn vị tài trợ chi phí đi lại, ăn ở cho nhóm là tờ Huffington Post uy tín.
Cuối tháng trước, Booster Redux điều tra, đăng bài lật tẩy những điểm sai sự thật trong hồ sơ cá nhân của hiệu trưởng mới.
Trước đó, ngày 6/3, bà Amy Robertson được bổ nhiệm là hiệu trưởng trường Trung học Pittsburg với mức lương 93.000 USD/năm. Nghi ngờ tính chân thật trong bản khai lý lịch của bà, 6 người bắt tay tìm hiểu sự thật.
Video đang HOT
Sau 3 tuần điều tra, họ chỉ rõ ĐH Corllins – đơn vị cấp bằng thạc sĩ và tiến sĩ cho bà Robertson – hoạt động không hợp pháp. Trước đó, tờ Oregon cũng vạch trần đây là doanh nghiệp phi pháp chuyên bán bằng giả.
Bà Amy Robertson từ chức nhưng phủ định việc mua bằng giả. Ảnh: Cbs News.
Nhóm phóng viên cũng phát hiện trường Corllins không nằm trong danh sách được Bộ Giáo dục Mỹ cấp phép hoạt động.
Ngày 4/4, Hội đồng Giáo dục Pittsburg tổ chức cuộc họp xem xét vụ việc. Ngay tại buổi họp, bà Amy Robertson từ chức. Đây được coi là cách giải quyết ổn thỏa nhất.
Tuy nhiên, cựu hiệu trưởng phản đối cáo buộc bà mua bằng giả vì cho rằng tình hình hoạt động hiện tại của ĐH Corllins không liên quan tính hợp pháp của nó tại thời điểm bà nhận bằng thạc sĩ (1994) và tiến sĩ (2010). Bà khẳng định mọi bằng cấp của mình đều được Bộ Giáo dục công nhận.
“Tôi cho rằng mình không cần phải trả lời những câu hỏi liên quan việc bổ nhiệm do học sinh đưa ra vì chúng không dựa trên thực tế”, bà Robertson nói.
Trong khi đó, Trina Paul – biên tập viên tờ Booster Redux – cho biết ban đầu, nhóm tìm hiểu lý lịch của bà Amy Robertson chỉ để chắc chắn trường được điều hành bởi người phù hợp. Chỉ khi thấy điểm đáng ngờ, họ mới điều tra.
Thành viên khác là Maddie Baden nói thêm nhóm bắt đầu nghi ngờ sau khi phát hiện một bài báo về trường Anh ngữ ở Ấn Độ liên quan nữ hiệu trưởng đang bị tạm ngừng hoạt động.
Trên thực tế, trước khi chuyển công tác đến Pittsburg, bà Robertson sống ở Dubai khoảng 20 năm và làm cố vấn giáo dục cho công ty Atticus I S Consultants.
Theo Zing
Cách chức hiệu trưởng dốc ngược trẻ vào máy vặt lông gà
Hiệu trưởng bị cách chức, một số giáo viên bị điều chuyển công tác, phê bình vì liên quan vụ việc tại trường mầm non xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Theo ông Phùng Minh Thái, Phó chánh văn phòng Sở GD&ĐT Lào Cai, tại cuộc họp ban thường vụ huyện ủy sáng 29/3, kết quả xử lý vụ việc cô giáo mầm non xã Xuân Giao bị gia đình tố dốc ngược trẻ vào máy vặt lông gà đã được công bố.
Trong quá trình điều tra, sở GD&ĐT còn phát hiện một số sai phạm của cô hiệu trưởng Vũ Thị Hằng nên quyết định cách chức, điều động sang giảng dạy tại trường khác.
Hai giáo viên Vũ Thị Thu Hiền, Lê Thị Phượng bị kỷ luật cảnh cáo và điều động chuyển sang trường khác làm nhân viên, không trực tiếp giảng dạy.
Kết luận nêu ba giáo viên đã vi phạm phương pháp chăm sóc trẻ em mầm non, vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Giáo viên dốc trẻ mầm non vào máy vặt lông gà. Ảnh: Cắt từ clip.
Ngoài ra, hai hiệu phó nhà trường cũng bị phê bình vì chưa làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên, nhân viên.
Nhân viên y tế và cấp dưỡng cũng bị phê bình vì chứng kiến sự việc các cô giáo có lời nói, hành vi dọa nạt cháu bé nhưng không ngăn chặn kịp thời.
Hội đồng nhà trường, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân, Chi bộ nhà trường và các đảng viên liên quan cũng phải chịu đánh giá, phê bình về trách nhiệm trong vụ việc.
Ngoài ra, ban thường trực Huyện ủy cũng yêu cầu công an huyện điều tra, xác minh làm rõ cán bộ giáo viên trường mầm non xã Xuân Giao đã có hành vi phát tán, thổi phồng hình ảnh vụ việc lên mạng xã hội gây dư luận không tốt trong nhân dân để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trước đó, ngày 22/3, anh Nguyễn Văn Nam (xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng) tố cô hiệu trưởng đã dốc ngược con trai (4 tuổi) vào máy vặt lông gà. Sau khi bị dọa thả vào máy vặt lông gà, cháu bé giật mình, khóc cả đêm, trên người có nhiều vết bầm tím và vết xước.
Theo Zing
Cách chức hiệu trưởng, hiệu phó vụ học sinh gãy chân Ngày 21/2, UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội sẽ công bố quyết định cách chức đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên, và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương. Việc thực hiện cách chức hai lãnh đạo nhà trường được thực hiện sau khi Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung họp cùng các sở...