Nhóm hacker Anonymous tuyên chiến với Nga
Nhóm tin tặc Anonymous vừa tuyên bố đã vô hiệu hóa hoạt động của nhiều trang web thuộc Chính phủ Nga, trong đó có trang web của đài truyền hình nhà nước Russia Today.
Người biểu tình đeo mặt nạ phổ biến của Anonymous – Hình (minh họa): REUTERS
Nhiều trang web Chính phủ Nga đã bị gián đoạn hoạt động trong ngày 24-2. Cùng thời điểm này, theo Đài ABC (Úc), nhóm tin tặc Anonymous tuyên bố đã triển khai nhiều chiến dịch tấn công mạng nhằm vào các trang web của cơ quan chính phủ liên bang Nga.
Trên tài khoản Twitter “YourAnonNews” với 6,5 triệu người theo dõi, ngày 24-2 Anonymous tuyên bố “hiện đang tham gia các chiến dịch chống lại liên bang Nga”. Nhóm cho biết đã có thể đánh sập trong một thời gian ngắn trang web RT.com của Đài truyền hình Russia Today.
Đài RT.com xác nhận đã xảy ra vụ tấn công mạng như Anonymous tuyên bố, cho biết vụ việc đã làm chậm hoạt động một số trang web và làm một số trang “tê liệt” trong một khoảng thời gian.
Đài Fox News cho biết các trang web của Điện Kremlin và của Đuma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã bị gián đoạn một khoảng thời gian trong ngày 24-2.
Chuyên gia bảo mật mạng Robert Potter cho biết vụ tấn công mạng theo phương thức tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) của nhóm Anonymous đã gây tắc nghẽn và đình trệ hoạt động của các trang web bị tấn công.
“Việc này giống như kiểu người ta cố đẩy 5 người cùng lúc qua cửa vậy”, ông Robert Potter mô tả.
Cách thức tấn công DdoS được cho là dễ thực hiện nhưng cũng dễ bị ngăn chặn. Dù vậy, chuyên gia này cũng cho rằng ông dự đoán nhóm Anonymous sẽ còn tiếp tục có những hành động tấn công mạng khác.
Anonymous là một nhóm hacker kết nối với nhau trên phạm vi quốc tế, hoạt động không có tổ chức, lãnh đạo và đã xuất hiện trong nhiều vụ việc ở nhiều lĩnh vực. Nhóm này đã từng tấn công Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và nhiều tổ chức khác.
Chiếc chân cụt khiến thủ lĩnh IS bại lộ
Các lực lượng của Mỹ đã phát hiện ra Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi ẩn náu trong một ngôi nhà ở tây bắc Syria nhờ nhận diện đặc điểm cụt một chân của y.
Ngôi nhà nơi thủ lĩnh IS ẩn náu và bị đặc nhiệm Mỹ đột kích (Ảnh: AP).
Mùa thu năm ngoái, một máy bay do thám không người lái của Mỹ đã di chuyển đến vị trí phía trên một ngôi nhà ở ven một khu rừng ô liu ở tây bắc Syria. Camera của nó đã phát hiện ở đây một người đàn ông có râu bị cụt một chân. Người đàn ông này hiếm khi rời khỏi căn hộ ở tầng 3 của tòa nhà. Do vậy, máy bay không người lái này đã cố định góc quay ở sân thượng và chờ đợi. Sau đó, nhiều thiết bị tình báo khác của Mỹ cũng tham gia theo dõi và cuối cùng kết quả cũng được đền đáp.
Dựa vào dữ liệu từ các thiết bị do thám, giới chức Mỹ phát hiện ra rằng, vào một số ngày nhất định và nếu thời tiết thuận lợi, người đàn ông này thường tập tễnh trải chiếu trên sân thượng để cầu nguyện. Thi thoảng, ông ta cũng ra ngoài đi dạo một đoạn ngắn hoặc đứng ở cửa để hít thở không khí trong lành.
Một điểm đáng chú ý là người đàn ông này cụt chân phải, đặc điểm trùng khớp với Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi , thủ lĩnh Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bị mất một chân sau một vụ không kích của Mỹ. Sau khi theo dõi thêm, các nhà phân tích tình báo của Mỹ khẳng định đó chính là al-Qurayshi. Y sống trong một căn nhà thuê 3 tầng ở thị trấn Ahmet, tỉnh Idlib, Syria từ tháng 3 năm ngoái. Gia đình al-Qurayshi sống ở tầng 3, gia đình của trợ lý sống ở tầng 2, trong khi một gia đình không liên quan đến IS sống ở tầng trệt.
Ngôi nhà nơi trùm khủng bố IS Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi ẩn náu ở Idlib, Syria bị đột kích hôm 2/2 (Ảnh: AP).
Tìm ra nơi ẩn náu của al-Qurayshi sau chiến dịch truy lùng kéo dài 2 năm, giới chức Mỹ tiếp tục đối mặt với hai câu hỏi. Một là, làm thế nào để bắt sống hay tiêu diệt y mà có thể hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại cho lực lượng của Mỹ cũng như cho dân thường. Hai là, nên tấn công nhanh chóng hay chờ đợi để thu thập thêm thông tin về mạng lưới chân rết của al-Qurayshi.
Những người thạo tin cho biết, đã có một cuộc tranh luận gay gắt giữa việc thực hiện một cuộc không kích hay đưa biệt kích vào khu vực. Đến ngày 20/12/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã họp với đội ngũ an ninh, tình báo để chính thức phê duyệt chiến dịch bắt sống hoặc tiêu diệt al-Qurayshi.
Đến ngày 1/2, giới chức quân sự Mỹ xác định đây là thời điểm hoàn hảo để triển khai chiến dịch tấn công al-Qurayshi. Chiến dịch chính thức được thực hiện vào ngày 2/2.
Để tiến hành chiến dịch đột kích, các trực thăng quân sự của Mỹ đã chở các đặc nhiệm từ một căn cứ đến bao vây ngôi nhà, rạng sáng 3/2. Khi đó, đặc nhiệm Mỹ đã yêu cầu người dân sống bên trong ngôi nhà rời đi để hạn chế thương vong. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết 10 người đã rời khỏi tòa nhà, gồm một người đàn ông và phụ nữ từ tầng một và 8 trẻ em từ tầng một và tầng 2. Biết bị đột kích, al-Qurayshi đã kích hoạt đai bom tự sát, đánh sập gần như toàn bộ tầng 3, khiến gia đình y thiệt mạng.
Thông tin về thương vong trong vụ đột kích vẫn gây nhiều tranh cãi. Một số nguồn tin cho biết, vụ đột kích khiến 13 người thiệt mạng, song phía Mỹ nói chỉ có 3 dân thường thiệt mạng.
Toàn cảnh hiện trường vụ trùm khủng bố IS bị tiêu diệt
Tổng thống Biden xác nhận thủ lĩnh IS 'bị loại khỏi chiến trường' Mỹ xác nhận về việc tiến hành chiến dịch tại Syria tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi . Thông báo treo thưởng của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm truy tìm thủ lĩnh IS Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurashi. Ảnh AFP Hãng AFP ngày 3.2 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận rằng lực lượng đặc nhiệm của nước này...