Nhóm giang hồ đất cảng vào Hà Tĩnh mở tín dụng “đen” với lãi suất “cắt cổ”
Từ Hải Phòng, Nguyễn Duy Khôi đã cùng “đàn em” của mình đi vào Hà Tĩnh mở cơ sở cho thuê xe ôtô tự lái nhưng thực chất là hoạt động “ tín dụng đen” với mức lãi suất từ 3.000-5.000 đồng/triệu đồng/ngày, tương đương 182,5%/năm.
Sáng nay 17-12, tin từ Công an TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết đơn vị này vừa tiếp tục bắt giữ 5 đối tượng, trong đó có 4 đối tượng là người Hải Phòng vào địa bàn TP Hà Tĩnh hoạt động “ tín dụng đen” tại cơ sở tài chính số 138A đường Nguyễn Du.
Lực lượng chức năng tiến hành khám xét cơ sở hoạt động tín dụng đen của Nguyễn Duy Khôi – Ảnh: Công an TP Hà Tĩnh
Danh tính của 5 đối tượng gồm: Nguyễn Duy Khôi (SN 1977, trú tại quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng, được xác định là kẻ cầm đầu), Đỗ Văn Thành (SN 1998), Lê Hùng Mạnh (SN 1988), Vũ Văn Dũng (SN 1992) cùng ngụ tại An Đông, An Dương, TP Hải Phòng, và Nguyễn Thị Phương (SN 1987, trú tại thôn Liên Nhật, xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) là nhân viên của cơ sở này.
Theo đó, sau một thời gian theo dõi và nắm bắt tình hình, lực lượng chức năng xác định hoạt động núp bóng cơ sở cho thuê xe ôtô tự lái nhưng thực chất cơ sở của Khôi không hề có một chiếc xe nào để cho thuê mà lại hoạt động cho vay nặng lãi. Quá trình khám xét, lực lượng chức năng thu giữ 123 triệu đồng, 1 bộ máy tính, 5 điện thoại di động cùng nhiều tài liệu, sổ sách ghi chép liên quan đến các hoạt động phạm tội của cơ sở này.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, từ khoảng đầu năm 2018, Khôi đã cùng các “đàn em” đi từ Hải Phòng vào TP Hà Tĩnh thuê căn nhà số 138A, đường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh để hoạt động cho vay tài chính.
Các đối tượng tại cơ quan điều tra – Ảnh: Công an TP Hà Tĩnh
Video đang HOT
Để thuận lợi cho hoạt động “tín dụng đen”, Khôi cho nhân viên cơ sở mình dán tờ rơi tại các địa điểm công cộng trên địa bàn TP Hà Tĩnh, đồng thời chuẩn bị sẵn hợp đồng cho thuê xe, giấy bàn giao xe để ngụy trang.
Bước đầu, Khôi khai rằng mình thường cho khách hàng vay từ 3 đến 50 triệu đồng, tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt Khôi vẫn cho vay đến 100 triệu đồng với kỳ hạn 30 đến 50 ngày, mức lãi suất từ 3.000-5.000 đồng/triệu đồng/ngày.
Để qua mặt lực lượng chức năng, ngoài giấy vay tiền, Khôi luôn yêu cầu khách hàng ký và điểm chỉ vào cả giấy cho thuê ôtô cũng như giấy giao xe. Đến kỳ hạn trả tiền mà “con nợ” chưa có để trả, Khôi liền sai “đàn em” tới nhà đòi và siết nợ. Hiện đã có hơn 100 người vay tiền và trả lãi nóng tại cơ sở của Khôi với mức lãi suất cao nhất là 182,5%/năm.
Trước đó, vào ngày 11-12, Công an TP Hà Tĩnh cũng đã bắt giữ 3 đối tượng người Hải Phòng đi vào Hà Tĩnh để hoạt động “tín dụng đen” tại cơ sở số 407 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh.
Hiện, cơ quan chức năng đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Bảo Anh
Theo nld.com.vn
Tín dụng đen có phương thức hoạt động hết sức tinh vi và tàn bạo
Đó là khẳng định của thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thanh Hóa, tại phiên chất vấn của HĐND tỉnh ngày 13.12. Ông cho biết hầu hết các vụ tín dụng đen đều có đối tượng mang tiền án, tiền sự tham gia.
Hầu hết các vụ tín dụng đen đều có đối tượng tiền án, tiền sự tham gia. ẢNH MINH HẢI
Có các đối tượng tiền án, tiền sự đứng sau
Báo cáo tại phiên chất vấn, thiếu tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 132 công ty dịch vụ tài chính với 142 cơ sở đang hoạt động, đóng trên địa bàn 23/27 huyện, thị xã, thành phố. Ngoài ra, toàn tỉnh Thanh Hóa còn có 786 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
Cũng theo tướng Trung, phương thức hoạt động tín dụng đen hết sức tinh vi, thủ đoạn tàn bạo, tính nguy hiểm cao cho xã hội. Thường các vụ việc xuất phát từ hoạt động vay nợ dẫn đến siết nợ, đòi nợ nên sinh ra các loại tội phạm như gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, bắt giữ người trái pháp luật.
Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung trả lời chất vấn tại phiên họp ẢNH MINH HẢI
Hình thức hoạt động của tín dụng đen là huy động, cho vay vốn trái pháp luật, dưới vỏ bọc là công ty tài chính, dịch vụ cầm đồ. Từ đó phát sinh ra các vi phạm pháp luật như đòi nợ, siết nợ. Đa phần các công ty tài chính, các vụ tín dụng đen đều do các đối tượng hình sự, có tiền án, tiền sự đứng sau điều hành, tổ chức hoạt động. Cá biệt như tại huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã thành lập loại hình công ty đòi nợ(Công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ Hưng Thịnh Phát, thành lập tháng 4.2018), hoạt động với khẩu hiệu "đã nợ là phải đòi - đã đòi là phải trả".
Tín dụng đen hoạt động rất tinh vi gây khó khăn cho cơ quan công anẢNH CÔNG AN THANH HÓA CUNG CẤP
Bảo kê tín dụng đen: Có nghe dư luận nhưng chưa phát hiện
Đại biểu Lê Thị Hương (huyện Thọ Xuân) chất vấn về trách nhiệm của ngành công an trong công tác phát hiện, ngăn chặn và xử lý tín dụng đen.
Đại biểu Lê Nhân Đồng (huyện Thường Xuân) hỏi Giám đốc Công an tỉnh có giải pháp gì để giải quyết căn cơ tình trạng tín dụng đen diễn ra trên nhiều địa bàn với nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, đại biểu Cầm Bá Chái (huyện Lang Chánh) đề cập và khẳng định: "Hoạt động tín dụng đen diễn ra từ lâu, không phải mới. Liệu có tình trạng cán bộ bảo kê cho tín dụng đen hay không?".
Giải đáp các câu hỏi của đại biểu, thiếu tướng Nguyễn Hải Trung nhận trách nhiệm để tín dụng đen còn xảy ra nhiều nơi có nguyên nhân từ ngành công an có nơi còn chưa thật sự quyết liệt. Nên trách nhiệm là chung của các đơn vị. Về việc có hiện tượng cán bộ công an bảo kê cho tín dụng đen hay không, thiếu tướng Trung cho biết có nghe dư luận, nhưng chưa phát hiện cụ thể trường hợp nào bảo kê cho tín dụng đen. Nếu phát hiện có hoạt động bảo kê sẽ xử lý nghiêm theo quy định, không dung túng.
Về biện pháp ngăn chặn, xử lý tín dụng đen, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho rằng phải có sự vào cuộc tích cực giữa nhiều ngành, nhiều cấp trong việc tuyên truyền cho người dân; điều chỉnh các quy định của pháp luật cho phù hợp; ngành ngân hàng cần cải cách hơn nữa thủ tục để người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay...
Rà soát việc cấp phép cho cac công ty tài chính
Kết luận sau phần chất vấn của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, các cơ quan báo chí tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu rõ về tác hại của tín dụng đen.
Bên cạnh đó, ông đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa cần quản lý tốt hơn nữa hoạt động của các công ty tài chính và cho vay tài chính. Cần nghiên cứu thủ tục tại các ngân hàng thương mại, thủ tục phải rõ ràng, cụ thể để người dân đến vay được tiếp cận đến vốn thuận lợi.
Đặc biệt, ông Chiến yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hóa giao trách nhiệm riêng cho một phó chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác đấu tranh, xử lý tín dụng đen. Công an tỉnh cần phải làm rõ việc có hay không tình trạng cán bộ công an bảo kê cho hoạt động tín dụng đen và phải chọn cử những cán bộ có tư cách đạo đức tốt để thực hiện công tác xử lý tình trạng tín dụng đen; Sở Kế hoạch - Đầu tư Thanh Hóa phải rà soát lại việc cấp giấy phép cho công ty tài chính, nếu không đủ điều kiện thì rút giấy phép hoặc không cấp mới...
Theo TNO
Ném 'bom bẩn' vào nhà dân để đòi nợ, 2 kẻ cho vay nặng lãi bị bắt Công an TP Hưng Yên vừa bắt giữ 2 nam thanh niên trong đường dây "tín dụng đen" ném chất bẩn vào nhà dân để đòi nợ. Ngày 12/12, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, khoảng 1h ngày 9/12, tổ công tác của đơn vị bắt quả tang 2 nam thanh niên là Trần Trọng Luân (SN 1995, ở Kim Thành, Hải...