Nhóm G20 sẽ mở rộng thành viên
Liên minh châu Phi sẽ được cấp tư cách thành viên ngang hàng với Liên minh châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sắp tới.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Phi tại một cuộc họp ở Nairobi, Kenya. Ảnh: Getty Images
Theo các hãng truyền thông, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, các nhà lãnh đạo đã đồng ý cấp cho Liên minh châu Phi (AU) quyền thành viên thường trực của tổ chức này.
Khối AU gồm 55 quốc gia châu Phi hiện được G20 phân loại là “tổ chức quốc tế được mời”. Sắp tới, AU sẽ có tư cách tương tự như Liên minh châu Âu (EU) trong nhóm.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, quốc gia đang giữ chức chủ tịch luân phiên G20, đã gửi thư kêu gọi các nhà lãnh đạo khác chấp nhận AU trở thành thành viên thứ 21 của nhóm.
Video đang HOT
Các hãng truyền thông trích dẫn nội dung của bức thư có đoạn như sau: “Đây sẽ là một bước đi đúng đắn hướng tới một kiến trúc và quản lý toàn cầu công bằng, toàn diện hơn và mang tính đại diện hơn”.
Thủ tướng Ấn Độ có niềm tin mạnh mẽ vào khả năng các nước “ Thế giới phương Nam” có tiếng nói lớn hơn trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là các nước châu Phi.
Nam Phi hiện là thành viên G20 thường trực duy nhất đại diện cho lục địa này. Ai Cập và Mauritius là những “khách mời”.
Việc gia nhập sắp tới của AU đã được xác nhận bởi tờ báo The Times of India, hãng tin Bloomberg và nhật báo Vedomosti của Nga. Nữ cố vấn Svetlana Lukash của chính phủ Nga lưu ý rằng Mokva là một trong những quốc gia đầu tiên ủng hộ việc kết nạp AU.
Lời đề nghị gia nhập G20 đã được Tổng thống Senegal Macky Sall, người cũng là chủ tịch Liên minh châu Phi, chính thức đề xuất vào năm ngoái.
Nhà lãnh đạo Senegal lập luận rằng G20 sẽ xóa bỏ “sự bất công” lớn bằng cách chấp nhận liên minh này vào hàng ngũ của mình.
Ngoài ra, hãng Bloomberg cho biết Mỹ và các đồng minh châu Âu có ý định tận dụng hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ làm cơ hội để thu hút các quốc gia có quan hệ tốt với Moskva và Bắc Kinh. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không trực tiếp tham dự sự kiện này.
Bloomberg cho rằng việc người châu Âu ủng hộ nỗ lực của Liên minh châu Phi sẽ mang lại cho họ tầm ảnh hưởng đối với các quốc gia trong lục địa đen.
Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí về nguyên tắc khi xử lý số ngũ cốc Nga dành cho châu Phi
Ngày 6/9, Nga cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý trên nguyên tắc về việc xử lý 1 triệu tấn ngũ cốc mà Moskva dự kiến dành cho châu Phi với mức giá ưu đãi và sự hỗ trợ tài chính từ Qatar.
Lúa mì chuẩn bị được đưa đi xuất khẩu tại Nga. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nêu rõ: "Đã đạt được tất cả các thỏa thuận về mặt nguyên tắc. Chúng tôi mong đợi tất cả các bên sẽ cùng làm việc để giải quyết tất cả các khía cạnh kỹ thuật trong kế hoạch vận chuyển lương thực này".
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm sâu rộng tại thành phố Sochi (Nga), trong đó đề cập Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã hết hiệu lực vào tháng 7 vừa qua. Tổng thống Putin tuyên bố sẵn sàng khôi phục thỏa thuận, nhưng chỉ sau khi tất cả hạn chế đối với xuất khẩu nông sản của Nga được gỡ bỏ, đồng thời cho biết Nga sẽ cung cấp 1 triệu tấn ngũ cốc với giá ưu đãi để Thổ Nhĩ Kỳ xử lý và sớm vận chuyển tới các nước nghèo nhất. Theo ông Putin, Nga "sắp hoàn tất các thỏa thuận với 6 quốc gia châu Phi", trong đó Moskva "dự định cung cấp thực phẩm miễn phí và thậm chí thực hiện giao hàng và logistics miễn phí, bắt đầu trong vài tuần tới".
Trong khi đó, Tổng thống Erdogan khẳng định thỏa thuận ngũ cốc đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ông đánh giá ý kiến của Nga nhấn mạnh sự cần thiết phải gửi thực phẩm đến các nước nghèo nhất, chứ không phải cho các nước giàu, là đúng đắn.
Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) đã đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do xung đột giữa Nga và Ukraine - hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới. Trong khi đó, Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón qua Biển Đen. Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn trước khi hết hiệu lực vào ngày 17/7 vừa qua.
Nga đã đình chỉ tham gia Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, cho rằng phần thỏa thuận về tạo điều kiện cho xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga đã không được thực hiện.
Ý định của EU khi ông Putin và ông Tập vắng mặt ở Thượng đỉnh G20 EU muốn nắm bắt cơ hội này để chứng tỏ rằng họ nghiêm túc trong việc xác định lại quan hệ đối tác với "lục địa đen". Liên minh châu Âu (EU) định tranh thủ sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tuần này để...