Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể không dự Hội nghị thượng đỉnh G20
Các nguồn thạo tin tiết lộ rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ không dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) ở Ấn Độ vào tuần tới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2023 tại Trung tâm Hội nghị Sandton ở Johannesburg, Nam Phi hôm 23/8. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, hai quan chức Ấn Độ – gồm một nhà ngoại giao ở Trung Quốc và một quan chức làm việc tại chính phủ của một quốc gia G20 – cho biết Thủ tướng Lý Cường sẽ đại diện Bắc Kinh tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại New Delhi diễn ra trong ngày 9 – 10/9 tới.
“Chúng tôi biết Thủ tướng Lý Cường sẽ đến dự hội nghị G20 năm nay thay ông Tập Cận Bình”, một quan chức chính phủ cấp cao của nước chủ nhà Ấn Độ nói với Reuters.
Tại Trung Quốc, hai nhà ngoại giao nước ngoài và quan chức từ một quốc gia G20 khác nói rằng ông Tập Cận Bình có thể sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh. Các nguồn tin này cho biết họ đã được quan chức Trung Quốc thông báo nhưng không biết lý do ông vắng mặt. Tất cả các quan chức đều phát biểu với điều kiện giấu tên vì họ không được phép phát ngôn với truyền thông.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Trung Quốc chưa trả lời yêu cầu bình luận về thông tin trên.
Theo Kyodo, ông Lý Cường cũng có thể sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Đông và Đông Nam Á tại Jakarta, Indonesia dự kiến diễn ra vào ngày 5 – 7/9.
Các nhà quan sát kỳ vọng ông Tập Cận Bình có thể gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị thượng đỉnh G20 trong bối cảnh hai siêu cường đang tìm cách ổn định mối quan hệ rạn nứt do một loạt căng thẳng thương mại và địa chính trị. Trước đó, ông Biden đã xác nhận sẽ tham dự sự kiện này.
Lần gần nhất ông Tập Cận Bình gặp người đồng cấp Biden là bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia vào tháng 11 năm ngoái.
Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tới New Delhi. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thay thế ông Putin tham dự hội nghị này.
Đồn đoán về cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc được đưa ra sau khi loạt quan chức hàng đầu của Mỹ đến thăm Bắc Kinh trong những tháng gần đây. Mới đây nhất là chuyến thăm của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo vào đầu tuần này.
Song nếu không gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20, hai nhà lãnh đạo Mỹ – Trung có thể đàm phán trực tiếp tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco vào ngày 12 – 18/11.
Kể từ khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế do đại dịch COVID-19, ông Tập Cận Bình rất ít khi công du nước ngoài. Tuy nhiên, ông đã tham dự Hội nghị BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi lớn – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – tại Johannesburg, Nam Phi vào tuần trước.
Ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc trò chuyện hiếm hoi bên lề hội nghị BRICS và thảo luận về việc giảm căng thẳng trong mối quan hệ song phương vốn đã leo thang sau các cuộc đụng độ dọc biên giới Himalaya vào năm 2020 khiến 24 binh sĩ thiệt mạng.
Trung Quốc, Pháp nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác
Ngày 15/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali (Indonesia).
Chủ tịch Trung Quôc Tập Cận Bình. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Tân Hoa Xã, tại cuộc gặp, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ trong 3 năm qua, hai bên đã liên lạc chặt chẽ thông qua nhiều phương tiện khác nhau để quan hệ Trung Quốc và Pháp duy trì đà phát triển tích cực và hai nước đã đạt được tiến bộ trong hợp tác quan trọng. Theo ông, trong bối cảnh thế giới bước vào giai đoạn mới đầy biến động, với tư cách 2 lực lượng quan trọng trong thế giới đa cực, Trung Quốc và Pháp cũng như Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) cần tuân thủ tinh thần độc lập và tự chủ, cởi mở và hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ song phương phát triển vững chắc, đúng hướng.
Về phần mình, Tổng thống Macron cho rằng trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động hiện nay, hai nước cần tăng cường giao lưu và đối thoại cấp cao, hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, hàng không cũng như năng lượng hạt nhân dân sự. Theo đó, ông hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc hợp tác tại Pháp.
Cùng ngày 15/11, phát biểu họp báo trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết châu Âu sẽ hợp tác với Trung Quốc bất chấp hai bên có nhiều điểm khác biệt. Theo ông, điều quan trọng là cần lắng nghe lẫn nhau để hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, ông Michel cũng cho rằng châu Âu cần "cân bằng lại" mối quan hệ để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc trong các lĩnh vực như công nghệ đổi mới sáng tạo.
Ukraine vận động để được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 Ukraine và các đối tác đang nỗ lực vận động để Kiev được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ vào tháng 9 tới. Một cuộc họp cấp chuyên viên của G20 diễn ra hồi đầu năm nay tại Ấn Độ. Ảnh: G20.org Tờ Pravda châu Âu của Ukraine (EuroPravda) dẫn lời Mykola Tochytskyi, Thứ trưởng Ngoại giao nước...