Nhóm cổ phiếu dệt may dậy sóng trước thềm phê chuẩn EVFTA
Về phía Việt Nam, để phục vụ cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước hoàn thiện Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội cũng như chuẩn bị các nội dung có liên quan để đưa vào bộ hồ sơ chính thức trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Nhóm cổ phiếu dệt may đồng loạt tăng điểm ngay phiên sáng 12/5/2020, tiếp đà tăng từ đầu tháng 4, thanh khoản tốt. Ghi nhận, mã TCM của CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công tăng 6,4% lên gần 17.000 đồng/cp. May Sông Hồng (MSH) cũng tăng mạnh gần 6% lên 37.300 đồng/cp. Tăng đáng kể còn có TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG với lượng giao dịch đột biến hơn 2,9 triệu cổ phiếu. Các mã còn lại như GIL, M10… cũng xanh điểm.
Được biết, sự thăng hoa trên xuất phát từ công tác chuẩn bị cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA sắp đến. Trước đó, Hội đồng châu Âu cũng đã phê duyệt Hiệp định EVFTA, hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng theo quy trình phê chuẩn nội bộ của EU. Theo đó, EVFTA chỉ cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định là sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.
Về phía Việt Nam, để phục vụ cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước hoàn thiện Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội cũng như chuẩn bị các nội dung có liên quan để đưa vào bộ hồ sơ chính thức trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Bộ Công Thương đã lấy ý kiến các bộ, ngành để chuẩn bị hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA từ cuối năm 2019. Do vậy, ngay từ những ngày đầu năm 2020, Bộ Công Thương về cơ bản đã hoàn thiện Bộ hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA và trình lấy ý kiến Chính phủ. Bộ Công Thương cũng tích cực làm việc với Bộ Tư pháp để cập nhật Chính phủ kết quả rà soát pháp luật phục vụ cho việc thực thi Hiệp định EVFTA.
Video đang HOT
Song song, Bộ Công Thương đã chủ động theo sát tình hình phê chuẩn của EU và việc Anh rời EU, từ đó cập nhật kịp thời những thay đổi liên quan tới công tác phê chuẩn Hiệp định EVFTA của Việt Nam.
Về phía doanh nghiệp, Vinatex cho biết sẽ tập trung làm việc với các nhà cung cấp để chuyển sourcing cả nguyên liệu vào Việt Nam đáp ứng EVFTA như Uniqlo, H&M, Zara. Song song, doanh nghiệp sẽ làm các đơn hàng thử nghiệm, nhỏ, yêu cầu cao cũng như tiếp tục làm mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế dự báo có thể có nhu cầu cao hết quý 2.
Với Hiệp định EVFTA, Tập đoàn đề nghị các Bộ, Ngành chuẩn bị các hướng dẫn và thông tư nhanh nhất để khi Hiệp định được phê duyệt của quốc hội thì triển khai được ngay, doanh nghiệp mới thu được lợi ích vàng. Phía Tập đoàn đưa ra các kiến nghị bao gồm phương pháp hỗ trợ nên nhanh, cách tiếp cận qua ít các bước xét duyệt thủ công mà dựa trên cơ sở dữ liệu tin cậy đang có.
Cơ hội nào cho cổ phiếu ngành thủy sản?
ABS kỳ vọng việc xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn sang thị trường châu Âu và Mỹ kể từ Q3/2020 với điều kiện dịch bệnh không bùng phát mạnh hơn.
CTCK An Bình (ABS) vừa đưa ra báo cáo cập nhật cơ hội, thách thức với ngành thủy sản Việt Nam. Theo báo cáo, trong quý 1/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,62 tỷ USD bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Những thị trường bị tác động giảm nhiều nhất gồm Trung Quốc, giảm 27%, EU giảm 16%, Hàn Quốc giảm 11% và ASEAN giảm gần 7%. Xu hướng của thị trường tiêu dùng thế giới thay đổi do tác động của dịch Covid-19, lệnh cấm, lệnh phong tỏa của nhiều quốc gia và nỗi lo sợ của người tiêu dùng khiến nhu cầu tiêu thụ trong phân khúc dịch vụ thực phẩm giảm mạnh.
Thu nhập của người tiêu dùng giảm nên tiêu thụ các sản phẩm cao cấp có xu hướng giảm, tác động giảm giá trung bình xuất khẩu các sản phẩm thủy sản. Trong các sản phẩm xuất khẩu cá tra giảm mạnh nhất trên 29%, mực bạch tuộc giảm 24%, cá ngừ giảm 10% trong khi xuất khẩu tôm còn duy trì mức tăng nhẹ 1,8%.
Triển vọng hồi phục từ quý 3/2020
ABS cho rằng 2020 là năm có những thuận lợi cho ngành thủy sản khi Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và EU (EVFTA) dự định hiệu lực sẽ giúp giảm thuế quan đối với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang châu Âu.
Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay tình hình xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, do thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, EU đều là các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh khiến tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 9,7% so với cùng kỳ 2019.
Các quốc gia cạnh tranh thủy sản chính với Việt Nam như Ấn Độ, Ecuardo phải phong tỏa cách ly chống dịch, giảm đáng kể đến 50% sản lượng sản xuất và xuất khẩu; Indonesia hay Philipines, Thái Lan cũng giảm khoảng 30%. Các nước này sẽ có độ trễ đáng kể hơn Việt Nam về phục hồi sản xuất để duy trì nguồn cung cho thế giới. VASEP cho rằng đây là cơ hội lớn cho thủy sản Việt Nam. Việc EU đã hoàn thành thủ tục nội bộ để Hiệp định EVFTA có hiệu lực trong tháng 7, ABS kỳ vọng việc xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn sang thị trường châu Âu và Mỹ kể từ Q3/2020 với điều kiện dịch bệnh không bùng phát mạnh hơn.
Theo ABS sẽ có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam sau khi xảy ra "chiến tranh" thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid -19 Các sản phẩm thủy sản tiện dụng (RTC và RTE) có giá trị gia tăng có xu hướng được ưa chuộng hơn trên thị trường thế giới. Các ngành hàng phụ trợ cho sản xuất thủy sản (sản xuất thuốc, hóa chất, bao bì vật tư, trang thiết bị, dụng cụ cho NTTS, chế biến,...) có cơ hội phát triển tại Việt Nam, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp thủy sản chủ động hơn trong sản xuất...
Cơ hội nào cho doanh nghiệp thủy sản?
ABS cho rằng ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp thủy sản đã hạ triển vọng kinh doanh trong năm 2020. Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa (UPCoM: KSE) lên kế hoạch lãi sau thuế 2020 giảm mạnh 83% so với kết quả năm trước, xuống chỉ còn 1.2 tỷ đồng và đưa ra kế hoạch tổng doanh thu đạt 60 tỷ đồng và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2 triệu USD. Cũng gặp khó khăn trong đầu ra, kế hoạch lãi sau thuế 2020 của Nam Việt (HOSE: ANV) giảm mạnh 72%, được kỳ vọng ở mức 200 tỷ đồng.
Mặt khác, do rào cản kinh tế - kỹ thuật ngày càng khắt khe với sản phẩm cá tra Việt Nam và gia tăng cạnh tranh trong khu vực, cùng với giá bán ngày càng có xu hướng giảm, Thủy sản MeKong (HOSE: AAM) lên kế hoạch lãi trước thuế 2020 giảm 40% (6 tỷ đồng) so với thực hiện năm 2019 và kế hoạch tổng doanh thu đi ngang (220 tỷ đồng).
Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) cũng lần đầu tiên đưa ra kế hoạch đi lùi, cho cả 2 kịch bản "cao" và "thấp". Với kế hoạch "thấp", doanh thu và lãi sau thuế 2020 của VHC giảm lần lượt 18% (6.450 tỷ đồng) và giảm 68% (800 tỷ đồng) so với kết quả 2019. Kế hoạch "cao" cũng không khá hơn bao nhiêu khi lãi sau thuế giảm 9% (1.063 tỷ đồng) và doanh thu chỉ tăng 9% (8.600 tỷ đồng).
Bên cạnh đó MPC tiếp tục lên kế hoạch lợi nhuận 2020 gấp 3 lần kết quả năm trước với 1.368 tỷ đồng lãi trước thuế. Phía MPC cho rằng Công ty có cơ sở để lên kế hoạch cao như thế, khi đã vạch ra những hoạch định cho năm 2020 như tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng Dự án Khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao nhằm để phát triển chuỗi giá trị tôm công suất trên 250.000 tấn thương phẩm/năm ở Kiên Giang. Đồng thời, MPC sẽ xây dựng sàn giao dịch tôm đầu tiên tại Việt Nam, nhằm xúc tiến thương mại và xây dựng nhà máy chế biến Minh Phú Thuận Yên với mô hình tự động hóa vào khâu sản xuất.
ABS cho rằng trong ngắn hạn, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đã được kiểm soát, doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc như VHC, ANV có thể sẽ khả quan hơn so với quý 1. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc giá bán thường thấp và dễ bị các nhà nhập khẩu ép giá khi nguồn cung dư thừa, nên có thể sản lượng tăng nhưng doanh thu tăng trưởng không tương xứng.
Ngược lại, EU và Mỹ là hai thị trường khó tính nhưng đơn giá xuất khẩu lại cao hơn Trung Quốc. EVFTA có hiệu lực trong tháng 7 sẽ giúp các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu lớn qua EU như FMC hưởng lợi. Xuất khẩu sang EU yêu cầu nhiều chuẩn mực về chất lượng khắt khe hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc, việc đạt được yêu cầu các chuẩn mực này cũng tạo được bước đệm để xuất khẩu nhiều hơn sang các thị trường khó tính như Mỹ.
Theo ABS, về dài hạn, khi dịch bệnh được kiểm soát thì sản lượng xuất khẩu thủy sản qua thị trường Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn. Các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu lớn sang Mỹ như MPC, FMC, VHC sẽ ghi nhận doanh thu xuất khẩu tích cực hơn kể từ quý 3 và quý 4 trở đi.
Muốn đi dài phải tái cấu trúc Covid-19 đã và đang tác động rất lớn tới nền kinh tế, không chỉ khiến các doanh nghiệp (DN) nhỏ khốn đốn mà các "ông lớn" cũng chật vật. Trong khủng hoảng sẽ có người thắng và kẻ thua. Tuy nhiên, thắng hay thua phụ thuộc vào cách các DN đối diện với khó khăn và đưa ra chính sách ứng phó. Nhiều...