Nhóm Bộ tứ thảo luận về biện pháp nối lại hòa đàm Trung Đông
Ngoại trưởng các nước Ai Cập, Jordan, Pháp và Đức nhóm họp tại Cairo ngày 11/1 trong nỗ lực mới nhất nhằm khôi phục các cuộc hòa đàm giữa Israel và Palestine, vốn đã bế tắc từ năm 2014.
Một khu định cư của Israel ở thị trấn Eizariya, Bờ Tây ngày 25/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố chung sau cuộc họp của nhóm Bộ Tứ nêu rõ, các bên đã thảo luận về “những bước đi tiềm năng để thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông” và nỗ lực hướng tới “nối lại tiến trình hòa bình đáng tin cậy giữa Palestine và Israel”.
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi cho biết các nước dự họp muốn “ngăn chặn mọi biện pháp có thể gây tổn thất cho giải pháp 2 nhà nước”. Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói các khu định cư của Israel ở Bờ Tây là “đi ngược với luật pháp quốc tế và nếu còn tiếp diễn sẽ làm giảm triển vọng về nhà nước Palestine”.
Đại diện bốn nước cũng bày tỏ sẵn sàng hợp tác với chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nhằm “tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hướng tới một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài”.
Video đang HOT
Nhóm bốn nước Ai Cập, Jordan, Pháp và Đức đã nhóm họp 2 lần trong năm ngoái. Các bộ trưởng cho biết cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức tại Paris, nhưng không cho biết thời gian cụ thể.
Các cuộc hòa đàm giữa chính quyền Palestine và Israel đã đình trệ từ năm 2014. Phía Palestine không chấp nhận Mỹ bảo trợ các cuộc đàm phán với Israel kể từ khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và dời Đại sứ quán Mỹ tại Israel đến thành phố này vào tháng 5/2018.
Jerusalem là thành phố linh thiêng đối với cả người Hồi giáo và người Do Thái. Sau cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, Israel đã chiếm Đông Jerusalem và sáp nhập vào lãnh thổ. Tuy nhiên, động thái này của Israel không được cộng đồng quốc tế công nhận. Người dân Palestine luôn coi Đông Jerusalem sẽ là thủ đô của Nhà nước Palestine trong tương lai.
Hàng chục nghìn người Hồi giáo biểu tình phản đối Pháp
Người Hồi giáo trên thế giới biểu tình phản đối Pháp ngày 30/10 sau khi Tổng thống Macron tuyên bố bảo vệ "giá trị tự do và tín ngưỡng"
Cảnh sát Pakistan phải dùng hơi cay để đẩy lùi những người biểu tình phá vỡ chốt an ninh tại thủ đô Islamabad. Những người biểu tình dự định tập hợp trước đại sứ quán Pháp tại Pakistan để phản đối việc in tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed. Nhiều cuộc biểu tình khác diễn ra tại thành phố Karachi, Lahore và Peshawar của Pakistan.
Hàng chục nghìn người tuần hành qua các con phố ở thủ đô Dhaka, Bangladesh, hô vang khẩu hiệu "tẩy chay sản phẩm của Pháp" và mang theo biểu ngữ gọi Tổng thống Emmanuel Macron là "kẻ khủng bố lớn nhất thế giới".
Nhiều người biểu tình đốt hình nộm Macron hoặc mang theo chân dung Tổng thống Pháp với nhiều chiếc giày xung quanh, biểu thị sự sỉ nhục nặng nề theo văn hóa đạo Hồi.
Người biểu tình phản đối Pháp tại thủ đôi Dhaka, Bangladesh, ngày 30/10. Ảnh: Reuters.
Tại một quận nơi nhiều dân Hồi giáo sinh sống ở Mumbai, Ấn Độ, khoảng 100 áp phích in hình Macron với chiếc ủng trên mặt và gọi Tổng thống Pháp là "con quỷ" được dán trên các vỉa hè cùng đường phố.
Lực lượng an ninh Lebanon sử dụng hơi cay để giải tán khoảng 300 người biểu tình, bao gồm nhiều người ủng hộ một đảng Hồi giáo dòng Sunni, khi họ tuần hành từ một thánh đường tới dinh thự của đại sứ Pháp.
Hàng nghìn người Palestine tập hợp sau buổi cầu nguyện ngày 30/10 tại thánh đường Al-Aqsam, địa điểm linh thiêng thứ 3 trong đạo Hồi và nằm tại khu phố cổ của Jerusalem, để phản đối Pháp vì tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed. "Một quốc gia do (nhà tiên tri) Mohammed lãnh đạo sẽ không bị đánh bại", người biểu tình hô vang.
Tại Ramallah thuộc Bờ Tây sông Jordan, người Palestine giẫm lên một quốc kỳ Pháp cỡ lớn và đốt nhiều lá cờ khác. Hàng trăm người Palestine tại Dải Gaza xuống đường biểu thình phản đối Pháp, hô khẩu hiệu "chúng ta sẽ làm trọn nghĩa vụ với nhà tiên tri bằng linh hồn và máu của mình".
Làn sóng phản đối Pháp và Tổng thống Macron gần đây lan rộng sau khi ông khiến nhiều quốc gia theo Hồi giáo tức giận vì ủng hộ xuất bản tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed, điều cấm kỵ đối với đạo Hồi.
Ngoại trưởng Pháp Le Drian ngày 30/10 cảnh báo người dân nước này đang đối mặt nguy hiểm "khắp nơi trên thế giới". Bình luận được đưa ra sau khi một số phần tử cực đoan thực hiện các vụ tấn công bằng dao tại Pháp, trong đó một thầy giá bị chặt đầu và ba người chết vì bị đâm dao.
Pháp cảnh báo công dân gặp nguy hiểm 'khắp mọi nơi' Ngoại trưởng Pháp Le Drian cảnh báo người dân nước này đang đối mặt nguy hiểm "khắp nơi trên thế giới" sau vụ đâm dao khiến ba người chết. "Cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ tấn công đã được chuyển tới mọi công dân Pháp ở nước ngoài, dù họ ở bất cứ đâu, vì nguy cơ xuất hiện ở khắp...