Nhồi máu cơ tim cấp ở người trẻ tuổi
Ngày 29/1, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công 1 trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trong đêm.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân Nguyễn Công Ch (38 tuổi) ở Vân Cơ – Việt Trì – Phú Thọ. Anh Ch đang ngủ thì giữa đêm xuất hiện khó thở và ngừng tuần hoàn đột ngột. Anh được người nhà đưa vào Bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu, glasgow 3 điểm, ngừng tim, ngừng thở, tím tái, đồng tử hai bên giãn tối đa, phản xạ ánh sáng âm tính.
Ngay lập tức người bệnh được các bác sĩ Khoa cấp cứu tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực. Ép tim, đặt ống nội khí quản, dùng thuốc trợ tim, sốc điện khử rung. Mọi thứ được tiến hành khẩn trương và tích cực, nhưng tình trạng của người bệnh quá nguy kịch, nhiều thời điểm tưởng chừng như không qua khỏi. Rất may sau đó khoảng 1 giờ đồng hồ bệnh bắt đầu có tim đập trở lại.
Mặc dù đã có tim đập trở lại nhưng tình trạng người bệnh còn quá nặng do quá trình ngừng tim kéo dài. Ngay sau đó, người bệnh được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc để tiếp tục điều trị. Tại thời điểm nhập Khoa, người bệnh đang trong tình hôn mê sâu, thở máy qua ống nội khí quản, sốc nặng mặc dù đã dùng 3 thuốc vận mạch, trợ tim liều cao, toan chuyển hóa suy đa cơ quan, có những cơn phù phổi rất nặng, bão hòa oxy hóa máu quá thấp SpO2 chỉ 40-50%.
Sau 24 giờ, tình trạng người bệnh bắt đầu có những chuyển biến tích cực, tình trạng sốc giảm, đã cắt được các thuốc vận mạch, bắt đầu có nước tiểu, tình trạng oxy hóa máu cải thiện và đặc biệt hơn khi “mở cửa sổ an thần” thì ý thức người bệnh có nhiều cải thiện, bắt đầu có những phản xạ với kích thích đau. Cuối đường hầm tăm tối đã bắt đầu có những tia sáng le lói. Hiện tại người bệnh đã ổn định hoàn toàn, tỉnh táo, tự thở tốt, không để lại di chứng về mặt thần kinh. Có thể ra viện trong một vài ngày tới.
Video đang HOT
Rét 8-10 độ C: Cảnh báo đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến huyết áp và nhịp tim thay đổi mạnh, là nguyên nhân dẫn đến cơn tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim cấp (do co mạch đột ngột).
Rối loạn chuyển hóa song hành với đột quỵ
Đang ăn cơm, cụ ông 85 tuổi ở Hà Nội bất người bị run tay rồi đánh rơi đũa. Tình trạng nhanh chóng diễn biến nghiêm trọng hơn: Hai chân cụ ông bước không vững, khụy xuống và không thể đi lại. Ngay lập tức ông được gia đình đưa đến Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) để cấp cứu.
BS Mai Đức Thảo, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, qua thăm khám cụ ông được chẩn đoán bị đột quỵ. May mắn là người nhà đưa đến Bệnh viện cấp cứu kịp thời nên tổn thương chưa nặng nề. Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhân đã có thể tự đi lại, cầm nắm.
BS Thảo thăm khám cho một bệnh nhân đột quỵ
Cũng theo chia sẻ của BS Thảo, cụ ông này đã mắc tiểu đường gần 30 năm qua. Bệnh nền này là một trong những yếu tố nguy cơ cho đột quỵ.
Một bệnh nhân khác là cụ ông 85 tuổi cũng ở Hà Nội, nhập viện ngày 15/12, trong tình trạng liệt nửa người, nói ngọng. Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Theo thông tin từ người nhà, cụ ông có tiền sử tăng huyết áp.
Trường hợp bệnh nhân này nếu không điều trị kịp thời có thể bị ngừng tuần hoàn, nguy hiểm đến tính mạng. Sau nửa tháng điều trị, bệnh nhân đã có thể ngồi dậy, nói chuyện bình thường.
Đây là 2 trường hợp điển hình bị đột quỵ trên nền bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa gây ra (cao huyết áp và tiểu đường).
BS Thảo cho hay: "Hầu như bệnh nhân cao tuổi nào cũng mắc rối loạn chuyển hóa. Có thể nói rối loạn chuyển hóa song hành với đột quỵ".
Cũng theo phân tích của chuyên gia này, tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ chảy máu não. Bên cạnh đó, tăng đường huyết, tăng acid uric, tăng mỡ máu lại gây cô đặc máu, xơ vữa thành mạch nên làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ ở người có bệnh nền
Người cao tuổi Việt Nam hiện nay có tỷ lệ ốm đau cao, tình trạng khỏe mạnh thấp. Theo thống kê, hiện tại có tới 60% người cao tuổi sức khỏe yếu và có tỷ lệ khá lớn rất yếu. Mỗi người cao tuổi mắc khoảng 3 - 6 bệnh nền, trong đó các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao.
BS Hà Thị Vân Anh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Hà Nội)
Để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ trong thời tiết giá rét hiện nay, theo BS Hà Thị Vân Anh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Hà Nội), ngoài tuân thủ điều trị, bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp có thể giảm rủi ro khởi phát cơn tai biến từ chính chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mình.
- Với bệnh nhân tiểu đường: Ngoài việc giảm đường, hạn chế mỡ, kiêng phủ tạng động vật..., cũng nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Những bệnh nhân sử dụng insulin càng phải chú ý chia nhỏ bữa, để tránh việc hạ đường huyết do dùng thuốc.
- Bệnh nhân cao huyết áp: Cần tuân thủ nghiêm ngặt việc hạn chế muối trong bữa ăn. Việc giảm muối tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Trong trường hợp cao huyết áp chưa có biến chứng suy tim thì bệnh nhân nên ăn khoảng 5g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối tinh). Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã có biến chứng suy tim, khẩu phần muối cần giảm xuống dưới 2g/ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân thủ nguyên tắc chung như: đảm bảo bữa ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng; hạn chế tối đa việc uống rượu bia; đảm bảo mặc ấm; không ra ngoài khi thời tiết quá lạnh; tránh sự thay đổi nhiệt độ hay tư thế đột ngột...
Đôi vợ chồng trẻ cãi nhau, người vợ bỗng ngã xuống sàn, đi cấp cứu cũng không qua khỏi: 4 thời khắc sinh tử trong cuộc sống mọi người cần lưu ý "Vào đêm muộn, một người đàn ông vội vàng đến phòng cấp cứu của bệnh viện, trên tay bế theo một người phụ nữ", tờ Aboluowang (Trung Quốc) mở đầu một bài báo đăng ngày 15/12. Đẩy cửa bước vào, anh ta quỳ trên đất và khàn giọng nói: " Bác sĩ ơi, cứu vợ tôi, xin hãy cứu cô ấy... ". Các...