Nhói lòng bác sĩ tham gia tuyến đầu chống dịch, mẹ mất không thể về chịu tang
Đang tham gia chống dịch tại BV Bệnh Nhiệt đới TW thì hai vợ chồng bác sĩ nhận được tin mẹ mất nhưng không thể về chịu tang.
Ngày 15/5, cộng đồng mạng xã hội facebook xúc động trước dòng trạng thái chia sẻ của một nữ bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Thời điểm bệnh viện đang tạm thời bị cách ly y tế, chị và các đồng nghiệp vẫn đang ngày đêm chiến đấu để giữ lại mạng sống cho các bệnh nhân COVID-19. Chị kể lại câu chuyện cặp vợ chồng phải gửi lại 2 con nhỏ nhờ bà ngoại trông để đi chống dịch, bà ngoại không may qua đời nhưng họ cũng không thể về chịu tang mẹ.
VTC News đăng lại những dòng chia sẻ đầy xúc động của nữ bác sĩ:
“Thứ 7, ngày thứ 10 cách ly. Các bạn đã bao giờ nhìn thấy một bác sĩ vừa khóc vừa khám cho bệnh nhân chưa?
Tôi của ngày hôm nay đấy!
Sáng, nhận được tin mẹ của một đồng nghiệp, một người em tại bệnh viện vừa qua đời đêm qua. Hiện, hai vợ chồng bạn ấy đều đang chống dịch tại bệnh viện, không về lo đám tang cho bà được. Nghĩ đến 2 đứa trẻ được bố mẹ gửi bà ngoại trông để đi chống dịch, giờ bố mẹ vẫn chưa về, bà thì không còn nữa, các cháu sẽ bơ vơ thế nào? Lòng trĩu nặng…
Trong buổi giao ban sáng thứ 7 ngày 15/5, cán bộ và nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương dành 1 phút mặc niệm chia buồn với gia đình bác sĩ có người thân vừa mất.
Đang họp giao ban bệnh viện, nhận được tin một điều dưỡng bị một bệnh nhân COVID-19 lao vào phòng hành chính khoa to tiếng, rồi bóp cổ vì bệnh nhân yêu cầu bạn ấy cung cấp số điện thoại của Giám đốc bệnh viện và bạn ấy đang cố giải thích là không có và chờ bạn ấy gọi điện thoại báo cáo lãnh đạo khoa. Nghĩ đến một nữ điều dưỡng chắc cao tầm 1m50, nặng khoảng bốn mấy cân đó bị bệnh nhân bóp cổ mà nước mắt không kìm lại được, cứ tuôn rơi…
Lúc đó, lại nhận được tin có bệnh nhân COVID-19 có diễn biến, cần thăm khám luôn. Vừa khóc, vừa mặc quần áo phòng hộ chạy ra buồng bệnh khám bệnh nhân…
Video đang HOT
Xử trí xong bệnh nhân, quay lại thấy các điều dưỡng lầm lũi đẩy xe cơm đi phát cơm cho các bệnh nhân cho cả người vừa bóp cổ đồng nghiệp của mình…
Làm sao để vững vàng bước tiếp đây??? Làm sao để trả lời được câu hỏi vì sao mình chọn công việc này???”.
Gần 1 tháng qua, từ khi đợt dịch COVID-19 thứ tư bùng phát, lực lượng y tế trên khắp đất nước gác lại trách nhiệm với gia đình, người thân, hy sinh hạnh phúc riêng để bám trụ nơi tuyến đầu chống dịch. Nhiều cán bộ y tế thâu đêm lấy mẫu xét nghiệm cho người dân vùng tâm dịch, họ cùng tổ công tác “gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng” để truy vết các trường hợp F1, F2…,có những nữ cán bộ y tế kiệt sức, ngất xỉu trong lúc làm việc sau cả ngày phải mặc bộ đồ bảo hộ kím mít giữa trời nắng nóng gần 40 độ C.
Những hình ảnh thương trào nước mắt đó khiến tất thảy đều nghẹn ngào, cảm phục và biết ơn!
Nhật ký bác sĩ bị cách ly: 'Cậu em bật tivi rồi ngồi đó mà mắt nhìn lên trần nhà...'
12h15. Thông báo chỉ đạo của ban giám đốc: Tạm thời cách ly toàn bộ khoa cấp cứu. Hai cô bé tự nhiên tu tu khóc. Một đứa bảo: Anh ơi sữa của em giờ làm thế nào. Trợn mắt trấn an chúng nó nhưng thực sự cay sống mũi.
Khu vực cách ly tại Bệnh viện Hữu nghị - Ảnh: N.Đ.K.
4 ngày trước, 20 y bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô được yêu cầu cách ly sau khi tiếp nhận vợ chồng giám đốc mắc COVID-19 (bệnh nhân 3633 và bệnh nhân 3634).
Những ngày cách ly thật nhiều cảm xúc, bác sĩ Nguyễn Đăng Khiêm, trưởng khoa, đã ghi lại nhật ký trong những ngày khó quên này.
Ngày thứ nhất
11h: Bệnh nhân (2 vợ chồng giám đốc) có test nhanh dương tính. Thông báo toàn khoa không ai di chuyển, bệnh nhân nằm lại, người nhà ở yên một chỗ.
12h: Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính khẳng định. Trong đầu mình lên phương án chuẩn bị cho anh em phong tỏa khoa, xây dựng khoa cấp cứu tạm thời.
12h15: Thông báo chỉ đạo của ban giám đốc: Tạm thời cách ly toàn bộ khoa cấp cứu. Hai cô bé tự nhiên tu tu khóc, một đứa bảo: "Bố ơi con nhớ cháu". Một đứa bảo: "Anh ơi, sữa của em giờ làm thế nào". Trợn mắt trấn an chúng nó nhưng thực sự cay sống mũi. Mấy chị già hơn thì bình tĩnh hơn, lên phương án chuẩn bị hậu cần.
13h45: Setup xong khoa cấp cứu "dã chiến", cắt cử người trông khoa mới tạm ổn.
16h: Chính thức chuyển bệnh nhân đi.
Báo chí bắt đầu đưa tin, tin nhắn tới tấp, trả lời không kịp. Thế mới biết ngành y vẫn là ngành được nhiều người quan tâm, yêu mến.
18h: Bữa cơm đầu tiên trong "khu cách ly". Lần đầu ăn cơm tối đông đến thế, may có phòng hành chính rộng, đảm bảo giãn cách, tất cả nhìn nhau, cũng ngậm ngùi ra phết. Chả ai sợ cho mình, nhìn mặt là biết, đa phần là nhớ gia đình, bần thần do "việc xảy ra nhanh hơn một cơn gió".
Thôi thì trách nhiệm lại phải "quán triệt": "Bệnh nhân này chúng ta chủ động nên khả năng nhiễm của cả khoa gần như là không có, nhưng chúng ta chấp nhận ở lại là vì sự an toàn cho bệnh viện, cho gia đình, cho cộng đồng, vui đi thôi vì mới chỉ là ngày đầu".
23h: Không ai buồn ngủ, trước đó là các cuộc gọi video call rộn ràng, giờ thì mỗi người một góc theo đuổi một suy nghĩ riêng. Hô anh em đi ngủ nhưng biết khó có thể có được giấc ngủ trọn vẹn đêm nay.
Ngày 2, 3, 4...
6h30: Mọi người thức dậy không phải vì chuông báo thức mà vì tin nhắn, gọi điện ra lấy đồ "tiếp tế". Chao ôi, chưa bao giờ khoa cấp cứu sống trong "nhung lụa" đến thế. Nào xôi, nào bánh giò, nào bánh mì, giò chả... Nghẹn ngào không thể nói thành lời vì tình cảm của gia đình, của anh chị em đồng nghiệp, của bệnh nhân.
Ai cũng gọi điện về nhà để mọi người ở nhà yên tâm đừng lo bị đói.
9h-11h: Giờ của những bà mẹ nhớ con. Tiếng nựng con, tiếng nhắc con học bài, tiếng dặn dò chồng (vợ) xôn xao. Sau đó là những khoảng lặng, những cái nhìn xa xăm đầy thương nhớ. Các anh chị có tuổi hơn một chút lại phải đóng vai trò "hoạt náo viên", kể chuyện tiếu lâm, tán phét, chém gió để tụi trẻ quên đi nỗi buồn chính đáng.
12h: Bữa chính. Ngồi nhìn nhau vì ăn vặt rả rích cả ngày rồi, hơn nữa từ sáng đến trưa đâu có làm gì mà đói, trái với ngày thường luôn làm việc với cường độ cao. Lại phải lấy "quyền" trưởng khoa để bắt mọi người phải ăn cho đảm bảo sức khỏe, không tăng cân không cho về nhà.
Có lẽ chưa bao giờ khoa cấp cứu lại có những bữa ăn cơm tập thể "yên ổn" đến lặng lẽ như thế này. Bình thường, dù là những buổi liên hoan thì bao giờ bữa cơm cũng bị gián đoạn, xáo trộn bởi không thể tách rời việc phục vụ bệnh nhân. Bữa cơm này được "yên ổn" nhưng có lẽ trong lòng mỗi người đều thấy đôi chút xốn xao.
14-18h: Một số hiện tượng lạ bắt đầu xuất hiện. Cậu em chả bao giờ đọc sách thì mượn sách đọc. Cậu thì chả mấy khi nghe nhạc thì bật nhạc lên nghe. Vài người thì đi đi lại lại trong khoảng hành lang hẹp mà chả biết nghĩ gì. Có cậu em bật tivi rồi ngồi đó mà mắt nhìn lên trần nhà...
19h: Bữa tối. Cô bé bác sĩ "nói nhiều" la lên: "Các anh chị đừng bày thức ăn nữa, em chán ăn lắm rồi". Cậu bác sĩ "háu ăn" nhất khoa thì nhìn bàn ăn dửng dưng: "Ơ, lại phải ăn à". Có lẽ tâm lý đang có nhiều chuyển biến.
Ai đó hỏi tôi, cách ly có gì vui không? Cách ly không sướng, không vui lắm đâu, muốn vui phải cố, nhưng có thời gian cho nhiều điều. Có thời gian để suy ngẫm hay nói cách khác là "sống chậm". Bạn sẽ thấy sự cởi mở, chân tình, chia sẻ hơn giữa mọi người trong tập thể.
Bạn sẽ thấy được sự quan tâm của người khác dành cho mình mà bình thường bạn tưởng như không có. Tinh thần đồng đội, sự tương thân, tương ái sẽ được lên một tầm cao mới. Một trải nghiệm trong đời chẳng thể nào quên.
Khi bạn ở một nơi mà tiền không để làm gì, bạn sẽ có được suy nghĩ tích cực hơn nhiều về cuộc sống, một cuộc sống mà cái đích không chỉ đơn thuần là vật chất.
Những ngày cách ly vẫn còn...
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 vẫn có khả năng bị lây, tại sao? GS.TS Nguyễn Văn Kính- chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm giải thích tác dụng của vắc xin, cũng như việc không thể trông chờ hoàn toàn vào vắc xin để chống dịch. Trong đợt dịch này, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 8 nhân viên y tế mắc Covid-19, trong đó mới chỉ có một bác sĩ được tiêm vắc...