Nhọc nhằn tìm chữ
Không may mắn như bạn bè cùng trang lứa khi mất cả mẹ cha nhưng nghịch cảnh, bất hạnh không làm các bạn chùn bước trên hành trình tìm con chữ.
Học sinh Trần Thị Mỹ Chinh – Ảnh: T.B.D.
Giữa trưa, chúng tôi tìm đến nhà Trần Thị Mỹ Chinh, dân tộc Mường, học sinh lớp 11A1 Trường THPT Trần Phú (xã Đắk Rô, Krông Nô, Đắk Nông). Chinh đang loay hoay nấu cơm. Đã mấy tháng nay, cô học trò nhỏ này phải tự xoay xở mọi việc ở nhà, rồi đến trường.
Bi kịch dồn dập
Trao 250 học bổng “ Ngăn dòng bỏ học” 19g hôm nay, 15-10, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk (Hùng Vương, TP Buôn Ma Thuột), báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn và Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk sẽ trao 250 học bổng “Ngăn dòng bỏ học” cho học sinh THCS, THPT tại năm tỉnh Tây nguyên gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng (50 suất/tỉnh) do Công ty TNHH P&G Vietnam và Metro Cash & Carry VN tài trợ. Mỗi suất học bổng “Ngăn dòng bỏ học” dành cho học sinh THCS trị giá 1,8 triệu đồng tiền mặt và học sinh THPT trị giá 2,7 triệu đồng tiền mặt như một phần hỗ trợ thêm cho các học sinh trang trải học phí, dụng cụ học tập. Ngoài ra các bạn còn được nhận quà từ đơn vị tài trợ và báo Tuổi Trẻ. Học bổng “Ngăn dòng bỏ học” năm 2011 cho học sinh năm tỉnh Tây nguyên thuộc chương trình Vì ngày mai phát triển lần thứ 303 của báo Tuổi Trẻ. Đ.T.DUY
Mẹ mất vì tai nạn giao thông khi Chinh đang học lớp 5. Bao nhiêu vất vả đổ dồn lên vai bố. Năm 2009, khi đang thi môn cuối của kỳ thi chuyển cấp lên lớp 10, Chinh tiếp tục nghe tin bố rơi xuống suối và mất… Hai chị em gái bơ vơ trong căn nhà vắng, rau cháo nuôi nhau tiếp tục đến trường. “Chị vừa học xong lớp 12 nhưng không thi đại học mà đi làm kiếm tiền cho mình đi học”, Chinh cho biết.
Tương tự hoàn cảnh của Chinh, bạn Nguyễn Thị Nhung – học sinh lớp 11B2 Trường THPT Phan Bội Châu, TP Pleiku, Gia Lai – cũng mồ côi khi đường học còn dài. Mẹ bị bệnh nằm liệt giường hơn mười năm, ba một mình lam lũ nuôi cả gia đình bằng nghề thợ hồ. Hai chị em lăn lóc lớn lên trong khó khăn và thiếu thốn nhưng đều chăm học. Năm 2009 ba mất vì bệnh tiểu đường và ung thư phổi, hai năm sau mẹ cũng theo ba trong đớn đau và túng bấn.
Bà Nguyễn Thị Chanh – trưởng ban công tác phụ nữ tổ dân phố 17, phường Đống Đa, TP Pleiku, ở gần nhà Nhung – cho biết: “Vì mẹ yếu nên ngoài giờ học, Nhung giúp mẹ tưới rau, nuôi heo, vậy mà cháu học giỏi nhất khu phố, năm nào cũng là học sinh xuất sắc. Ngoài những người bà con của cháu, ở tổ dân phố cũng vận động thêm bà con giúp hai cháu ít gạo mỗi tháng…”.
Quyết không bỏ học
Từ khi mẹ mất, hai chị em Nhung côi cút trong căn nhà vắng lặng thay nhau bữa sớm bữa trưa, cùng đến trường. Gia đình bên nội cũng nghèo, có người bác ruột ở gần nhưng tật nguyền và cũng phải làm thuê kiếm sống, thương cháu phải giấu trong lòng.
Video đang HOT
Thấy cháu còn nhỏ đã thiếu thốn tình cảm mẹ cha, thiếu luôn cả cơm gạo mỗi ngày nhưng rất ham học nên chị Nguyễn Thị Thu Nghiệp (dì của chị em Nhung) đưa cháu về nuôi vì “không thể đứng nhìn cháu bơ vơ”.
Ở nhà dì dượng, ngoài giờ học Nhung giúp làm việc nhà, dạy mấy em học bài, thỉnh thoảng về nhà thắp hương cho ba mẹ.
Nói về tương lai của mình Nhung cho biết: “Từ nhỏ đến lớn vì ba bận đi làm kiếm tiền, mẹ đau yếu nên mọi việc mình đều tự lo. Ngoài việc học mình nuôi heo, trồng rau để có thêm chút tiền. Mình cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành bác sĩ cho ba mẹ vui, thế mà…”. Dù có thể có ngày đó nhưng ba mẹ không còn nữa… Dù không may mắn bằng các bạn nhưng dường như với những khó khăn trước mắt, Nhung càng thêm quyết tâm không bỏ học.
Cô Nguyễn Thị Thu Hằng, giáo viên chủ nhiệm của Nhung, cho biết dù gặp nhiều khó khăn và hụt hẫng trong cuộc sống nhưng Nhung lại là học sinh luôn chủ động hoàn thành công việc học tập và phong trào của lớp, trường. Cô Trác Thị Thanh Hải, hiệu trưởng nhà trường, nói thêm: Nhung là một trong hơn 10 học sinh học giỏi nhất trường, có cá tính mạnh mẽ.
Trong khi đó, nói về hoàn cảnh chị em Chinh, cô Lê Thị Chung, hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, cho biết hai chị em Chinh mồ côi, rất khó khăn và thiếu thốn, cả trường ai cũng biết. Chị của Chinh – Mỹ Trang cũng là học sinh khá nhưng hiện phải nghỉ học nuôi em.
Mỹ Chinh chia sẻ: “Giờ chỉ còn hai chị em nương tựa nhau, vì khó khăn chị gác lại ước mơ vào đại học để kiếm tiền nên mình tự hứa phải luôn cố gắng. Nhiều lúc ở nhà một mình rất sợ và buồn nhưng nghĩ về những vất vả của chị và mong muốn sau này có một cuộc sống khác, mình phải tự vượt qua. Chưa bao giờ mình nghĩ tới việc nghỉ học dù cuộc sống hiện tại rất khó khăn”.
TRUNG TÂN
Theo GDVN
Bài 3: Nỗi khốn khổ của các "bóng lộ"
Với các "bóng kín", việc che giấu còn khả thi. Nhưng với các "bóng lộ", bi kịch của họ là luôn bị soi mói, bình phẩm với lời lẽ miệt thị, thậm chí có người còn mong muốn có riêng dịch vụ y tế dành cho giới tính thứ 3 bởi khi đi viện, họ không biết phải vào buồng dành cho bệnh nhân nam hay nữ cho phải.
Luôn trong tầm ngắm
Hiện đang sinh họat tại câu lạc bộ K.V.S. (một câu lạc bộ dành cho người đồng tính nam ở Hà Nội), N.T.Tr - một "bóng lộ" chính hiệu, luôn ăn mặc chải chuốt như con gái, giọng nói ẻo lả không thể che giấu đã thổ lộ: "Ai là bóng kín còn đỡ, là bóng lộ như tôi thật khổ hết mức".
Sở dĩ nói như vậy vì lúc nào Tr. cũng trong "tầm ngắm" để bình luận của mọi người, từ cách đi lại, nói năng, ăn uống, v...v... Thậm chí, nhìn thấy cậu từ xa là mọi người đã bắt đầu chỉ trỏ, xì xào.
"Cứ như kiểu tôi rất khác người, cái sự khác người không theo nghĩa tích cực", Tr. buồn bã nói.
Đồng tính nam "bóng lộ" gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống bởi sự kì thị của cộng đồng đã ngăn cản họ tiếp cận các dịch vụ thiết yếu (Trong hình là 2 đồng tính nam kết hôn ở TP HCM năm 2007. Sau khi kết hôn, họ đã sang Canada định cư vì đất nước này đã cho phép hôn nhân đồng tính được tồn tại. Ảnh minh họa: Internet)
Vì thế, những "bóng lộ" như Tr. có một khát khao mãnh liệt (ngoài khát khao mong được chấp nhận), đó là muốn phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Sinh hoạt cùng câu lạc bộ với Tr. là N.V.M. Nhìn M. không ai bảo cậu là con trai vì cậu có bộ ngực nảy nở, khuôn mặt khá mềm mại nữ tính (tất nhiên là không thể che chắn được hết những nét đàn ông), giọng nói êm ru...
Tr. cho biết M. đã sang Thái Lan làm phẫu thuật để được trở thành đàn bà, tránh sự soi mói của dư luận (dù về bản chất bên trong thì M. vẫn là đàn ông).
Sau những cuộc đại phẫu, cuối cùng ước muốn của M. cũng thành hiện thực. Cậu đã tiêu tốn vào đây không ít tiền của. Nhưng vì gia đình có điều kiện nên M. đã được hỗ trợ rất nhiều. Kể từ khi phẫu thuật thành công, cuộc đời M. rẽ sang một hướng hoàn toàn khác.
Khi được hỏi về nguyện vọng phẫu thuật để chuyển đổi giới tính, Tr. cho biết cậu rất muốn, nhưng còn băn khoăn nhiều vì vấn đề kinh phí không cho phép.
Tuy nhiên, điều "khó nói" là sau khi phẫu thuật, các trường hợp như M., Tr. vẫn gặp không ít rắc rối vì vẻ ngoài là con gái nhưng thực chất tên tuổi, giới tính ghi trong hồ sơ, tiểu sử lại vẫn là con trai!
"Có lần tôi đi làm giấy tờ để vay vốn ngân hàng mà không làm nổi vì nhìn tôi ở ngoài đời và tôi ở trong hồ sơ không có một điểm nào chung. Thậm chí người làm chứng minh thư cho tôi cũng yêu cầu tôi phải cắt tóc, ăn mặc như con trai họ mới chịu làm", Tr. thuật lại.
Có bệnh cũng không dám đi khám
Anh N. (Hà Nội) phát hiện mình bị đồng tính (bóng lộ) được 3 năm nay. Chính vì điều này, suốt 3 năm qua, anh chưa 1 lần đến bệnh viện dù bị mắc nhiều bệnh.
Khi hỏi lý do, N. lý giải: "Nhiều lúc có bệnh nhưng em không dám đi khám vì đến bệnh viện ngại lắm. Mình như thế này cũng chẳng biết vào phòng khám nam hay phòng khám nữ nữa. Thế là đành phải chịu đựng thôi".
Chính vì tâm lý như anh N. nên nhiều người đồng tính phải tìm đến cơ sở y tế tư nhân để tránh sự chê cười, kỳ thị.
"Đi chữa bệnh người ta khinh lắm, bạn tình của tôi cũng rất ngại. Có lần đi khám, nhìn thấy tôi bị sùi mào gà thì thái độ của bác sỹ cũng khác hẳn", anh N. nói.
Theo nghiên cứu của Trung tâm phòng chống STDs/HIV/AIDS (SHAPC), trong số gần 1.000 người đồng tính được hỏi ở 5 tỉnh thành thì có tới 86% cho biết họ muốn có dịch vụ khám chữa bệnh thân thiện hoặc dành riêng cho các "bóng lộ" để họ không gặp phải các rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế.
Anh Huy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ánh sao đêm (một câu lạc bộ của những người đồng tính ở Đà Nẵng) chia sẻ: "Ngay khi bước qua cánh cổng bệnh viện là họ đã bị kỳ thị, chỉ trỏ, xầm xì, thậm chí từ chối khám bệnh vì con trai nhưng lại ăn mặc, trang điểm như con gái...".
Không dám đến bệnh viện để khám chữa bệnh, nhiều đồng tính nam đã chọn giải pháp tự mua thuốc điều trị.
Anh N. cho biết: "Tôi thường để bệnh tự khỏi. Nếu bệnh nặng thì tự đi mua thuốc để điều trị hoặc đến các phòng khám tư nhỏ nhỏ chứ không dám đến bệnh viện".
Chính sự kỳ thị của bác sĩ và sự kỳ thị của bản thân đồng tính nam dẫn đến những rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế ở nhóm đồng tính nam.
Việc giấu giếm bệnh không điều trị kịp thời rất dễ làm tăng sự lây lan bệnh cho bạn tình và cộng đồng, nếu họ không sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
Từ những thực tế trên cho thấy, người đồng tính vẫn còn rất gian nan để được "tự khẳng định mình" và không bị xã hội kỳ thị, đối xử thiếu công bằng.
Theo VietNamNet
Bài 2: Bi kịch khó nói của những 'bóng kín' Khó khăn lớn nhất của người đồng tính nam là tìm được bạn tình. Bởi vậy, có nhiều người đồng tính nam đã tự đi bán dâm cho nam giới để vừa giải quyết nhu cầu sinh lý, vừa kiếm tìm bạn tình (cũng là nam giới) phù hợp. Không thể tìm kiếm bạn tình Với người đồng tính nam "bóng lộ", việc...