Nhọc nhằn nghề gieo chữ nơi rẻo cao Sơn La
Mỗi ngày, các cô giáo nơi rẻo cao Sơn La phải vượt qua những con đường gập ghềnh, những ngọn núi cheo leo để đến trường. Tuy nhiên, những khó khăn trên hành trình đó không thể ngăn các cô đến với học trò vùng cao thân thương.
Cán Tỷ là một trong những điểm trường nằm xa trung tâm nhất của trường mầm non xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu. Lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng, lớp học mầm non là ngôi nhà duy nhất ở khu vực này. 40 học sinh thuộc 3 độ tuổi khác nhau, nhưng chỉ có duy nhất một giáo viên đứng lớp.
Cô giáo Sùng Thị Pà năm nay 24 tuổi, mới vào nghề được hơn 2 năm thì cũng chừng ấy thời gian là công tác ở điểm trường lẻ. Một mình, một điểm trường, lại ở nơi hoang vu cách xa nhà dân, nếu không có sự kiên cường nhiều người sẽ nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Nhưng với cô giáo Pà dù vất vả đến mấy, nhưng cô vẫn tìm cách để vượt qua.
Cũng là giáo viên mầm non ở xã Long Hẹ, nhưng cô giáo Hờ Thị Dua đã có thâm niên hơn 10 năm công tác ở trường học vùng cao, không có điểm trường nào là cô chưa có mặt. Cô thấu hiểu hơn ai hết sự khó khăn, vất vả của học sinh cũng như điều kiện thiếu thốn trong quá trình giảng dạy. Do các em còn nhỏ, việc nghe và nói tiếng phổ thông chưa tốt nên quá trình giảng dạy cũng vất vả hơn nơi khác. Để các em có thể hiểu được, cô giáo vừa phải nói tiếng phổ thông, vừa giảng giải lại bằng tiếng dân tộc. Trong cùng một lớp nhưng giáo viên phải giảng dạy nhiều chương trình khác nhau để phù hợp với độ tuổi của các em.
Trường mầm non xã Long Hẹ ngoài khu trung tâm trường còn có 4 điểm lẻ. Khoảng cách từ trung tâm đến điểm xa nhất là hơn 40km. Ở các điểm lẻ, hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, có những nơi chưa được cấp điện. Bậc học mầm non với đặc thù chỉ có giáo viên nữ, nên khi công tác ở vùng cao lại càng vất vả hơn.
Dù điều kiện công tác vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng điểm chung của những cô giáo vùng cao đó là tình yêu thương học trò. Nhờ có động lực đó, họ vẫn luôn cố gắng hết mình bám trường, bám bản. Để trên những rẻo cao ngày ngày vẫn vang lên tiếng hát, tiếng cười của cô trò nơi đây./.
Theo Vnews
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gặp mặt các "Nhà giáo của năm"
Tối 16/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi gặp mặt các thầy cô giáo được tôn vinh trong chương trình "Nhà giáo của năm" năm 2019.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng các "Nhà giáo của năm" năm 2019.
Tại buổi gặp mặt các thầy giáo, cô giáo tiêu biểu của năm 2019 do Công đoàn giáo dục Việt Nam bầu chọn đã chia sẻ những tình cảm, tâm huyết và kỷ niệm vui, buồn trong nghề nghiệp của mình.
Nhiều thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã không giấu được niềm tự hào trong hành trình mang con chữ đến với trẻ em nơi đây.
Nhiều sáng kiến, kinh nghiệm vượt khó của các thầy giáo, cô giáo "cắm bản", "bám trường" cũng đã được chia sẻ: Đó là những buổi vượt hàng chục cây số để vận động các em đến lớp; Là những cách làm hay để truyền giảng bài học cho các em học sinh là con em người dân tộc ít người, vùng đặc biệt khó khăn được tốt hơn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe và chia sẻ với các thầy cô.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, mỗi thầy giáo, cô giáo được tôn vinh "Nhà giáo của năm" năm 2019 là những tấm gương sáng trong đội ngũ cả triệu tấm gương thầy cô của ngành giáo dục nước nhà.
Bộ trưởng mong muốn, trong thời gian tới, những thầy giáo, cô giáo tiêu biểu có mặt tại buổi gặp mặt là những hạt giống để nhân lên những tấm gương tích cực, những kinh nghiệm hay, bài học quý trong dạy và học để đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Bộ trưởng chia sẻ, cũng từng là thầy giáo đứng trên bục giảng, do đó Bộ trưởng rất thấu hiểu những nỗi vất vả của thầy cô trong sự nghiệp "trồng người". Bản thân Bộ trưởng cũng từng trực tiếp đi đến nhiều vùng khó khăn của đất nước, chứng kiến sự khó khăn, vất vả của các thầy cô và các em học sinh trong hoạt động dạy và học.
Chỉ có sự tâm huyết, đam mê truyền lửa mới có thể giúp các thầy cô vượt qua những khó khăn để không chỉ dạy con chữ, kiến thức mà còn dạy cho các em học sinh những kỹ năng sống, giúp các em trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng quà các thầy giáo, cô giáo.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn, buổi gặp mặt các thầy giáo, cô giáo tiêu biểu của năm sẽ trở thành hoạt động thường niên để được trực tiếp lắng nghe những tâm tư,chia sẻ.
Qua đó, giúp Bộ trưởng có những chỉ đạo, điều hành chính sách phù hợp, kịp thời để các thầy giáo, cô giáo có những bài giảng hay, những cách làm sáng tạo trong truyền thụ kiến thức cho học sinh, nhất là trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà như hiện nay.
Thế Đại
Theo GDTĐ
Còn đó những thầy cô bỏ phố đến buôn làng Còn nhớ, ngày đầu năm học, bộ ảnh cô giáo trẻ xinh xắn với buổi lễ khai giảng đơn sơ nhưng ấm cúng, giản dị trên một điểm trường vùng cao huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam trở thành bức ảnh đẹp và xúc động nhất trong ngày toàn dân đưa trẻ đến trường... Dù cuộc sống đã đổi thay, nhưng vẫn...