Nhọc nhằn kiếm chữ giữa vùng vàng tặc từng thống trị
Trọ học trong những lán tồi tàn do dân dựng, khó khăn, thiếu thốn những ngày kiếm chữ của học sinh vùng cao huyện Thạch An ( Cao Bằng) chưa bao giờ yên ả.
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhiều khu vực đồi núi nằm trên địa bàn huyện Thạch An (Cao Bằng) được dư luận đồn thổi là có nguồn vàng bất tận.
Một thời, nhiều thợ vàng, bưởng vàng từ khắp mọi nơi, đặc biệt là các “thầy vàng” đến từ tỉnh Thái Nguyên, chen nhau đổ về mua đất, dựng lán, liên kết với người dân bản địa tìm cơ hội tận thu vàng bằng mọi cách để làm giàu bất chính.
Cho đến tận thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Thạch An vẫn chưa có cơ sở nào được cơ quan chức năng nào có thẩm quyền cấp phép khai thác càng chính thống.
Cơn bão vàng tặc đi qua, nhiều xã của Thạch An vẫn còn rất nhiều khó khăn vì những hệ lụy để lại.
Để thay đổi vùng đất này, nhiều vị phụ huynh đã ý thức được việc cho con mình kiếm lấy con chữ vươn mong vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
Thế nhưng, những ngày kiếm chữ của các em còn quá nhọc nhằn.
Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam ghi nhận một số hình ảnh tại cư xá trọ học của các em học sinh trường liên cấp Trung học phổ thông Canh Tân (Thạch An, Cao Bằng):
Cách nhà 7km đường núi, không có nhiều tiền để trọ học, em Nông Thị Minh Phương lớp 7A phải trọ học cách trường 3km, mọi di chuyển của em chủ yếu là đi bộ. Bàn học được tận dụng bằng mọi thứ, miễn là có mặt phẳng để em đặt sách vở.
Ngoài giờ học, các em phải tự đi kiếm củi, tự nấu ăn lo mọi sinh hoạt sau giờ lên lớp.
Video đang HOT
Cảnh đơn sở nơi cư xá của Minh Phương.
Một phòng trọ thế này trường có 3 đến 4 em cùng ở, với giá chỉ vài trăm nghìn cho 1 năm học. Nhưng số tiền đó với các em cũng là cả một vấn đề lớn.
Tuy tuềnh toàng, điều kiện còn khó khăn nhưng các em học sinh ở trường Trung học phổ thông Canh Tân vô cùng hiếu học.
Cư xá trọ học nằm ngay giữa lòng núi.
Đường vào cư xá của các em là những lối mòn.
Bàn Văn Mạnh, học sinh lớp 10A trường Trung học phổ thông Canh Tân, nhà Mạnh cách trường 27km. Mới học lớp 10 nhưng Mạnh cũng đã có 5 năm đi trọ học. Giá thuê phòng trọ này của Mạnh là 500 ngàn đồng/năm.
Tuy thiếu thốn nhưng các em rất gọn gàng.
Cư xá của các em ẩm thấp, mua Đông thì lạnh mùa hè thì muỗi.
Ngày từ nhỏ, nhiều em đã phải xa nhà đi trọ học để kiếm lấy con chữ giữa đại ngàn.
Để có được phòng trọ có tường xây, Bê Thị Niệm, học sinh lớp 7A phải mất 600.000 đồng/năm.
Tuy mới lớp 7, nhưng Niệm và các bạn đã biết tự chăm sóc bản thân khi xa nhà trọ học. Cô bé nhiều năm liền đạt học sinh khá giỏi.
2 cô bạn trong căn phòng trị giá 600.000 đồng/năm. Nước uống được lấy từ suối, bàn học được tận dụng từ bất kể thứ gì.
Vượt qua những khó khăn, thầy và trò trường Trung học phổ thông Canh Tân vẫn đang đảm bảo công tác dạy và học.
Theo giaoduc.net.vn
Thi viết "Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu"
Ngày 7/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu" năm 2018.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Thị Nghĩa chia sẻ, lễ khai giảng năm học mới của học sinh cả nước vừa diễn ra trong không khí vui tươi, ấm áp.
Hình ảnh thầy cô và các em học sinh vùng lũ, vùng khó khăn khắc phục thiếu thốn để đến trường còn đọng lại trong tâm trí mỗi người thật nhiều xúc cảm.
Thầy cô không chỉ là người truyền kiến thức mà con là người truyền cảm hứng, là người luôn cống hiến và hi sinh cho thế hệ trẻ.
Ngày 7/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu" năm 2018. (Ảnh: Linh Hương)
"Thầy cô của chúng ta luôn là tổng hòa những ấm áp, dịu dàng và cả những khắt khe, nghiêm khắc để chúng ta trưởng thành.
Hãy cùng lắng lại, cảm nhận và dành những tình cảm tốt đẹp nhất về những người đã dìu dắt chúng ta nên người.
Hãy sẻ chia những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô của mình, thầy cô của con em mình và lan tỏa thêm những yêu thương, kính trọng về những tấm gương nhà giáo, lan tỏa những sắc hương và ý nghĩa cho xã hội", Thứ trưởng Nghĩa nói.
Ban tổ chức cuộc thi mong muốn, các bài viết phản ánh tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với các thầy, cô giáo và mái trường mến yêu, góp phần nâng cao tính giáo dục, khơi gợi niềm tự hào của mỗi học sinh, sinh viên với thầy, cô giáo và mái trường.
Tác phẩm dự thi tập trung vào một hoặc một số nội dung:
- Những ấn tượng sâu sắc về thầy/cô giáo mà tác giả yêu quý, ngưỡng mộ hoặc những tác động, ảnh hưởng đặc biệt của thầy/cô giáo tới việc học tập, nhận thức, làm thay đổi cuộc sống của cá nhân tác giả.
- Những tình huống sư phạm tiêu biểu, điển hình và cách giải quyết các tình huống ấy của thầy/cô giáo mà tác giả đã từng gặp hoặc trải qua, thể hiện năng lực nghề nghiệp, khả năng sáng tạo cũng như tình cảm của thầy/cô giáo đối với học sinh, đối với nghề.
- Những kỷ niệm, những ấn tượng, tình cảm gắn bó sâu sắc đối với ngôi trường mà tác giả hoặc bạn bè, người thân của tác giả đã và đang theo học.
Thể loại và hình thức trình bày của các tác phẩm dự thi:
- Các tác phẩm dự thi phải viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (chấp nhận các hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có).
- Các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4, cỡ chữ 14, font chữ Time NewRoman.
- Thông tin về tác giả và tác phẩm dự thi ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi để Ban tổ chức làm phách khi chấm.
- Các tác phẩm dự thi chưa đăng tải trên sách báo, chưa công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào hoặc gửi dự thi ở các cuộc thi khác do Bộ, Ngành trung ương tổ chức tính đến ngày gửi đến Ban Tổ chức (theo dấu bưu điện). Tác giả dự thi phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác về nhân vật và nội dung bài dự thi của mình.
Cơ cấu giải thưởng:
Có 21 giải cá nhân và 02 giải tập thể sẽ được chọn và trao cho các tác phẩm dự thi xuất sắc, trong đó:
- 02 giải thưởng sẽ được trao cho các tập thể có nhiều tác phẩm dự thi đạt chất lượng tốt, bao gồm: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp; 5.000.000đ tiền thưởng và 01 khóa tập huấn cho giáo viên (với nội dung "Nghệ thuật tạo cảm hứng tích cực cho học sinh" hoặc "Nâng cao kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh").
- 21 giải thưởng chính thức sẽ được trao cho các cá nhân, bao gồm:
01 giải Nhất: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 10.000.000đ tiền thưởng;
02 giải Nhì: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 7.000.000đ tiền thưởng;
03 giải Ba: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 5.000.000đ tiền thưởng;
15 giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và 2.000.000đ tiền thưởng.
Lễ tổng kết và trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào dịp cuối năm 2018.
Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: từ ngày phát động cuộc thi cho đến hết ngày 25/11/2018 (các tác giả gửi qua đường bưu điện, Ban tổ chức sẽ căn cứ vào dấu bưu điện nơi gửi).
Địa chỉ nhận bài dự thi:
- Đối với tác phẩm gửi bằng bản cứng, qua đường bưu điện: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tòa nhà 8C, ngõ 30 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngoài phong bì ghi rõ Bài dự thi cuộc thi viết "Những kỉ niệm sâu sắc về thầy/cô và mái trường mến yêu" năm 2018.
- Đối với tác phẩm gửi bằng bản điện tử: nguyenhuong@moet.gov.vn, tiêu đề thư ghi rõ Bài dự thi cuộc thi viết năm 2018.
Theo giaoduc.net.vn
Đối xử với nhà đầu tư giáo dục như vậy, Nghệ An muốn nhận lấy điều gì? Ông Chưởng cho rằng: "Hồ sơ thủ tục quá nhiều, nhiều vòng thanh tra, kiểm tra, vừa rồi hủy quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đã khiến chúng tôi rất mệt". Tiếp tục câu chuyện về tâm thư của các cô giáo quỳ lạy để bảo vệ trường khỏi đóng cửa, ngày 6/9, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt...