Nhọc nhằn gùi chữ l.ên đ.ỉnh Măng Rơi

Theo dõi VGT trên

“Những ngày đầu vào công tác là những chuỗi ngày nước mắt chảy dài khi màn đêm buông xuống, cái cảm giác nhớ nhà, nhớ người thân lại ùa về…” , cô Hoàn Thị Lý, giáo viên Trường THCS Ngọc Yêu, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum tâm sự.

Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum là địa phương đặc biệt khó khăn trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội… của tỉnh. Chính vì vậy, việc gieo con chữ của những giáo viên Trường THCS Ngọc Yêu nơi đỉnh đèo Măng Rơi đến với học sinh (HS) đồng bào Xê Đăng là cả một hành trình đầy thách thức của lòng dũng cảm.

Nhọc nhằn gùi chữ l.ên đ.ỉnh Măng Rơi - Hình 1

Các giáo viên A Phương (áo xanh) vất vả trên con đường vào Ngọc Yêu.

Từ trung tâm hành chính huyện Tu Mơ Rông vào đến Trường THCS Ngọc Yêu chỉ chừng 30 km, nhưng chúng tôi phải “bò” mất gần 3 tiếng đồng hồ, với những con dốc thẳng đứng và đèo uốn lượn quanh co vô cùng nguy hiểm. Không chỉ vậy, vào mùa mưa, vào Ngọc Yêu là một thách thức lớn, bởi 3 năm trước, quãnh đường dài 7km vào xã đã bị mưa lũ vùi lấp hoàn toàn do sạt lở, và cái “án” này nó vẫn lơ lửng khi mùa mưa đến. Chính vì vậy, chúng tôi đã đến Ngọc Yêu – nơi có những thầy, cô giáo ngày ngày gieo chữ cho HS nghèo vì sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Cả Trường THCS Ngọc Yêu có 17 thầy cô giáo và 206 HS người dân tộc Xơ Đăng, tỉ lệ HS khá 18 em chiếm 7,96%; tỉ lệ HS bỏ học 7 em chiếm 3,09%; tỉ lệ HS ở lại lớp 11 em chiếm 4,86%. Trong đó có 14 thầy cô giáo được tăng cường từ nơi khác đến và 4 thầy cô giáo là người địa phương. Thế nhưng, qua thời gian, cuộc sống khó khăn nơi xa xôi hẻo lánh, đã làm cho họ như già đi trước t.uổi…

Nhìn cô giáo Hoàng Thị Lý chúng tôi cứ ngỡ cô đã ngoài 30 nhưng hỏi ra mới biết cô năm nay mới 26, cô sinh ra và lớn lên tại huyện Đăk Tô, Kon Tum. Sau khi tốt nghiệp cô tình nguyện vào Ngọc Yêu công tác. Sau mỗi buổi dạy học, nếu không đi về nhà phụ đạo cho các em HS yếu thì cô cũng chẳng biết làm gì ngoài việc soạn giáo án cho ngày mai và lấy chiếc ti vi làm bạn tri kỷ.

Cô Lý cho biết: “Mặc dù đã xác định tư tưởng vào dạy học nơi đây sẽ vô cùng khó khăn, vất vả nhưng những gì thực tế xảy ra ở đây lại vượt xa trí tưởng tượng của mình. Những ngày đầu vào công tác là những chuỗi ngày nước mắt chảy dài khi màn đêm buông xuống, cái cảm giác nhớ nhà, nhớ người thân lại ùa về. Thế nhưng sống và gắn bó cùng các em HS và người dân thì lại cảm thấy được sự chân thành và hiếu học của các em học sinh người Xơ Đăng. Nếu sau này chuyển công tác đến vùng thuận lợi hơn thì kỷ niệm về các em HS nơi đây sẽ mãi mãi được mình gìn giữ và trân trọng”.

Video đang HOT

Nhọc nhằn gùi chữ l.ên đ.ỉnh Măng Rơi - Hình 2

Thầy giáo trẻ Mai Quốc Phượng trong một giờ lên lớp.

Thầy giáo trẻ Mai Quốc Phượng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Bình đầy nắng và gió, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH SP Đà Nẵng năm 2010, thầy đã tình nguyện vào Ngọc Yêu công tác. Thầy Phượng thành thật chia sẻ: “Thật sự điều kiện dạy học và sinh hoạt trong này quá khổ so với một số vùng khác, cái đó em ấn tượng ngay từ việc nhìn con đường dẫn vào trường. Đang sống cuộc sống phồn hoa nơi đô thị vào trong này thấy nhớ quá cảnh phố thị nên nhiều khi muốn bỏ ra ngoài phố. Sau một thời gian công tác, em nhận thấy tình cảm và tinh thần học tập của các em HS rất hăng say em lại không nghĩ đến việc từ bỏ việc dạy học ở nơi đây nữa. Trong này, dù trời mưa to đến mấy thì các em HS cũng đội mưa đến trường để học bài chứ không bỏ học khi chưa có sự cho phép của nhà trường. Các em HS ham học là động lực để cho chúng em tiếp tục gieo chữ ở vùng đất khó này”.

Nhọc nhằn gùi chữ l.ên đ.ỉnh Măng Rơi - Hình 3

Học sinh chăm ngoan chính là động lực níu kéo các giáo viên nơi đây.

Với những cán bộ giáo viên trẻ chỉ khổ có chừng đấy, còn với những cán bộ giáo viên đã có gia đình riêng thì lại cả trăm bề khổ, vợ công tác một nơi, chồng công tác một nẻo. Đường xa đi lại khó khăn, đồng lương ít ỏi cộng với thời gian được nghỉ chỉ 2 ngày cuối tuần thì ít khi các thấy cô trở về thăm gia đình vào dịp cuối tuần.

Thầy Linh, dạy môn lý, nhà ở dưới huyện Phước Thành, tỉnh Bình Định đã lập gia đình cách đây gần 4 năm, đã có một cháu nhỏ, nhưng cũng vài tháng mới có thể tranh thủ xin nghỉ phép vài ngày về quê thăm vợ và con được, chỉ có dịp nghỉ hè là may ra được ở bên vợ con nhiều một chút.

Theo thầy Võ Văn Cương, phó hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Yêu, đối với các thầy cô giáo trẻ mới vào nghề, mà vào công tác tại đây thì cũng đều phải lắc đầu ngao ngán. Nghiệp vụ giảng dạy thì không có gì để lo lắng, nhưng việc sinh hoạt, đi lại, đau yếu và nay lại phải lo thêm chuyện sạt lở mỗi khi có mưa to gió lớn, cũng đã làm cho các thầy cô “rùng mình” ớn lạnh.

Năm 2009, cơn bão đi qua làm sạt tuyến đường duy nhất nối với trung tâm huyện, các thầy cô giáo phải ở trong này cả mấy tháng trời. Sau khi thông đường, một số giáo viên nữ của trường và trường tiểu học phải bỏ công tác vì không chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt ở đây. Các thầy cô đi công tác hay về thăm nhà thì đều phải đi theo nhóm, vì sợ trên đường đi sẽ gặp nhiều hiểm nguy, việc cướp đi mấy mạng người vì sạt lở núi ở tại vùng đất này cách đây 3 năm đã làm cho thầy cô không khỏi đề phòng.

Khó khăn là vậy, nhưng vì những học sinh nghèo hiếu học nơi đây, vì sự nghiệp trồng người của nước nhà, các thầy cô giáo ở Trường THCS Ngọc Yêu vẫn không lùi bước trước khó khăn, để gieo những hạt mầm tri thức nơi núi cao rừng thẳm.

Theo DT

Những nhà giáo “ẩn” mình

Không được tôn vinh, xướng tên trong ngày nhà giáo, nhiều người vẫn âm thầm đóng góp tâm huyết của mình cho giáo dục, chỉ mong được gắn bó mãi với nghề.

Họ chính là đội ngũ bảo mẫu, cấp dưỡng, ... những người bên cạnh thầy cô giáo, vẫn ngày ngày chăm lo bữa ăn, giấc ngủ của học trò. Thế nhưng họ đã không ngừng nỗ lực bằng ý chí và lòng yêu nghề để được âm thầm cống hiến sức mình cho giáo dục.

Đảng viên là... bảo mẫu

Suốt 17 năm làm bảo mẫu, với 12 năm lao động tiên tiến, hai năm chiến sĩ thi đua cấp quận, năm 2006, cô vinh dự bước vào hàng ngũ của Đảng. Đó là những danh hiệu và thành tích đáng tự hào của cô bảo mẫu hiền hòa nhưng đầy nghị lực Nguyễn Thị Hoa Phượng, Trường Tiểu học Minh Đạo, quận 5. Nhìn tính cách hoạt bát, nụ cười ấm áp của cô, không ai nghĩ cô đã 47 t.uổi. Hiện cô được chuyển sang quản lý thư viện kiêm bảo mẫu.

"Mình thích làm bảo mẫu lắm. Giờ làm quản lí thư viện nhưng thỉnh thoảng mình vẫn làm bảo mẫu thay cho người nào nghỉ. Nhiều em quen rồi, cứ giờ ra chơi lại chạy xuống thư viện để được nói chuyện với cô hoặc được cô chỉ học bài" - cô chia sẻ.

Khi biết mình được vào Đảng, cô vẫn không tin nổi, "mình hạnh phúc lắm vì không nghĩ một bảo mẫu như mình cũng được đứng vào hàng ngũ của Đảng, công sức của mình lâu nay cũng được công nhận" - cô Phượng kể lại trong niềm hạnh phúc.

Cô khoe năm 2002, khi nhà trường tổ chức các cuộc thi làm báo tường, thời trang, tổ bảo mẫu đều được giải nhất. Lúc đó cả trường vô cùng ngạc nhiên vì thấy bảo mẫu cũng không hề thua kém ai từ công việc đến các hoạt động. Đó cũng là động lực để bảo mẫu vượt qua khó khăn và dần được coi trọng hơn.

Những nhà giáo ẩn mình - Hình 1

Ngoài nấu ăn, cấp dưỡng còn đi dự giờ các lớp để có thay đổi cho phù hợp. Trong ảnh: Trong khi đi dự giờ, "bà bếp" Thanh Loan thấy các cháu ăn ngon là vui lắm rồi.

Cô bảo mẫu không muốn nghỉ hưu

"Được chăm sóc cho trẻ là cuộc sống của tôi. Chắc tôi sẽ rất buồn nếu không có chúng. Chỉ cần còn sức khỏe, tôi sẽ tiếp tục làm bảo mẫu để chăm sóc các cháu" - đó là tâm tư của cô bảo mẫu Thanh Y, công tác tại Trường Mầm non T.uổi Thơ 7, quận 3. Năm nay cô đã 58 t.uổi và có thâm niên 32 năm làm bảo mẫu. Do không có gia đình riêng, niềm an ủi và động lực lớn nhất của cô là được gần gũi với trẻ nhỏ trong trường mầm non này.

Khi nghĩ về những kỷ niệm quãng thời gian dài chăm bẵm từng thế hệ trẻ mầm non, cô lại không cầm được nước mắt: "Chúng nó ngây thơ lắm, lúc nào cũng sà vào lòng cô để được vỗ về. Chúng bị cô giáo la, giận bạn hay có chuyện gì vui cũng sà vào cô bảo mẫu. Nhiều khi cô chỉ nói: "Sao con hư quá, cô không thương nữa" thế là nó đứng khóc ngon lành. Thấy cô mệt, chúng nó chạy lại hôn lên má cô cho cô hết mệt. Thấy cô nghỉ một ngày là hôm sau chúng chạy đến hỏi: "Cô bệnh hả cô, cô đi khám bác sĩ chưa, ai chở cô đi? Trước khi về các cháu cũng chạy lại ôm cô rồi mới về".

Có nhiều phụ huynh, ngoài giờ ở trường còn đưa bé đến tận nhà cô bảo mẫu để bé chơi và được cô chăm sóc. Với cô, chỉ cần thương trẻ bằng trái tim người mẹ thì sẽ có cách vượt qua khó khăn trong công việc vì lo một lần cho hàng chục đ.ứa t.rẻ là việc không dễ dàng. Và "trừ khi nhà trường không cho làm nữa chứ mình còn sức khỏe là còn tiếp tục ở lại trường làm bảo mẫu chăm sóc các cháu" - cô tâm sự.

Họ xứng đáng được ngành và xã hội tôn vinh nhưng... Đội ngũ gián tiếp như bảo mẫu, cấp dưỡng... là lực lượng không thể thiếu trong nhà trường. Không có họ, nhà trường không thể làm tốt công tác giáo dục. Mặc dù không đứng lớp nhưng họ trực tiếp chăm sóc, hỗ trợ giáo viên giáo dục các em nên người. Công lao đó rất xứng đáng được ngành và xã hội tôn vinh. Tuy nhiên, đây là vấn đề lâu nay ngành giáo dục chưa làm được vì đội ngũ này không có chức danh, chưa có định biên nên chịu nhiều thiệt thòi trong cùng môi trường sư phạm. Hơn nữa, ngành cũng không có kinh phí để hỗ trợ riêng, chủ yếu động viên về tinh thần, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn thông qua hỗ trợ từ bên ngoài. Đồng thời, ngành cũng rất mong các trường cố gắng, cùng với sự giúp đỡ của phụ huynh chăm lo cho đội ngũ này để họ có điều kiện cống hiến cho giáo dục. Bà TRẦN THỊ KIM THANH, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Đang từng ngày đóng góp thầm lặng cho giáo dục nhưng đội ngũ này dường như bị "lãng quên" mỗi khi đến ngày 20-11. Là người từng có 15 năm làm giáo viên mầm non và 13 năm làm cấp dưỡng, cô Phạm Thị Thanh Loan, Trường Mầm non 11, Tân Bình, hiểu hơn ai hết nỗi niềm về ngày Nhà giáo của đội ngũ gián tiếp trong trường. Vì hoàn cảnh gia đình, cô không thể tiếp tục làm giáo viên mầm non một thời gian. Khi quay lại với nghề giáo, thấy mình không còn phù hợp với sự đổi mới của giáo dục nhưng vẫn muốn tiếp tục gắn bó với trường lớp và được chăm sóc các cháu nhỏ nên cô xin vào làm cấp dưỡng. Cô tâm sự, khi còn làm giáo viên, cứ đến ngày Nhà giáo là vui lắm. Phụ huynh, học sinh tặng hoa cho thầy cô nhộn nhịp hẳn lên và cô thấy mình thật hạnh phúc vì được tôn vinh. Giờ vào làm cấp dưỡng, đến ngày này ai thương thì cho chai nước mắm, bịch xà bông, còn không thì chẳng ai biết đến mình. Phải mất một thời gian dài cô mới quen được không khí ngày Nhà giáo trong trường. "Mình phải vì các cháu nhỏ để tiếp tục làm việc, riết rồi cũng quen!" - cô Thanh Loan nói.

Theo BĐVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thiếu gia Minh Đạt: "Với tôi, một đời này vẫn chưa đủ để yêu Midu"
23:23:08 30/06/2024
Quang Lê thon gọn đến bất ngờ, Trương Ngọc Ánh xinh đẹp bên con gái
22:31:20 30/06/2024
Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"
06:12:33 01/07/2024
"Chồng hụt" công khai bạn gái, Dương Mịch bỗng bị réo gọi vì scandal m.áu l.ạnh "đá" tình cũ
23:18:41 30/06/2024
Lớn tiếng với Tuấn Hưng, Tự Long thừa nhận 't.uổi cao, dễ cáu gắt, hay dỗi'
22:07:26 30/06/2024
Loạt sao Hàn biến mất khỏi làng giải trí sau scandal: Đáng tiếc nhất là Kim Hyun Joong
22:37:31 30/06/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Mai Phương Thuý sốt cao sau khi dự đám cưới Midu và chồng doanh nhân
22:28:10 30/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những nẻo đường gần xa - Tập 26: Dũng rơi vào mối quan hệ nhạy cảm?

Phim việt

08:02:23 01/07/2024
Vốn không quan tâm đến chuyện của người khác nhưng Yên lại cảm thấy bất an khi Dũng bị đặt trong mối quan hệ nhạy cảm. Đó liệu có phải vì Dũng là em trai của Hùng?

Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí khi gặp cơn tăng huyết áp vào sáng sớm

Sức khỏe

07:59:21 01/07/2024
Ngoài ra cần uống đủ nước, hạn chế các chất kích thích như rượu bia t.huốc l.á và cần liên hệ với bác sĩ điều trị nếu có các biểu hiện bất thường để được hướng dẫn xử trí kịp thời.

Bố mẹ muốn con út bỏ học để đi làm k.iếm t.iền nuôi anh trai ăn bám

Góc tâm tình

07:56:58 01/07/2024
Cùng là con trai nhưng vì sao thằng bé lại là đứa bị cả nhà ghét bỏ? Tôi đang hoàn tất thủ tục vay t.iền để hỗ trợ sinh viên đang học đại học cho em trai mình.

Mình yêu nhau, bình yên thôi đóng máy

Hậu trường phim

07:56:56 01/07/2024
Những ngày giữa tháng 6 nắng nóng đỉnh điểm, đoàn phim Mình yêu nhau, bình yên thôi đã hoàn thành những cảnh quay cuối cùng và cũng đã có buổi off đoàn sau đó.

Tại sao hè này chị em không nên diện áo phông với quần jeans? Sắm 3 kiểu váy này phối đẹp nhất

Thời trang

07:37:11 01/07/2024
Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, các chị em đều muốn mặc quần áo mùa hè mát mẻ, và hầu hết đều lựa chọn áo phông. Áo phông là trang phục không thể thiếu và là một trong những trang phục phổ biến nhất trong mùa hè.

Kế hoạch tập luyện 5 ngày giúp giảm cân hiệu quả

Làm đẹp

07:35:47 01/07/2024
Chia bài tập là một kế hoạch nhằm chia các buổi tập cho các nhóm cơ hoặc loại bài tập khác nhau trong suốt cả tuần.

Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?

Nhạc việt

07:35:15 01/07/2024
Sau khi ra mắt, MV bị khán giả chê từ nội dung, ý tưởng, hình ảnh, đến giai điệu, ca từ và cách Tuấn Hưng hát, nhả chữ trong ca khúc. Đa số người nghe tỏ ra không ủng hộ dự án mới của Tuấn Hưng.

Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý

Sao việt

06:46:45 01/07/2024
Hậu đám cưới ngày 29/6, Midu và thiếu gia Minh Đạt bị tóm dính rời địa điểm tổ chức tiệc cưới để đi dự after party tại một địa điểm ở Quận 1, TP.HCM cùng hội bạn thân.

Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"

Sao châu á

06:39:11 01/07/2024
Tối ngày 30/6, nam thần mới nổi của màn ảnh Hoa ngữ Vương Tinh Việt ngồi chễm chệ trên top 1 hot search mạng xã hội Weibo vì dính tin đồn đời tư 18+.

Gợi ý 3 cách làm cánh gà chiên giòn ngon, đủ vị, chuẩn công thức nhà hàng

Ẩm thực

06:35:48 01/07/2024
Cánh gà luôn là một lựa chọn hàng đầu trong danh sách nguyên liệu của các bà nội trợ. Với chỉ vài chiếc cánh gà, họ có thể sáng tạo ra nhiều món ăn ngon và dinh dưỡng cho cả gia đình

Rain, Song Kang, Hứa Quang Hán 'đổ bộ' truyền hình Hàn tháng 7

Phim châu á

06:34:28 01/07/2024
Tháng 7 năm nay, nhiều phim truyền hình Hàn Quốc có sự tham gia của loạt nam thần Rain, Song Kang, Hứa Quang Hán, Lee Do Hyun, Chae Jong Hyeop... lên sóng.