Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non

Theo dõi VGT trên

Có đi, có gặp mới thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của người giáo viên cắm bản. Họ đến đây chỉ với ước nguyện đem ánh sáng và tri thức cho những trẻ em vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhọc nhằn cõng chữ lên non - Hình 1

Để vào được điểm trường, các giáo viên cắm bản phải vượt qua những cung đường vô cùng khó khăn, vất vả.

Vượt qua những cung đường trơn trượt, heo hút chúng tôi vào bản Cha Khót, xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn khi bóng chiều đang xuống. Từ điểm trường chính (xã Na Mèo) đến bản Cha Khót phải mất gần 20km, tại đây hiện chỉ có 2 nữ giáo viên cắm bản, đó là cô Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng.

Cha Khót là điểm trường xa xôi, hẻo lánh, đường đi lại khó khăn, những ngày nắng ráo còn đỡ nhưng ngày mưa thì vất cả vô cùng. Nhà 2 cô giáo Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng đều ở xã Trung Hạ (Quan Sơn), cách điểm trường Cha Khót ngót nghét trăm cây số. Vì thế, vào cuối mỗi tuần nếu trời không mưa gió thì các cô tranh thủ về với gia đình của mình. Còn gặp thời tiết không thuận, có khi các cô phải ở lại điểm trường đến cả tháng trời.

Có lẽ, với những cô giáo cắm bản như cô Chuyên, cô Hằng luôn phải oằn mình chối chọi trên những cung đường trơn trượt sau cơn mưa rừng bất chợt không có gì xa lạ nhưng mỗi khi nhắc đến vẫn khiến các cô rùng mình.

Nhọc nhằn cõng chữ lên non - Hình 2

Cô giáo Hà Thị Hằng với học sinh của mình ở điểm trường Cha Khót.

Nhớ đến những ngày ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào tháng 8 vừa qua, cô Vi Thị Chuyên bộc bạch: “Đợt mưa lũ vừa qua, con đường vào bản bị sạt lở nặng nề nên hai chị em phải nhờ bà con dân bản đưa xe qua suối giúp. Khi vào được đến trường, phòng học của các em, phòng ở của chị em chúng tôi bị thấm dột hết, vì vậy hai chị em phải nhờ phụ huynh học sinh đến sửa sang, che chắn lại mới có phòng cho các em học, cũng như nơi để ngủ. Đó là chưa kể đến việc thiếu nước sinh hoạt… Khó khăn, vất vả là vậy nhưng chúng tôi luôn động viên nhau để cố gắng vượt qua”.

Gia cảnh cô giáo Chuyên cũng rất khó khăn. Trước kia, chồng cố là y tá thôn bản, nhưng bị bệnh nặng phải đi phẫu thuật nhiều lần nên anh phải nghỉ việc. Vợ chồng cô Chuyên có hai đứa con, một bé gái hiện nay đang học lớp 7, còn con trai đầu lòng sau khi tốt nghiệp THPT, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên cháu không thi vào trường đại học, cao đẳng nào cả, mà đi Hà Nội làm thuê để kiếm tiền phụ giúp mẹ thuốc men cho bố và nuôi em ăn học.

Trước đây, cả cô Chuyên và cô Hà đều dạy ở trường Tiểu học Trung Hạ. Cách đây hơn 2 năm, hai nữ giáo viên này được điều động lên công tác ở Trường Tiểu học Na Mèo và vào phụ trách khu Cha Khót. Hơn 2 năm trôi qua, cô giáo Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để gieo chữ ở vùng xa xôi, hẻo lánh ấy. Bởi, ở Cha Khót hiện nay đến sóng điện thoại thôi cũng đang chập chờn, chứ chưa nói đến các điều kiện khác.

Nhọc nhằn cõng chữ lên non - Hình 3

Cô giáo Vi Thị Chuyên ân cần chỉ dạy cho học sinh của mình ở lớp học tại điểm trường Cha Khót, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn.

Trò chuyện với chúng tôi, thầy giáo Chung Trường Thành, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo, cho biết: “Năm học 2019-2020, điểm trường Cha Khót có 25 học sinh được chia thành 2 lớp ghép: lớp ghép lớp 1 và 3; lớp còn lại ghép lớp 2-4 và 5. Cha Khót là điểm trường xa xôi, hẻo lánh, đường đi lại khó khăn, nên việc hai giáo viên nữ phải vào cắm bản lại càng vất vả gấp bội. Biết là nếu có giáo viên nam vào cắm bản thì các cô giáo đỡ nhọc nhằn hơn nhưng, hiện nay nhà trường đang thiếu giáo viên so với định biên của trường chuẩn quốc gia, nên ban giám hiệu mới phải bố trí giáo viên nữ vào khu lẻ như vậy”.

Video đang HOT

Chia tay vùng đất Quan Sơn, chúng tôi ngược bản Sậy, xã Trung Thành, huyện vùng cao Quan Hóa. Đây là một trong những bản nghèo nhất của huyện, dù chỉ cách trung tâm xã gần 10km nhưng vào được đến bản phải mất cả giờ đồng hồ.

Để đến đây “ươm chữ” cho các em, thầy cô chỉ còn cách cắm bản bởi việc đi lại hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Là một trong những người có thâm niên cắm bản, thầy Lò Văn Thơm, trần tình: “Những năm trước, đường sá đi lại hết sức khó khăn nhưng giờ đã đỡ hơn rất nhiều. Ở đây tội nhất vẫn là các em học sinh, trời ấm thì đỡ nhưng những hôm mưa, rét nhìn bọn trẻ thương lắm! Quần áo không đủ ấm, nhiệt độ ngoài trời thường xuống thấp… nhiều hôm thầy trò chúng tôi phải đốt lửa sưởi ngay giữa phòng học, vừa ấm, vừa lấy ánh sáng để học”.

Theo thầy Thơm, chuyện các em bỏ học là rất bình thường, đặc biệt là khi mùa măng hay vụ rẫy. Các em vào rẫy, lên rừng hái măng để phụ giúp gia đình. Cuộc sống khốn khó, càng khiến cho việc học của các em càng thêm khó khăn bội phần.

Thế nhưng, bằng tình yêu nghề các thầy vẫn kiên cường bám trụ, ngày đêm miệt mài “gieo chữ”. 6 năm cắm bản, nhưng những lần về nhà của thầy Thơm cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Cũng là một trong những giáo viên cắm bản như thầy Thơm, cô Chuyên, cô Hằng, thầy giáo Phạm Ngọc Tiến, điểm trường Pa Púa, Trường tiểu học Trung Lý, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, nhớ lại những ngày đầu khi đặt chân đến mảnh đất vùng biên này: “Ngày đầu đặt chân đến đây, cả điểm trường chỉ có một mình, trong căn phòng bằng tranh tre, nứa lá, ngoài tiếng dế kêu ban đêm chỉ biết làm bạn với ngọn đèn dầu. Mặc dù sinh ra và lớn lên ở Ngọc Lặc, cũng là người dân tộc nhưng thời gian đầu ở đây, tôi vẫn bị cô lập vì bất đồng ngôn ngữ bởi đồng bào ở đây đều là dân tộc Mông. Hàng ngày, ngoài việc lên lớp, tôi phải học thêm tiếng Mông, phải mất vài tháng, tôi mới hòa mình được với đồng bào nơi đây. Nhiều lúc chỉ muốn bỏ cuộc nhưng nhìn thấy các em lại không đành lòng. Chúng tôi là nam giới mà còn vất vả vậy chứ nói gì đến chị em phụ nữ”, thầy giáo Tiến bộc bạch.

Dừng một lát, thầy Tiến bảo: “Có những lần mưa gió phải đi bộ hàng chục km phải mất vài ngày mới vào được điểm trường, còn việc đang đi rồi gặp trời mưa phải gửi xe dọc đường là chuyện rất bình thường. Vất vả nhất của các thầy cô cắm bản là làm thế nào để động viên các em đi học chuyên cần, nhất là sau mỗi dịp nghỉ hè. Có nhiều phụ huynh còn không biết con mình học lớp mấy chứ đừng nói đến chuyện khác”.

Ở nơi này, chuyện các em bỏ học là điều bình thường, đặc biệt khi vào vụ măng hay mùa rẫy. Các em phải theo bố mẹ đi làm rẫy, hay lên rừng hái măng để phụ giúp gia đình. Trước đây, ngoài chuyên môn giảng dạy, các thầy cô còn phải phân công nhau ngoài giờ lên lớp để đi đến từng hộ gia đình vận động các em học sinh đi học lại. Có những gia đình ở xa bên kia núi, thầy cô phải lội bộ cả ngày đường để đi tìm học sinh.

Thế nhưng, khó khăn lớn nhất mà các giáo viên đang công tác tại đây gặp phải là những lúc trời ở đây đổ mưa, sương mù dày đặc, khiến phòng học không có điện, tối om. Những lớp học cũ kỹ, không cửa chắn, không còn đủ sức để che chở cho các cháu. Chưa kể, trình độ học sinh ở đây không có sự đồng đều, để học sinh tiến bộ, các thầy cô còn tự nguyện dạy kèm để các em tiến bộ.

Không chợ, không điện lưới, không sóng điện thoại, đường đường đất, không có nước sạch… Vì vậy, các thầy cô giáo lúc nào cũng phải dự trữ cá khô, trứng, mì tôm… bởi nếu mưa dài ngày thì chỉ còn biết ăn rau rừng.

Chia tay những thầy cô giáo vùng cao, ra về trên những cung đường nhão nhoét, nhớ lại câu chuyện của thầy Phạm Ngọc Tiến kể, chúng tôi mới thấm thía thêm những thiệt thòi của các giáo viên cắm bản “trồng người”. Thầy giáo Tiến bảo: “Mỗi dịp hiến chương nhà giáo, các em trên này hiếm khi nhớ đến. Bao nhiêu năm “gieo” chữ chưa bao giờ được nhận một bó hoa đúng nghĩa từ học trò. Nhưng chỉ cần các em đến lớp đầy đủ, chăm chỉ học hành đó chính là món quà vô giá rồi”.

Thật khó có thể nói hết những khó khăn và vất vả của những thầy cô giáo vùng cao, vượt lên gian khó, họ vẫn đang từng ngày cần mẫn ở những bản làng xa xôi, hẻo lánh để gieo mầm cho những ước mơ. Bằng sự tận tâm, tận lực của mình, họ đã và đang làm cho con chữ dần nảy mầm trong đá.

Hoài Thu

Theo baothanhhoa

Cảm phục những nữ giáo viên cắm bản nơi lũ dữ

Cô và trò ở điểm trường Sa Ná, Cha Khót, Ché Lầu... xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đang hối hả chuẩn bị đón ngày khai giảng. Cùng với bộn bề khó khăn của vùng khó, đội ngũ nữ giáo viên cắm bản ở đây luôn đối mặt với bao gian nan, vất vả.

Cảm phục những nữ giáo viên cắm bản nơi lũ dữ - Hình 1

Dân bản khiêng xe qua suối giúp cô giáo Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng. Ảnh: T.g

10 năm chờ... biên chế

Nằm sâu hun hút giữa núi rừng bạt ngàn, lại bị ngăn cách bởi dòng sông Luồng, điểm trường Son - Sa Ná, xã Na Mèo, huyện vùng cao biên giới Quan Sơn vừa trải qua một trận "đại hồng thủy". Điểm trường kiên cố bị dòng nước lũ hung dữ xô sập, tan tành khiến cô và học trò nơi đây phải học tạm trong những căn phòng lắp ghép và đang phải "gồng mình lên" chống chọi với bao khó khăn, vất vả để đón năm học mới.

Đến Sa Ná, nghe nhiều người nhắc đến thân phận của những nữ giáo viên "cắm bản", khiến tôi không thể ngồi yên. Người đầu tiên tôi gặp, đó là cô giáo Nguyễn Thị Tiếm (34 tuổi), ở điểm trường Tiểu học bản Son - Sa Ná. Gặp cô giáo Tiếm trong lúc ra điểm tiếp nhận hàng cứu trợ ở đầu bản Sa Ná. Gương mặt sạm đen, đôi mắt thâm quầng, ánh nhìn xa xăm... khiến cô già hơn tuổi 30 của mình.

Nhắc đến chuyện đời, chuyện nghề, cô Tiếm không kìm nén được nỗi xúc động chứa đựng trong lòng mình. Cô kể: Trận lũ kinh hoàng xảy ra ngày 3/8 đã cướp mất đứa con trai chưa đầy 3 tháng tuổi. Chồng cô - anh Hoàng Xuân Luyến (45 tuổi) bị nước lũ cuốn đi, quăng quật đến nỗi gãy xương sườn và dập cả thận. Còn ngôi nhà, tài sản hai vợ chồng tích cóp bao năm trời, với bao mồ hôi, công sức cũng bị dòng lũ dữ cuốn đi.

Cảm phục những nữ giáo viên cắm bản nơi lũ dữ - Hình 2

Cô giáo Vi Thị Chuyên ân cần chỉ dạy cho học sinh của mình ở lớp học tại bản Cha Khót. Ảnh: T.G

"Hôm ấy, khi nước lũ tràn về, tôi vội bế đứa con lớn 18 tháng tuổi chạy lên đồi cao, còn chị dâu là Lò Thị Quản chạy lên gác nhà sàn để bế con trai thứ hai của tôi. Thế nhưng, cả hai chưa kịp ra ngoài thì nước ập xuống, cuốn phăng cả ngôi nhà lẫn hai bác cháu đi. Cùng thời điểm ấy, anh Luyến cũng đang dọn đồ đạc ở trên gác để chạy ra, nhưng không kịp. Anh bị nước lũ cuốn trôi ra sông Luồng. Khi đến địa phận bản Bo Hiềng, mới được bà con cứu vớt. Đến bây giờ, tôi cũng chưa biết con trai bé bỏng của mình ở đâu. Còn thi hài chị dâu đã tìm thấy", vừa kể, cô Tiếm vừa khóc nghẹn.

Nước rút, chị ôm đứa con gái 18 tháng tuổi trở về, toàn bộ ngôi nhà của hai vợ chồng chỉ còn lại cái nền trơ trọi. Tài sản của hai mẹ con là bộ quần áo đang mặc trên người. Mất con, mất người thân, nhà cửa khiến người phụ nữ ấy như rơi vào vô định, quỵ ngã.

Nữ giáo viên thứ hai chúng tôi tìm gặp là cô giáo Lương Thị Long. May mắn hơn cô giáo Tiếm, trận lũ không cướp đi người thân, nhưng mọi tài sản của gia đình cô Long đã hòa vào dòng nước dữ.

Chia sẻ về nỗi truân chuyên trong những năm công tác ở điểm trường Sa Ná, cô Long bảo: "Hai chị em chúng tôi (cô Tiếm và cô Long) cùng dạy ở điểm trường Sa Ná từ năm 2010 đến nay. Dù công tác trong ngành ngót nghét chục năm trời, mà vẫn chưa được xét vào biên chế. Vì thế, mỗi tháng lương của hai chị em chỉ được mỗi người hai triệu đồng. Cuộc sống vô cùng khó khăn".

Năm 2010 - 2012, cô giáo Nguyễn Thị Tiếm và Lương Thị Long được Trường Tiểu học Na Mèo nhận vào dạy hợp đồng. Từ cuối năm 2012 - 2016, hai cô được UBND huyện Quan Sơn ký hợp đồng, với mức lương 1,86% và ăn lương theo hệ số bậc, ngạch. Thế nhưng, từ cuối năm 2016 đến nay, cả hai cô bị huyện cắt hợp đồng và quay về dạy hợp đồng với nhà trường. "Mong cấp trên quan tâm, xem xét, tạo điều kiện cho hai chị em được ưu tiên xét tuyển vào biên chế, để mỗi tháng có đồng lương trang trải cuộc sống"- cô giáo Tiếm đề nghị.

Chập chùng "gieo chữ" vùng cao

Cảm phục những nữ giáo viên cắm bản nơi lũ dữ - Hình 3

Cô giáo Nguyễn Thị Tiếm không cầm được nước mắt khi kể chuyện của mình. Ảnh: T.G

Dù không bị lũ quét như ở Sa Ná, nhưng bản Cha Khót, xã Na Mèo cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đợt mưa lũ vừa qua, khiến cô và trò vất vả ngược xuôi chuẩn bị cho ngày khai giảng sắp tới. Tại điểm trường này, có hai nữ giáo viên cắm bản. Đó là cô giáo Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng. Từ điểm trường chính (xã Na Mèo) đến bản Cha Khót gần 20km. Những ngày nắng ráo còn đỡ vất vả, ngày mưa hai cô giáo như đánh vật với bùn đất, lầy lội trên cung đường rừng ấy.

Thầy giáo Chung Trường Thành - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Na Mèo, cho biết: "Năm học mới này, điểm trường Cha Khót có 25 học sinh chia thành 2 lớp, gồm 1 lớp 2 trình độ (lớp 1 - 3) và 1 lớp 3 trình độ (lớp 2 - 4 và 5). Cha Khót là điểm trường xa xôi, hẻo lánh, đường đi lại khó khăn, nên việc hai giáo viên nữ phải vào cắm bản lại càng thêm vất vả. Dẫu biết rằng, nếu có giáo viên nam vào cắm bản thì đỡ nhọc nhằn hơn cho các cô giáo. Thế nhưng, nhà trường đang thiếu giáo viên so với định biên của trường chuẩn quốc gia, nên ban giám hiệu phải bố trí giáo viên nữ vào khu lẻ như vậy. Cũng may, phụ huynh học sinh ở các điểm trường lẻ đều quý mến thầy, cô nên sẵn sàng giúp đỡ GV cắm bản".

Được biết, nhà cô Chuyên và cô Hà cách điểm trường này gần trăm cây số. Vì thế, hàng tuần, nếu trời không mưa gió thì hai cô tranh thủ về với tổ ấm của mình vào cuối tuần. Còn gặp thời tiết không thuận, có đợt các cô phải ở lại điểm trường cả tháng.

"Đợt mưa lũ vừa rồi, phòng ở bị thấm dột. Hai chị em phải nhờ phụ huynh học sinh đến sửa sang, che chắn lại mới có nơi ngủ. Nhưng khổ nhất là không có nước sinh hoạt, do mưa lũ làm cho bể nước của trường bị hỏng. Hằng ngày, hai chị em phải dùng can đi xách nước về sử dụng. Không chỉ thiếu nước sinh hoạt, vấn đề vệ sinh cũng khốn khổ. Do điểm trường Cha Khót chưa có nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh. Vì thế, cả cô giáo lẫn học trò phải đi nhờ nhà vệ sinh tại nhà văn hóa bản" - cô Chuyên trải lòng.

"Dù biết rằng khó khăn, vất vả nhưng hai chị em chúng tôi vẫn luôn tự động viên, bảo ban nhau cùng cố gắng. Đợt mưa lũ vừa qua, con đường vào bản bị sạt lở nặng nề, hai chị em phải nhờ bà con dân bản đưa xe qua suối giúp. Khi vào được đến trường, chúng tôi cũng phải nhờ phụ huynh của học sinh ra giúp đỡ dọn dẹp lớp học và cả phòng ở của hai chị em" - cô Chuyên tâm sự.

Trước đây, cô Chuyên và cô Hà đều dạy ở Trường Tiểu học Trung Hạ, sau đó được điều động lên công tác ở Trường Tiểu học Na Mèo và vào phụ trách khu Cha Khót. Hơn 2 năm trôi qua, cô giáo Vi Thị Chuyên và Hà Thị Hằng đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để gieo chữ ở vùng xa xôi, hẻo lánh ấy. Với họ, mỗi lần lên lớp truyền đạt kiến thức cho học trò là một lần vượt qua thử thách. Bởi, ở Cha Khót hiện nay đến sóng điện thoại cũng chập chờn, chứ chưa nói đến các điều kiện khác.

Đem chuyện thân phận của những nữ giáo viên cắm bản ở Na Mèo kể với ông Vũ Văn Đạt - Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn. Ông nói: Trường hợp của những nữ giáo viên cắm bản ở Na Mèo, đặc biệt là hai cô giáo Nguyễn Thị Tiếm và Lương Thị Long, huyện đã nắm được thông tin.

"Sau khi trận lũ lịch sử quét qua bản Sa Ná, chúng tôi mới biết về hoàn cảnh cô giáo Nguyễn Thị Tiếm vô cùng bi đát. Lũ tràn qua cuốn trôi mất con trai, chị dâu, nhà cửa và tài sản, còn chồng thì bị gãy xương sườn, dập thận đang phải điều trị. Trong khi đó, cô giáo Tiếm và cô Long là hai nữ giáo viên đã dạy ở điểm trường Sa Ná từ năm 2010. Hiện nay, hai cô giáo này đang phải dạy hợp đồng cho nhà trường, nên đồng lương mỗi tháng chỉ có 2 triệu/người. Trước những hoàn cảnh, điều kiện thực tế như vậy, tới đây UBND huyện sẽ ưu tiên cho hai cô giáo tham gia vào đợt xét tuyển viên chức của ngành Giáo dục huyện, để các cô có thể yên tâm gắn bó với nghề và dần ổn định cuộc sống", chủ tịch huyện thông tin.

Chia tay với các cô giáo cắm bản ở Sa Ná và Cha Khót, tôi cảm thấy ấm lòng hơn, khi nghe thông tin từ vị chủ tịch UBND huyện Quan Sơn. Bởi lẽ, người đứng đầu chính quyền địa phương đã và đang quan tâm đến thân phận, đời sống của những nữ giáo viên cắm bản. Và, tôi hy vọng, với sự quan tâm của chính quyền địa phương như lời tâm sự của Chủ tịch Vũ Văn Đạt, trong thời gian tới, cô giáo Tiếm, cô giáo Long và nhiều giáo viên khác nữa sẽ được huyện ưu tiên xét tuyển, để họ yên tâm cống hiến sức lực, trí tuệ cho ngành.

Thế Lượng

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bà chủ Xuyên Việt Oil khai về cuộc gọi với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Pháp luật

20:53:09 21/11/2024
Ngày 21/11, phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) tiếp tục phần xét hỏi.

Jung Hae-in được dự đoán sẽ kết hôn ở tuổi 40

Sao châu á

20:52:48 21/11/2024
Xuất hiện với tư cách khách mời trên kênh YouTube Yong Taro vào ngày 20/11 (giờ địa phương), Jung Hae-in đã được nghe dự đoán về tương lai hôn nhân của mình.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

Tin nổi bật

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Bùi Khánh Linh vướng tranh cãi vì phạm lỗi nghiêm trọng khi thi Hoa hậu liên lục địa

Sao việt

20:42:20 21/11/2024
Bùi Khánh Linh cho biết cảm thấy buồn khi không có sash Việt Nam để đeo khi tham gia những hoạt động mấy ngày qua.

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Thế giới

20:17:03 21/11/2024
Loại tên lửa này có tầm bắn hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể

Netizen

19:46:46 21/11/2024
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ câu chuyện của bạn H.M.Q về những điều mà bạn đã vô tình chứng kiến trong bệnh viện cùng hình ảnh khiến bất cứ ai cũng nhói lòng.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.

Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về

Góc tâm tình

19:41:48 21/11/2024
Rồi có một hôm, cô ấy đùng đùng đi khám bệnh và mang về cái bệnh án trầm cảm. Bố mẹ Lan biết chuyện nên đến tận nơi để chất vấn.

Doãn Quốc Đam, Duy Hưng và dàn diễn viên "Độc đạo" ngậm ngùi chia tay khán giả

Hậu trường phim

19:40:11 21/11/2024
Sau khi Độc đạo kết thúc, trên trang cá nhân, các diễn viên tham gia phim có nhiều bài chia sẻ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Noo Phước Thịnh không để "bạo lực ngôn từ" làm tổn thương

Tv show

19:33:10 21/11/2024
Master of Master tập mở màn đầy cảm hứng với khách mời Noo Phước Thịnh không chỉ mang đến câu chuyện thành công, mà còn là bài học sâu sắc lòng kiên định và cách đối mặt với áp lực.

Tăng Duy Tân hứa tiết lộ nhiều "bí mật" của Tùng Dương ở concert Người đàn ông hát

Nhạc việt

19:31:14 21/11/2024
Từ TP.HCM, Tăng Duy Tân đã bay gấp ra Hà Nội để có buổi tập luyện với Tùng Dương. Cả hai đều chủ động chia câu, phân bè cho hợp lý với ca khúc song ca.