Nhọc nhằn cõng chữ lên non

Theo dõi VGT trên

Gần 2 giờ đồng hồ băng qua con đường đầy đất đỏ, chúng tôi mới đến được với làng Khe Chữ, xã vùng cao Trà Vân, H. Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Ngôi làng hiện ra trước mắt với những ngôi nhà vững chãi mọc san sát nhau. Đặc biệt nhất là ngôi trường dành cho các em học sinh nơi đây, giờ đã được xây mới, khang trang, đẹp đẽ hơn trước rất nhiều. Ngôi trường ấy có một cô giáo không ngại gian khó, đã 10 năm miệt mài đem con chữ đến cho trẻ em vùng cao.

Nhọc nhằn cõng chữ lên non - Hình 1

Đường đến làng Khe Chữ đầy gian nan, nhưng cô giáo Võ Thị Kinh vẫn quyết tâm bám lớp, bám trường.

Gian nan thử sức

Chúng tôi tìm đến ngôi trường ấy và bắt gặp cô giáo Võ Thị Kinh (42 tuổi, ở H. Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) đang dạy cho học trò viết nắn nót từng chữ. Bên ngoài trông mảnh khảnh, nhỏ bé nhưng khi tiếp xúc chúng tôi nhận thấy bên trong cô giáo nhỏ nhắn ấy lại tràn đầy nhiệt huyết.

Năm 2009, cô giáo Võ Thị Kinh được ngành Giáo dục tỉnh Quảng Nam phân công đến với điểm trường Khe Chữ dạy học – một điểm trường dành cho học sinh Mầm non và Tiểu học ở vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Nam Trà My. Lúc ấy, tâm trạng của cô vui buồn lẫn lộn. Cô Võ Thị Kinh nhớ lại: “Thời gian đầu đi dạy, cô phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ, từ trung tâm xã Trà Vân, đi bộ băng qua con đường mòn gồ ghề, đầy sỏi đá, mới có thể đến được điểm trường nơi đây. Ngoài ra, việc phải mang vác hơn 40kg thực phẩm và nước uống để bám trường thực sự là một thách thức lớn đối với một cô giáo trẻ. Không những thế, có lúc phải hết một học kỳ, cô mới có thể trở về miền xuôi thăm gia đình”. Ngoài những khó khăn về địa hình đồi núi, cô còn gặp phải muôn vàn khó khăn trong việc giảng dạy, vì 100% học sinh nơi đây đều là đồng bào dân tộc thiểu số, để giảng cho các em hiểu được bài học là việc làm rất khó. Và việc vận động các đến trường còn là một nhiệm vụ khó khăn hơn nữa.

Thời gian cứ thế trôi qua, nhiều lúc, cô đã nản chí, muốn từ bỏ tất cả để trở về miền xuôi, tìm kiếm một công việc nhẹ nhàng, đỡ vất vả hơn. Mỗi lần như vậy, cô lại dằn vặt suy nghĩ, phần vì nỗi nhớ nhà, phần vì không nỡ xa đám trẻ. Cô Võ Thị Kinh quyết tâm học tiếng đồng bào để có thể gần gũi và truyền đạt kiến thức dễ dàng hơn cho các em học sinh. Và cô cũng dần thay đổi đi cách dạy thông thường.

10 năm gieo mầm ước mơ

Trải qua khoảng thời gian hơn 10 năm dành cho sự nghiệp “trồng người”, đối với cô Võ Thị Kinh khoảng thời gian ấy đã hằn sâu vào trong tâm trí với đầy ắp những kỷ niệm mà có lẽ cô sẽ không bao giờ quên. Hình ảnh cô trò cùng nhau quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, hay một bữa ăn chỉ có măng rừng và ốc cũng thật gần gũi và đáng quý biết bao.

Từ sau đợt sạt lở kinh hoàng tại làng Khe Chữ cũ vào năm 2017, nỗi đau thương, mất mát ngày nào của người dân nơi đây đang dần nguôi ngoai. Thay vào đó, họ luôn có niềm tin, niềm khát khao mãnh liệt về một cuộc sống tốt đẹp. Giờ đây, tại ngôi làng mới, tiếng đánh vần, đọc bài ê a từ ngôi trường vang lên vọng khắp cả núi đồi. Điều đó như báo hiệu rằng một cuộc sống tươi mới đang đến với những người dân nơi đây. “Dù có cơ hội để chuyển về miền xuôi công tác, nhưng sau thời gian dài bám bản, tôi cảm thấy như mình cần phải ở lại đây, phải có trách nhiệm hơn đối với các em học sinh, bởi bọn trẻ còn nhiều thiếu thốn, chúng cần phải được yêu thương và chăm sóc nhiều hơn. Chính vì vậy, tôi đã quyết định sẽ tiếp tục ở lại đây, đem hết công sức, quyết tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục vùng cao”, cô Võ Thị Kinh chia sẻ.

Video đang HOT

Chuyện học ở vùng cao là vậy, các thầy, cô giáo đã cống hiến gần như cả tuổi thanh xuân của mình để tình nguyện gắn bó với vùng cao, làm công việc “cõng chữ lên non”, cứ như một chữ duyên vậy. Cũng từ những ngôi trường trên vùng cao này, bao nhiêu thế hệ là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nay đã trưởng thành, một số đi làm ăn xa, một số đã có công việc ổn định…

T.TĨNH – K.CHƯƠNG

Theo cadn

Thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ trên đỉnh Hò Lù

Hò Lù là một trong những xóm nghèo nhất của xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng).

Xóm cách trung tâm xã 16 km, đường đi lại khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, người dân ở đây chỉ trồng một vụ ngô.

Hàng năm, người dân thiếu lương thực, nước sinh hoạt từ 3 - 4 tháng. Vì vậy, Hò Lù được gọi là những xóm không đường, không điện, nước sinh hoạt thiếu thốn, sóng điện thoại rất yếu... Thế nhưng, ở đó có những thầy cô giáo vẫn từng ngày miệt mài gieo mang con chữ, thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ vùng cao.

Hò Lù vẫn lắm gian truân

Cách trung tâm xã Xuân Trường hơn 5 km, nhưng để lên đến Hò Lù các thầy cô giáo phải đi bộ hơn hai tiếng đồng hồ, vượt qua con đường lởm chởm đá, dốc quanh co. Con đường đó đã in dấu chân của cô giáo Mông Thị Tiệp bao tháng ngày lên non vận động học sinh ra lớp. Khi đặt vấn đề, chúng tôi muốn lên Hò Lù, cô giáo Tiệp nhận lời ngay và hỏi đi hỏi lại "Các bạn có đi bộ lên núi được không?".

Thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ trên đỉnh Hò Lù - Hình 1

Cô giáo Mông Thị Tiệp đến nhà vận động học sinh đến lớp.

Trên đường lên Hò Lù, chúng tôi ngỏ ý viết về hành trình đưa con chữ lên Hò Lù của cô Tiệp, cô bảo: Cô sắp nghỉ hưu rồi. Hãy viết về các thầy giáo, cô giáo cắm bản ở Hò Lù đã gần 10 năm nay - những người đã dành cả thanh xuân để gieo chữ, họ mới là những người cần động viên, chia sẻ nhiều nhất.

Dọc đường lên núi, cô Tiệp kể, trước khi về làm Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc), cô Tiệp đã từng có thời gian lên vận động học sinh ra lớp và dạy học ở Hò Lù.

Cô giáo cho biết, cuộc sống của đồng bào Dao ở Hò Lù rất khó khăn. Ở đây thiếu nước, thiếu điện và thiếu luôn cả cái cái ăn, cái mặc. Những hủ tục lạc hậu vẫn đeo bám người dân nơi đây. Thanh niên ở xóm này lấy vợ, lấy chồng từ 13, 14 tuổi, rất ít người đi học nên cái nghèo, cái đói vẫn đeo đẳng họ từ năm nay qua năm khác.

Trên đỉnh Hò Lù, những nếp nhà gỗ nằm vắt ngang ngọn núi, khép nép như người dân nơi đây khi nhìn thấy có người lạ. Cô Tiệp dẫn chúng tôi đến nhà trưởng xóm Hò Lù Chào Vần Quẩy. Anh Quẩy cho biết, xóm có 31 hộ dân với trên 200 nhân khẩu, 100% là dân tộc Dao. Trước đây, người dân không biết chữ nên làm việc gì cũng khó.

Khi các thầy cô giáo đem cái chữ về, một số người biết đọc, biết viết và biết được những điều hay lẽ phải, các tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Hò Lù chưa có điều kiện để phát triển về kinh tế nhưng người dân đã biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất cho cây ngô, cây lạc. Khi có người bị ốm, họ đã đưa xuống bệnh viện để uống thuốc chữa bệnh chứ không mời thầy về cúng như trước đây...

Thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ trên đỉnh Hò Lù - Hình 2

Điểm trường Hò Lù tại xã Khánh Xuân (Bảo Lạc, Cao Bằng).

Những lần đi vận động học sinh ra lớp, cô Tiệp đã đến từng nhà ở Hò Lù, Lũng Quẩy, Lũng Chàm để gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, để nghe những tâm tư của đồng bào. Cô chia sẻ, để đi bộ đến các hộ dân, các thầy cô giáo phải băng qua mấy ngọn đồi, trên con đường lởm chớm đá tai mèo. Có những lần đi cả buổi sáng mới đến được nhà một em học sinh.

Chỉ có yêu nghề lắm các thầy cô giáo mới vượt qua những gian nan vất vả để mang cái chữ cho đồng bào nơi đây. Chỉ mong thêm một người biết chữ, rồi nhiều người biết chữ, cái nghèo, cái đói, những hủ tục lạc hậu nơi đây sẽ dần được xóa bỏ.

Đến nhà anh Chào Quầy Ú (người dân xóm Hò Lù), vừa gặp cô Tiệp, anh Ú tay bắt mặt mừng "Lâu lắm rồi, cô giáo chưa lên thăm bản". Trong ngôi nhà gỗ đơn sơ, anh Ú vẫn đau đáu, khi con gái năm nay học xong lớp 9 nhưng gia đình không có điều kiện cho em xuống thị trấn để học tiếp. Ánh mắt cô Tiệp phảng phất một nét buồn. Sau nhiều năm, cái đói cái nghèo vẫn đeo bám người dân nơi đây, những đứa trẻ vẫn cứ lớn lên và quay vào guồng sống thiếu thốn.

Dù biết, để cái "đuổi" cái nghèo, cái khó cần sự chung tay của các cấp, chính quyền. Cô giáo Mông Thị Tiệp vẫn mong muốn anh Ú và người dân ở đây cố gắng cho con em họ được đi học. Cô nhấn mạnh "Chỉ có học, có sự hiểu biết, cuộc sống mới có thể thay đổi".

Những thầy cô giáo trẻ ở Hò Lù

Cũng với mong muốn, mang chữ lên non để mong một ngày cuộc sống của người dân Hò Lù sẽ thay đổi, thầy giáo Hoàng Văn Duy (sinh năm 1992) đã tám năm kể từ ngày ra trường gắn bó với người dân, dạy học cho con em đồng bào Dao nơi đây.

Thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ trên đỉnh Hò Lù - Hình 3

Thầy giáo Hoàng Văn Duy hướng dẫn học sinh viết bài tại điểm trường Hò Lù, xã Khánh Xuân (Bảo Lạc, Cao Bằng).

Thầy Duy kể, năm vừa rồi, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng tặng trường một téc nước để đựng nước mưa nên thầy cùng các các đồng nghiệp không phải đi gánh nước nữa. Cách đây 5 năm, lúc mới lên, vào mùa khô hạn lâu ngày, thầy phải đi hứng từng giọt nước ở khe núi, hốc đá để có nước sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

Gặp được hôm trời mưa, thầy sẽ tận dụng mọi vật dụng để hứng nước. Thầy Duy bảo "Ở Hò Lù, mùa khô hạn bắt đầu từ tháng 8 đến hết tháng 12 hàng năm nên nước là thứ quý nhất". Trong căn phòng của thầy Duy, những chiếc điện thoại đen trắng được treo lên ở vách tường. Thầy Duy chia sẻ, điện thoại phải treo đúng chỗ đấy mới "hứng" được sóng. Chúng em lên đây cả tuần nên treo điện thoại lên, nếu gia đình có việc đột xuất gọi mới liên lạc được.

Năm học 2019 - 2020, thầy Duy dạy lớp ghép 2 - 5 (học sinh lớp 2 và lớp 5 chung một phòng học). Nếu như dạy lớp 5, học sinh đã có những kiến thức cơ bản, đối với học sinh lớp 2, thầy giáo phải dạy những kỹ năng cơ bản về tính toán, làm văn, chính tả nên thầy giáo vất vả trong truyền đạt cũng như sử dụng phương pháp dạy học ở lớp ghép.

Người thầy giáo trẻ đó vẫn đang từng ngày miệt mài gieo mầm chữ cho các em học sinh ở Hò Lù. Khi được hỏi: "Duy có ý định xin về vùng đồng dạy học không?", Thầy Duy trả lời mộc mạc: "Em ở đây thêm mấy năm nữa, em vẫn còn trẻ, chưa lập gia đình, đi xa một chút cũng đỡ hơn các cô đã lớn tuổi".

Cùng với thầy Duy, điểm trường Hò Lù còn có thêm 6 giáo viên Tiểu học và hai giáo viên Mầm non. Cô giáo mầm non Lãnh Thị Thiết chia sẻ thêm, chị đã dạy học ở Hò Lù được 5 năm. Cái khó nhất là các cháu mầm non chưa biết tiếng Việt, các cô giáo mầm non vừa dạy chữ, vừa dạy các em em nói tiếng Việt.

Học sinh ở đây ba tuổi đã tự vượt núi đi học nên nhiều gia đình có phần lo ngại. Nhiều học sinh lớp 5 tuổi cũng không thể ra lớp vì các em phải đi bộ hơn 30 phút mới đến trường học. Một số em bố mẹ bắt ở nhà để phụ giúp gia đình trồng ngô, chăn bò nên các thầy cô giáo trên Hò Lù vẫn thường xuyên phối hợp với chính quyền các xóm tăng cường xuống bản để vận động học sinh ra lớp.

Hình ảnh những giáo viên hàng tuần đi bộ hơn hai tiếng đồng hồ để mang tri thức lên núi đã trở nên gần gũi với đồng bào Dao ở Hò Lù. Đó những hình ảnh đẹp nhất về các thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa.

Tin, ảnh: Chu Hiệu

Theo TTXVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

Tin nổi bật

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Bỗng dưng Song Hye Kyo lại bị mỉa mai là "cô vợ siêu sao không muốn đẻ"

Sao châu á

20:44:23 21/11/2024
Dù đã ly hôn từ lâu nhưng Song Hye Kyo vẫn luôn bị réo tên trong những sự kiện liên quan tới chồng cũ Song Joong Ki.

Bùi Khánh Linh vướng tranh cãi vì phạm lỗi nghiêm trọng khi thi Hoa hậu liên lục địa

Sao việt

20:42:20 21/11/2024
Bùi Khánh Linh cho biết cảm thấy buồn khi không có sash Việt Nam để đeo khi tham gia những hoạt động mấy ngày qua.

Bắt giữ sinh viên lấy trộm ô tô của giảng viên đại học ở Thái Nguyên

Pháp luật

20:31:21 21/11/2024
Công an TP Thái Nguyên đã bắt giữ một sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã lấy trộm ô tô của nữ giảng viên trường này.

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Thế giới

20:17:03 21/11/2024
Loại tên lửa này có tầm bắn hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể

Netizen

19:46:46 21/11/2024
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ câu chuyện của bạn H.M.Q về những điều mà bạn đã vô tình chứng kiến trong bệnh viện cùng hình ảnh khiến bất cứ ai cũng nhói lòng.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.

Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về

Góc tâm tình

19:41:48 21/11/2024
Rồi có một hôm, cô ấy đùng đùng đi khám bệnh và mang về cái bệnh án trầm cảm. Bố mẹ Lan biết chuyện nên đến tận nơi để chất vấn.

Doãn Quốc Đam, Duy Hưng và dàn diễn viên "Độc đạo" ngậm ngùi chia tay khán giả

Hậu trường phim

19:40:11 21/11/2024
Sau khi Độc đạo kết thúc, trên trang cá nhân, các diễn viên tham gia phim có nhiều bài chia sẻ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Noo Phước Thịnh không để "bạo lực ngôn từ" làm tổn thương

Tv show

19:33:10 21/11/2024
Master of Master tập mở màn đầy cảm hứng với khách mời Noo Phước Thịnh không chỉ mang đến câu chuyện thành công, mà còn là bài học sâu sắc lòng kiên định và cách đối mặt với áp lực.

Tăng Duy Tân hứa tiết lộ nhiều "bí mật" của Tùng Dương ở concert Người đàn ông hát

Nhạc việt

19:31:14 21/11/2024
Từ TP.HCM, Tăng Duy Tân đã bay gấp ra Hà Nội để có buổi tập luyện với Tùng Dương. Cả hai đều chủ động chia câu, phân bè cho hợp lý với ca khúc song ca.