Nhọc nhằn chở tiếng Việt ở Đông Âu
Nga, Ukraine, Belarus… xa xôi và lạnh giá đã phần nào làm cho hành trình mang chữ đến con em người Việt khó khăn hơn. Tuy nhiên, vẫn có những đốm lửa ấm ấp được nhen lên trên hành trình nhiều gian nan ấy…
Lớp học tiếng Việt mang tên “Quê hương” ở thành phố Ekaterinburg tạo ra bầu không khí mới mẻ cho cộng đồng tại đây.
Những đốm lửa nhỏ ở Nga
Theo số liệu Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, hiện có khoảng 80.000 người Việt đang sinh sống trên lãnh thổ Nga, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Moscow, St.Petersburg, Yekaterinburg, Ufa, Ulyanovsk… và phần lớn sinh sống bằng nghề bán buôn ở chợ.
Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài, song trong nhiều năm qua ở Nga phong trào này vẫn chưa được như mong đợt. Thật ngạc nhiên khi ở một thành phố hiện đại như Moscow hiện vẫn chưa có lớp dạy tiếng Việt cho người Việt hoạt động chính thức.
Chia sẻ những khó khăn về vấn đề dạy tiếng Việt ở xứ sở bạch dương, anh Ngọc Cương – Phó Chủ tịch Hội đồng hương Hải Phòng ở Moscow cho biết, hiện con em người Việt đi học ở các trường Nga chỉ thích giao lưu với bạn bè Nga, bởi vậy dễ dàng quên đi tiếng mẹ đẻ. Đây các nỗi lo chung của những người làm lãnh đạo các hội đoàn cũng như nhiều bậc phụ huynh khi nghĩ đến giáo dục cho con em về văn hóa nguồn cội.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh ấy, vẫn có những lớp học nhỏ được mở ra từ tấm lòng của những giáo viên tình nguyện. Đó là lớp học tiếng Việt được Ban Giám hiệu Trường Phổ thông 282 cho mượn địa điểm cùng với sự giúp đỡ tận tình của Hội phụ huynh của Trường. Để việc học tiếng Việt có hiệu quả hơn, nhà trường còn dành một căn phòng rộng 65m2 để lập Góc Việt Nam, trong đó trang bị sách báo, tranh ảnh và trưng bày các hiện vật về văn hóa và lịch sử đất nước như những giáo cụ trực quan để dạy cho các em.
Hay tại Ekaterinburg, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam cùng các hội đoàn người Việt Nam đã mở lớp học tiếng Việt mang tên “Quê hương” cho con em cộng đồng người Việt từ đầu năm 2018. Lớp học đã tạo ra bầu không khí mới mẻ và vui tươi cho bà con cũng như cho các học sinh. Ngay trong những tháng đầu, lớp học đã thu hút gần 30 em ở nhiều lứa tuổi đến lớp.
Chương trình học của lớp được giảng dạy theo giáo trình của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) cung cấp. Các tiết học được thiết kế rất sinh động, xen lẫn học và chơi. Bên cạnh giờ học chữ, các em được trải nghiệm các trò chơi dân gian, tìm hiểu về truyền thống dân tộc, được học múa, học hát. Đến nay, sau hơn một năm, khả năng đọc, viết và hiểu tiếng Việt của các em đã tốt hơn rất nhiều. Kết quả này giúp củng cố niềm tin của cộng đồng trong việc duy trì tiếng Việt cho con em mình tại Nga.
Hiện có gần 50 học sinh được chia thành bốn nhóm theo học các lớp tiếng Việt tại Kiev, Ukraine.
Giải tỏa trăn trở ở Ukraine
Nhìn vào sự bất ổn của Ukraine từ mấy năm nay, cơ hội tìm việc làm của con em người Việt vô cùng khó khăn. Không ít bậc cha mẹ đã hướng cho con học xong sẽ trở về Tổ quốc tìm việc. Tuy nhiên, điều buồn nhất là có nhiều cháu, dù tốt nghiệp xuất sắc ở các trường bên này, nhưng vì không đủ vốn tiếng Việt nên đã bị loại khi phỏng vấn xin việc.
Có một thực tế ở Ukraine là khi chưa đến tuổi đi học, trẻ em người Việt nói tiếng Việt khá trơn tru lưu loát, nhưng khi đi học rồi, tiếng mẹ đẻ ngày càng kém đi. Theo nhiều người Việt sinh sống tại đây, hiện trong các sự kiện cộng đồng hoặc gặp gỡ các gia đình, thế hệ con cháu thường túm tụm thành nhóm riêng và hầu như không sử dụng tiếng Việt để giao tiếp.
Chẳng hạn ở Kiev, theo chia sẻ của anh Hồ Sỹ Trúc – Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ Tĩnh, người Việt sống rải rác ở các căn hộ, chứ không tập trung thành làng như ở thành phố Kharkov hoặc Odessa nên giao lưu giữa con trẻ cũng ít nhiều bị hạn chế. Trẻ em sống trong môi trường học với các bạn là người bản địa, học tiếng bản địa, nhất là càng lên lớp trên phải học thêm nhiều ngoại ngữ khác cũng ảnh hưởng tới tiếng Việt. Có những gia đình, phụ huynh phải dùng tiếng Nga nói chuyện với con vì con không hiểu hết tiếng Việt. Đáng lo hơn, trẻ em Việt tại Kiev không được học tiếng Việt từ bậc tiểu học vì thiếu thầy, cô giảng dạy theo giáo trình cơ bản một cách hệ thống.
Thế nhưng, gần đây nỗi trăn trở ấy của rất nhiều người Việt đã được giải tỏa phần nào bằng lớp tiếng Việt cho con em cộng đồng người Việt tại Trung tâm Ngoại ngữ Up & Go, Trường PTTH số 308. Với sự quan tâm, hỗ trợ của Hội Người Việt Nam thành phố Kiev, lớp tiếng Việt đã được mở lại từ tháng Chín năm ngoái và hiện có gần 50 học sinh được chia thành bốn nhóm theo độ tuổi, học từ thứ Ba đến thứ Sáu hàng tuần.
Sự thành công của những lớp học này có công sức của những cô giáo nhiệt huyết như cô Hà Thị Vân Anh – giảng viên tại Khoa ngữ văn, Viện ngôn ngữ, Đại học Tổng hợp Kiev mang tên Taras Shevchenko, nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý…
Không chỉ Kiev, ở thành phố Odessa cũng có lớp tiếng Việt tại trường Đại học Y. Đặc biệt tại Kharkov, Trường bán trú Mẫu giáo và Tiểu học Mùa Xuân thành lập năm 1997 cũng là trường duy nhất dành cho con em cộng đồng người Việt tại Ukraine được đăng ký chính thức theo hệ thống giáo dục Ukraine, với các cán bộ quản lý và giáo viên mời từ Việt Nam sang.
Video đang HOT
Nhờ có hoạt động của nhà trường, số lượng con em kiều bào đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ và hiểu về văn hóa dân tộc chiếm tỷ lệ rất lớn trong cộng đồng Việt Nam tại Kharkov.
Các em nhỏ ở Belarus luôn mong chờ ngày cuối tuần để được gặp nhau, được học và tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
Kiên trì gieo chữ ở Belarus
Giống như Nga hay Ukraine, thời gian qua, việc dạy và học tiếng Việt tại Belarus đang từng ngày nỗ lực cải thiện khó khăn. Có thể nói, cả cộng đồng người Việt tại đây đã và đang đồng sức đồng lòng để tiếp tục sự nghiệp gìn giữ hồn Việt nơi xứ người.
Điểm sáng ấy chính là hai lớp tiếng Việt do Đại sứ quán Việt Nam và Hội Người Việt tại Belarus tổ chức cho con em cộng đồng tại Thủ đô Minsk được khai giảng vào ngày 24/7/2016. Trải qua ba năm học, các em nay đã có thể đọc, viết và không ngại giao tiếp với cha mẹ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Các em luôn mong chờ ngày cuối tuần để được gặp nhau, được học và tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
Mới đây, trong chuyến thăm Belarus, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm lớp học tiếng Việt tại đây. Chủ tịch Quốc hội xúc động khi tận mắt chứng kiến lớp học khang trang, nhìn các cháu học sinh từ 7-16 tuổi cất lên lời ca, đọc thơ bằng tiếng Việt, biểu diễn các tiết mục văn nghệ của quê hương…
Ở Minsk có hơn 600 người Việt, chủ yếu ở lại Belarus sau khi Liên bang Xô viết tan rã. Thế hệ thứ hai đã sinh ra trên mảnh đất này trong những năm đầu thế kỷ XXI. Công việc của bà con ta ở nơi xa xứ đâu cũng vậy, bận rộn quanh năm ngày tháng không cho phép họ có thời gian dạy bảo cặn kẽ những giá trị Việt cho con em mình, trong đó có tiếng mẹ đẻ.
Mặc dù việc dạy tiếng Việt ở Belarus còn gặp rất nhiều khó khăn về giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, nhưng như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn, Hội Người Việt tại Belarus tiếp tục động viên gia đình có các cháu tham gia lớp học, Đại sứ quán Việt Nam tiếp tục có những biện pháp hỗ trợ để cộng đồng tại Belarus đưa con em đến lớp học tiếng Việt.
Theo baoquocte
Tiểu học ra đề kiểm tra thế này, học hay là hành con trẻ?
Ngoài Toán, tiếng Việt học sinh còn học nhiều thứ. Khi ra đời, nhiều em thành đạt chưa hẳn đã giỏi toán. Hãy cho các em vừa học vừa thư giãn theo đúng độ tuổi
Sau bài viết "Nhìn học sinh tiểu học ôn kiểm tra học kỳ mà hoảng" của tác giả Mai Hoa đăng trên Báo Giáo dục điện tử Việt Nam, chúng tôi nhận được chia sẻ của khá nhiều phụ huynh và cả những đồng nghiệp cùng nghề.
Ra đề kiểm tra Toán tiểu học, giáo viên thường dựa vào ma trận tương tự kiểu này (Ảnh tác giả)
Cũng xin khẳng định luôn rằng, ra đề kiểu hại não thế này, không chỉ ở một trường học mà nhiều trường học trong thị xã chúng tôi đều thế.
Đã có giáo viên cho biết: "Em đồng ý với ý kiến của bài viết. Tuy nhiên khi đi tập huấn ra đề kiểm tra, tụi em ra đề thấy đã khó mà dưới Phòng Giáo dục cứ nói là dễ, chưa đủ độ khó của mức 3,4".
Những chia sẻ nhói lòng
Có những chia sẻ đọc lên nghe nhói cả lòng: "Lớp 2 bài thi đã đến mức này thì trẻ con làm sao mà chơi, mà lớn được nữa? không biết đi học hay đi hành đây?"
"Nhìn đề này, học sinh đang học lớp 6 một số câu không làm được nữa là. Con em lớp 1 mà ôn thi toàn dạng đề này không, thấy con học mà tội quá.
"Ra đề thì phải tương tự chương trình học sinh được học chứ ra khác đi sao học sinh làm được. Kiểu ra đề này có phải để ưu tiên cho học sinh đi học thêm, học kèm không nhỉ?"
"Nhiều lúc ôn tập cùng bé mà thấy bực mình. Những bài toán lớp 2 mà cũng phải đau đầu tìm cách giảng cho bé. Hành hạ các bé quá vậy có lợi không nhỉ?"
"Người lớn nhìn cái đề lớp 2 mà đã thấy mất hồn, nói chi học sinh trời ạ".
"Nhiều lúc nghĩ mà bực, kiến thức bình thường nhưng thi toàn làm xiếc. Sao không căn cứ vào kiến thức học gì thi đó có phải đỡ làm khổ nhau?"
Có phụ huynh bức xúc cho biết, đi làm về đã mệt con hỏi bài nhưng nghĩ không ra. Vợ trách chồng học đến kĩ sư mà không làm được cái bài của đứa con nít.
Chồng trách vợ cô có hơn gì tôi? Hai vợ chồng vì thế mà gây lộn còn con khóc hết nước mắt vì chẳng ai chỉ bài cho sợ mai bị cô mắng".
Căn cứ vào đâu để ra đề?
Nhiều năm về trước, đề kiểm tra học kỳ giáo viên thường ra theo kiểu hệ thống lại một số kiến thức cơ bản đã học trong một học kỳ. Kiến thức được ra theo mức độ khoảng 50% trung bình, 30% mức khá và 20% mức giỏi.
Vài năm trở lại đây, bậc tiểu học phải ra đề kiểm tra theo ma trận và bám vào quy định của Thông tư 22
Đề được thiết kế theo 4 mức độ:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.
- Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học. trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.
- Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
- Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
2. Những căn cứ để xác định các mức độ nhận thức:
Căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình tiểu học:
- Kiến thức nào mà Chuẩn kiến thức kĩ năng ghi là Biết được thì xác định ở mức độ Nhận biết (M1).
- Kiến thức nào mà Chuẩn kiến thức kĩ năng ghi là Hiểu được và có yêu cầu giải thích, phân biệt, so sánh,...
Dựa trên các kiến thức trong sách giáo khoa thì được xác định ở mức độ Thông hiểu (M2).
- Kiến thức nào mà Chuẩn kiến thức kĩ năng ghi là Hiểu được những yêu cầu nêu, kể lại, nói ra,...ở mức độ nhớ, thuộc các kiến thức trong sách giáo khoa thì xác định ở mức độ Nhận biết (M1).
- Kiến thức nào mà Chuẩn kiến thức kĩ năng ghi ở phần Kĩ năng hoặc yêu cầu rút ra kết luận, bài học,...thì xác định là mức độ Vận dụng (M3).
- Kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần Biết được và phần Kĩ năng làm được... thì có thể xác định ở mức độ Vận dụng (M3).
- Kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần Hiểu được và phần Kĩ năng thiết kế, xây dựng... trong những hoàn cảnh mới, thì được xác định ở mức độ Vận dụng nâng cao (M4).
Ma trận hướng dẫn kĩ thế, mức 1, mức 2 được hiểu như những kiến thức thông thường.
Mức 3, mức 4 dựa trên những kiến thức cơ bản để nâng mức độ khó lên một chút là đủ.
Thế nhưng nhiều thầy cô cứ thích làm khổ học sinh, họ cứ nghĩ trò là siêu nhân nên ra bài nào bài ấy bá thở.
Kiến thức mức 3 và mức 4 mang cuốn sách Violympic ra lựa bài, nhiều trò, nhiều phụ huynh không bó tay mới lạ.
Nhiều trường, nhiều giáo viên tự làm khó học sinh
Có giáo viên nhìn đề kiểm tra một số trường phán rằng: "Học ở mặt đất còn khi kiểm tra cứ như xiếc".
Do cách hiểu các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng...của mỗi giáo viên mỗi khác nên việc ra đề có sự vênh nhau khá lớn ở nhiều trường học trong một địa bàn.
Có những câu hỏi, giáo viên xác định ở mức 2, mức 3 nhưng giảng đi giảng lại đến hàng chục lần nhiều học sinh vẫn ngơ ngác thì nói gì đến mức 4?
Trong khi chương trình học của học sinh ở chương trình sách giáo khoa hiện hành đang được xác định là quá tải với các em thì hà cớ gì chúng ta lại ra đề kiểm tra khó gấp nhiều lần như thế?
Học sinh học suốt ngày, học cả đêm chỉ cày Toán, tiếng Việt cũng chưa thể hiểu hết, về nhà còn huy động cả cha, mẹ giúp sức đôi khi còn chưa ra.
Nhiều người thốt lên Học hay là Hành? Cũng chẳng ngoa chút nào.
Từ thực tế ấy khi ra đề, giáo viên đừng đứng ở vị thế người thầy, hãy hóa thân mình vào vai những đứa trẻ để thấy được kiến thức ấy có thật sự phù hợp không?
Đừng bắt những đứa trẻ hỉ mũi chưa sạch thành siêu nhân. Ngoài Toán, tiếng Việt học sinh còn nhiều thứ để học.
Và khi ra đời, nhiều em thành đạt chưa hẳn đã giỏi toán. Hãy cho các em vừa học vừa thư giãn theo đúng độ tuổi của chúng.
Mai Hoa
Theo giaoduc.net.vn
Cô giáo Hợp dành cả thanh xuân để chăm lo học sinh dân tộc thiểu số Cô Đỗ Thị Hợp đã hiện thực hóa được ước mơ trở thành giáo viên khi được nhận công tác tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú bậc Tiểu học ngay tại nơi cư trú. Cô Đỗ Thị Hợp (sinh năm 1982) hết mình chăm lo cho học sinh dân tộc thiểu số. Cô là một trong những giáo viên được tuyên...