Nhớ trò, cô giáo mầm non làm đồ chơi chờ đón trẻ
Để cho các em học sinh trở lại trường sau đợt dịch bệnh Covid 19, nhiều giáo viên mầm non tại các trường học của tỉnh Quảng Bình ngoài việc hằng ngày đến trường dọn dẹp vệ sinh còn làm đồ chơi cho các cháu….
Những cô giáo trường Mầm non Thanh Lạng tỉ mĩ làm đồ chơi cho học sinh trong những ngày học sinh nghỉ học vì Covid 19.
Trường Mầm non Thanh Lạng, xã Thanh Hoá (Tuyên Hoá – Quảng Bình) cũng như bao trường khác ở vùng miền núi biên giới khó khăn của tỉnh Quảng Bình. Học sinh ở đây chịu nhiều thiệt thòi khi dụng cụ học tập thiếu thốn, do vậy ngoài việc vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ về cơ sở vật chất thì các cô giáo đã cố gắng tìm kiếm và tạo ra những món đồ trang trí lớp học, đồ chơi để phục vụ việc giảng dạy của mình.
Các cô giáo ngồi làm ra những thứ đồ chơi bắt mắt cho học sinh của mình trong thời gian các em được nghỉ học do dịch bệnh Covid 19.
Có mặt tại trường Mầm non Thanh Lạng trong những ngày học sinh được nghỉ học do dịch bệnh Covid 19 mới cảm nhận được sự yêu mến trẻ của các giáo viên. Là trường vùng khó khăn nên mọi việc đều dồn vào tất cả ở đôi tay giáo viên.
Những giáo viên mầm non đã thủ thời gian, tìm tòi sáng tạo dụng cụ học tập, đồ chơi, cuốc đất trồng rau chỉ mong rằng khi các em đến trường sẽ có được đồ chơi, bữa ăn chất lượng.
Vẽ định hình những vòng tròn
Tỉ mỉ cắt những cánh hoa
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Lệ, giáo viên lớp lớn 1 của trường tâm sự: Hằng ngày đến trường được nghe tiếng bi bô của trẻ, được chăm các cháu tuy hơi vất vả nhưng cũng cảm thấy vui vẻ. Dạo này, học sinh không đến trường, chúng em đến chỉ dọn dẹp rồi ra về thấy vắng lặng quá nên buồn và thực sự rất nhớ các cháu.
Video đang HOT
Trang trí lớp học của mình.
Mỗi ngày đến trường, chúng em tranh thủ ghé vào nhà của các cháu để nhắc nhở phụ huynh chăm sóc con cái khi ở nhà đồng thời cũng xem tình hình sức khoẻ của các cháu ra làm sao. Còn đến trường, chiếc bàn chùi mãi cũng hết bẩn, phòng ốc lau đi lau lại cũng sạch bụi nên còn thời gian chúng em chỉ biết mua đồ về làm thêm đồ chơi cho các cháu.
Từ những hòn đá cuội, các cô giáo lựa chọn và tô vẽ làm nên những loại hoa quả, đồ chơi sinh động cho trẻ em.
Một cây quả, một cái quạt hay một chiếc giỏ xinh xinh được làm ra chỉ mong muốn cho các em học sinh sớm trở lại trường để “chiêm ngưỡng” và sẽ là đồ chơi giúp ích cho trẻ nhỏ trong việc nhận biết đồ vật.
Cô giáo tỉ mỉ tô màu lên những hòn đá cuội
Không chỉ là đồ chơi, chúng em còn tranh thủ làm những loại lòng đèn trang trí lại lớp học làm sao cho đẹp… Chắc các con khi trở lại trường sẽ rất bất ngờ” – cô giáo Mỹ Lệ tâm sự.
Những cô giáo cuốc đất…
Có thể thấy rằng, đợt dịch bệnh Covid 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành giáo dục khi các em học sinh không thể đến trường còn các phụ huynh rất vất vả không chỉ việc quản lý, chăm sóc con cái mình mà còn phải lao động kiếm sống.
…nhặt cỏ
Bà Nguyễn Thị Duyên, Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: Hàng ngày đến trường, không có học sinh chúng tôi thấy trống vắng vô cùng, đôi khi có một vài cháu ở gần trường thấy cô giáo đến lớp, các cháu cũng thập thò ngoài cổng vì trường cho các cháu nghỉ học.
Và tỉa hoa làm cho khuôn viên nhà trường đẹp hơn.
Nhiều hôm như thế, chúng tôi gọi các cháu vào để cho chúng cùng chơi, cùng xem các cô giáo làm việc. Ước gì mùa dịch qua mau để các cháu học sinh sớm trở lại trường…
Vĩnh Quý
Theo giaoducthoidai
Đừng khiến con khóc than vì bị tịch thu lì xì, không muốn bị dông cả năm thì bố mẹ hãy dạy con cách quản lý tiền hiệu quả sau
Nhiều bố mẹ vì sợ con tiêu phung phí nên quyết định tịch thu tiền lì xì. Điều này khiến con mất vui, giận dỗi và khóc lóc.
Tết Nguyên đán là dịp mà mọi đứa trẻ đều mong chờ và yêu thích. Bởi Tết là lúc trẻ có thể ăn bánh kẹo thỏa thích, trưng diện những bộ quần áo mới và đặc biệt là được nhận tiền lì xì.
Đây là khoản tiền người lớn mừng cho trẻ để cầu chúc may mắn, sức khỏe cho một năm mới. Cứ sau 3 ngày tết là đứa trẻ nào trong túi cũng rủng rỉnh một khoản tiền không nhỏ. Tuy nhiên chính điều này lại khiến bố mẹ lo lắng, sợ con sẽ tiêu tiền phung phí.
Không ít bố mẹ thậm chí "tịch thu" tiền lì xì, khiến con khóc lóc, giận dỗi. Thực tế bố mẹ hoàn toàn có thể để con giữ tiền và dạy con cách quản lý, chi tiêu hợp lý bằng các cách sau:
Cùng con nuôi "heo đất"
Bố mẹ có thể mua cho con một chú heo đất nhỏ xinh để cất tiền lì xì. Khoản tiền trong heo sẽ được con sử dụng vào các mục đích nào đó dưới sự phê duyệt, góp ý của bố mẹ.
Bằng cách này, con vừa được giữ tiền lì xì vừa học được tính tiết kiệm ngay từ nhỏ. Không những vậy nó còn giúp tránh được việc con bắt chước những anh chị lớn tiêu tiền lì xì không đúng mục đích hoặc đòi hỏi bố mẹ mua sắm đồ phung phí.
Dạy con dùng tiền vào những việc cần thiết
Khi đã giao cho con heo đất, bố mẹ hãy động viên con vỗ béo heo bằng cách: Bất cứ lúc nào con làm được việc tốt hoặc ngoan ngoãn thì sẽ đút thêm tiền vào heo.
Khoản tiền này được dùng để mua sắm các dụng cụ học tập hoặc những món đồ mà con ao ước. Bố mẹ hãy để con tự chọn món đồ yêu thích để con thấy được niềm vui khi mua một món đồ nào đó từ chính những đồng tiền tiết kiệm của mình.
Dạy con biết dùng tiền để tặng quà cho người thân vào dịp quan trọng
Bố mẹ có thể gợi ý con tiết kiệm tiền để mua những món quà cho người thân vào các dịp quan trọng. Ví như tặng quà mẹ vào ngày 8/3 hay tặng quà sinh nhật bố, ông bà... Khi đó tiền lì xì của con được sử dụng một cách ý nghĩa nhất và con sẽ trở thành người giàu tình cảm hơn. Mỗi lần như vậy, bố mẹ đừng quên khen ngợi và động viên con.
Dạy con dùng tiền lì xì để làm từ thiện
Để trẻ nhỏ cho đi khoản tiền sở hữu của mình là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên bố mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện về những trường hợp khó khăn xung quanh. Dần dần con sẽ có lòng đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ các bạn kém may mắn hơn. Bố mẹ có thể cùng con sử dụng tiền lì xì để mua dụng cụ học tập hoặc quần áo để tặng cho trẻ em vùng cao, trẻ em cơ nhỡ,...
Lên kế hoạch chi tiêu tiền lì xì hợp lý cho con
Hãy lên kế hoạch thật cụ thể, chi tiết những thứ cần chi tiêu trong năm tới để con hiểu nên tiêu tiền vào những việc gì là cần thiết. Bố mẹ gợi ý con ghi chép chi tiêu vào một cuốn sổ để dễ kiểm soát và thường xuyên tâm sự, quan sát cách con chi tiêu để có hướng điều chỉnh kịp thời. Cách này không những rèn con làm việc có kế hoạch mà còn dạy con hiểu được giá trị của đồng tiền.
Theo Helino
Học sinh dân tộc thiểu số trải nghiệm tết ở điểm trường Huổi Đáp Các em học sinh người Mông, Thái, Kháng tỏ ra rất hào hứng và cực kỳ nghiêm túc trong việc làm ra các sản phẩm trong ngày Tết cổ truyền Nhằm giúp các em học sinh người dân tộc Mông có buổi học trải nghiệm thực tế về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, các cô giáo Mầm non ở điểm trường...