Nhớ Trà Vinh với bánh canh Bến Có
Bánh canh là một trong những món ăn phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Theo đó, ở vùng đất Trà Vinh có món bánh canh Bến Có nổi tiếng với hương vị đặc trưng, thực khách thưởng thức qua rồi khó có thể nào quên.
Từng sợi bánh canh mềm, thịt, lòng heo ngọt ngon, nước dùng thơm, tiêu cay, nước mắm đậm đà chỉ tìm thấy ở món bánh canh Bến Có. Ảnh: DuongQuan
Bánh canh Bến Có với sợi bánh mềm dai, có màu trắng đục, không bị nở khi chan vào nước dùng. Phần nước dùng được nấu từ xương hầm trong nhiều giờ để tạo chất ngọt, nguyên liệu tươi ngon và bí quyết trong cách nêm nếm tạo nên một hương vị đặc trưng chỉ bánh canh Bến Có mới có.
Để bánh canh vừa thơm vừa dẻo dai thì cần chọn loại bún gạo ngon. Bánh canh Bến Có được làm từ hạt gạo lúa mùa thì mới cho ra sợi bánh to tròn, có màu hơi đục khác với bánh canh làm bằng bột lọc cọng tròn, dai và giòn, không bị nở khi ngâm trong nước. Khi nấu, người ta cho bánh canh vào nồi nước lèo để thấm vị nước, khi thưởng thức có vị thơm, mềm và chút dẻo dẻo.
Video đang HOT
Về phần nước dùng, để có được vị ngọt tự nhiên, phần thịt heo và xương ống phải chọn loại tươi ngon, rửa thật kỹ rồi cho vào nồi ninh nhỏ lửa trong nhiều giờ. Từ khâu chọn nguyên liệu ngon, đến khâu nêm nếm đều dựa trên hương vị thơm ngọt tự nhiên của thịt. Thịt và lòng heo nấu ngon nhất khi mới làm ra, mua thịt để qua ngày hay thịt trữ đông trong tủ lạnh đều không ngon bằng.
Đặc biệt phần lòng heo có cách chế biến công phu nhất vì phải qua nhiều công đoạn. Bao tử cần cạo rửa thật sạch rồi cho vào luộc. Khi lấy thịt và lòng về thì dùng chanh rửa qua để không còn tanh. Nước lèo thì nấu bằng cách hầm nhiều xương trên lửa riu riu. Để nước không bị đục thì trong quá trình nấu, phải hớt bỏ bọt liên tục. Để nấu món này không thể thiếu củ hành tây, hành tím và mực nướng cho vào nước dùng để tạo vị thơm và ngọt hơn.
Sau khi cho nguyên liệu vào hầm đến khi thịt chín, lòng mềm thì nêm nếm cho vừa miệng với muối, đường, bột ngọt… và tuyệt đối không sử dụng bột nêm. Đặc biệt, dùng ít muối, cho thêm nước mắm thơm ngon vô, khi múc ra tô thì cho tí hành lá, tiêu lên thơm lừng.
Dùng kèm bánh canh Bến Có là chén nước mắm chanh ớt. Chính vị đậm đà của nước chấm như cộng hưởng với các nguyên liệu làm cho món ăn dân dã này trở nên tròn vị, thơm ngon hơn.
Tô bánh canh đặc biệt ở chỗ không dùng rau, chỉ có giá, lòng heo xắt nhuyễn, một khoanh giò heo ở giữa tô, ít hành lá, tiêu rắc lên trên mặt nhưng sẽ khiến người ăn có ấn tượng khó quên.
Tại TPHCM, mọi người có thể thưởng thức món ăn này tại một số địa chỉ sau: Bánh canh Vua (quận 11), Trang – Bánh canh bột gạo cắt (quận 1), Cô Túc – Bánh canh (quận Gò Vấp), Bánh canh bột gạo Hai Nhiên (quận Tân Bình), Bánh canh bột gạo Ngon (quận 4), Bánh canh bột gạo – Thảo Điền (quận 2), Bánh canh Bình Thới (quận 11), Bánh canh 279 Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình), Bánh canh Bến Có (huyện Nhà Bè), Bánh canh A Vừng (quận 6)… Theo đó, một phần bánh canh Bến Có có giá bán khoảng 45.000 – 55.000 đồng.
Bản đồ ẩm thực: đến Trà vinh, đừng quên ăn bánh canh Bến Có
Từ gánh bánh canh ngay chân cầu Bến Có (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh), người mẹ của sáu đứa con đã gầy dựng nên thương hiệu bánh canh Bến Có nổi tiếng khắp cả nước.
Trò chuyện cùng anh bạn người gốc Trà Vinh ở gần ấp Bến Có mới hay, món bánh canh này đã được bán từ cách đây hơn 20 năm. Sau khi mẹ mất, sáu người con tiếp nối nghề này, cho đến nay bánh canh Bến Có không chỉ nổi tiếng tại Trà Vinh mà người dân khắp tỉnh miền Tây hay Nam bộ cũng đều biết đến.
Thoạt nhìn, bánh canh Bến Có cũng như những món bánh canh khác của người miền Tây như bánh canh cua đồng, bánh canh cá lóc với lối trình bày mộc mạc, chân phương. Thế nhưng ẩn sâu trong đó là sự tinh tế về ẩm thực mà người nấu muốn gửi gắm đến thực khách.
Về sợi bánh canh, nhất định phải làm từ hạt gạo đầu mùa thì sợi bánh mới to, tròn, trong mà vẫn có độ dai và giòn; bánh dù ngâm lâu trong nước vẫn không bị nở. Để nước dùng có vị thanh ngọt, người nấu sử dụng xương ống heo để nấu. Và trong quá trình nấu, không quên hớt bọt thường xuyên để có nước dùng trong vắt.
Có một điểm giống nhau giữa bánh canh Bến Có và cháo lòng chính là nguyên liệu lòng heo sẽ là chủ đạo cho món ăn. Theo đó, lòng heo trong món bánh canh này thường dùng lòng heo tươi lấy từ lò mổ về để bảo đảm chất lượng. Khâu sơ chế lòng cũng lắm công phu để thành phẩm lòng vẫn giữ vị ngọt, thanh từ heo mà không bị đắng.
Khi có thực khách gọi món, người nấu sẽ chần sơ bánh canh qua nước sôi và cho vào tô. Tiếp đến, xếp thịt nạc, giò heo cùng một số bộ phận lòng như tim, gan, cật, phèo... và chan nước dùng vừa đủ ngập thịt. Ngoài giá sống ăn kèm thì chén nước mắm nguyên chất điểm thêm vài lát ớt sẽ góp phần mang đến sự tròn vị khi thưởng thức cho thực khách.
Còn gì thú vị hơn khi ghé Xứ Trà thăm thú cảnh đẹp và thưởng thức bánh canh Bến Có. Từng sợi bánh canh trắng tinh, mềm mại hòa quyện cùng vị tươi ngon của lòng heo như giúp thực khách ôm trọn cả Trà Vinh vào lòng.
Mát lòng tô bánh canh trứ danh của người dân xứ Trảng Bánh canh là món ăn dân dã của biết bao thế hệ người Việt Nam. Theo đó, người dân xứ Trảng (thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) luôn đầy tự hào mỗi khi nhắc về bánh canh Trảng Bàng nổi tiếng của họ. Bánh canh Trảng Bàng là món ăn nổi tiếng của vùng đất Tây Ninh. Lần theo câu chuyện "truyền...