Nhờ tận dụng 4 loại củ này, tôi đã tiết kiệm được kha khá tiề.n đi chợ
Nếu có không gian trên ban công, bạn có thể tận dụng khoảng không gian nhỏ để trồng vài chậu rau, chỉ cần nhét rễ rau vào chai nước là có thể thu hoạch trong vòng chục ngày.
1. Cần tây thích hợp để trồng lại
Cần tây là một loại rau phổ biến rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ có tác dụng nhất định trong việc hạ huyết áp và giảm cân. Đừng vứt bỏ những cây cần tây mua ở siêu thị nếu nó có rễ. Chỉ cần giữ khoảng cách từ 4 đến 5 cm so với rễ, bạn có thể cắm trực tiếp vào nước hoặc trồng vào đất.
Dùng bình hoặc đĩa đổ đầy nước, cho trực tiếp rễ cần tây vào, đặt ở nơi râm mát hoặc nơi có ánh sáng rải rác. Lá non sẽ mọc ra trong khoảng bảy ngày và mất khoảng mười ngày để lớn lên. Bạn có thể ngắt những chiếc lá non ở bên cạnh và ăn chúng. Việc trồng cây lại cũng rất đơn giản và thuận tiện, bạn có thể hái lá và để lại rễ để tiếp tục trồng.
Nếu bạn trồng rễ cần tây trong chậu, hệ thống rễ của nó sẽ dần dần mọc ra rễ mới, chậm chậm hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất và phát triển cần tây mềm mại. Mất khoảng mười ngày để thu hoạch từ bên cạnh, và rễ cây có thể tiếp tục phát triển. Sau khi trồng, bạn có thể ăn được trong một năm. Thật đơn giản và tiện lợi, bạn có thể trải nghiệm niềm vui trồng trọt và tiết kiệm ít tiề.n.
2. Rau mùi có thể trồng trong nước
Bạn giữ lại khoảng 5 cm phần rễ của rau mùi, sau đó cắt một phần chai nước khoáng và nhét trực tiếp phần rễ vào trong khoảng mười ngày, những chiếc lá mềm sẽ mọc ra từ bên cạnh, có thể thu hoạch và ăn. Để rau mùi tiếp tục phát triển, hái lá từ bên cạnh là có thể ăn một vụ trong thời gian dài. Nếu là cây trồng trong chậu, nếu trồng rễ rau mùi xuống đất có thể ăn được cả năm.
Mặc dù rau mùi thường được ăn với số lượng nhỏ nhưng nó không thể thiếu như một loại gia vị và tương đối đắt tiề.n. Trồng một số rễ rau mùi ở nhà và ăn tùy thích. Nó cũng giúp bạn tiết kiệm ít tiề.n.
Video đang HOT
3. Hành lá có thể trồng trong chậu hoặc thủy canh
Nếu hành lá bạn thường ăn còn sót lại có rễ, bạn có thể cắt một đoạn chai nước khoáng và nhét vào đó khoảng mười ngày. Lá mềm sẽ mọc ra từ bên cạnh. Bạn có thể cắt phần lá và ăn ở phía trên. Nó sẽ tiếp tục phát triển.
Nếu bạn trồng hành lá trong chậu, chúng có thể mọc từ bên cạnh, để lại phần rễ, bạn có thể thu hoạch liên tục trong vài tháng.
4. Hành tây trồng thủy canh
Hành tây là loại củ có chứa nhiều chất chống oxy hoá rất tốt như allicin. Đây là chất có tính kháng khuẩn mạnh và có thể diệt các vi khuẩn gây bệnh trong không khí như vi khuẩn E.coli và Salmonella.
Nếu trồng củ hành tây trong nhà thì các chất chống oxy hóa từ hành tây sẽ giúp bầu không khí trong lành hơn đồng thời giúp các thành viên trong gia đình tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm, nghẹt mũi.
Để trồng hành tây bằng phương pháp thủy canh rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một củ hành tây đã lên mầm sau đó cho vào cốc nước sao cho lượng nước không ngập quá nửa củ hành tây để trồng.
Khoảng 3 – 4 ngày thì bạn thay nước 1 lần cho cây, khoảng 1 – 2 tuần sau thì cây sẽ phát triển toàn diện và bạn đã có thể thu hoạch và sử dụng.
Thay đổi vài thói quen, 3 cô gái tiết kiệm thêm vài triệu mỗi tháng, dư tiề.n mang mua vàng
Nếu bạn đang gặp khó khăn để sống tiết kiệm, hãy cùng học hỏi cách quản lý tài chính của 3 cô gái dưới đây.
Nhận lương 13 triệu, tiết kiệm được 10 triệu
Phương Chi (23 tuổ.i) đang là nhân viên văn phòng tại Bắc Ninh, nhận lương 13 triệu/tháng. Cứ mỗi khi nhận lương, cô nàng sẽ dành 5 triệu gửi tiết kiệm, 5 triệu để mua vàng. Còn lại khoảng 3 triệu/tháng là chi phí sinh hoạt, được Phương Chi phân bổ thành từng khoản nhỏ như sau:
- Tiề.n nhà: 1,3 triệu.
- Tiề.n ăn: 700 ngàn, bao gồm tiề.n mua đồ ăn vặt khi đi làm cùng đồng nghiệp và ăn uống cùng bạn bè vào thời gian rảnh. Phương Chi cho hay, do được công ty hỗ trợ 2 bữa sáng và trưa nên cô nàng hầu như không tốn chi phí mua thực phẩm hàng ngày.
- Tiề.n xăng xe: 300 ngàn.
- Tiề.n mua đồ vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm, quần áo, đồ dùng sinh hoạt: 700 ngàn.
Khi được hỏi "chỉ tiêu 3 triệu/tháng thì có khó sống không", cô nàng cho hay: "Mình không phải là người theo chủ nghĩa tiêu dùng, không có nhu cầu mua sắm hay mua đồ để làm vui bản thân.
Cũng vì thế, mình không thấy áp lực và stress gì. Mình vẫn mua quần áo cơ bản, đi ăn uống cùng bạn bè và đồng nghiệp. Ngoài ra, cá nhân mình cũng có nhiều khoản chi tiêu tiết kiệm được, đó là được công ty bao ăn và thuê nhà trọ giá rẻ của người quen. Đây là những yếu tố mà một số bạn trẻ khác ở thành phố không có được. Mình muốn tận dụng khoảng thời gian này để có quỹ tiết kiệm lớn một chút, chẳng may nay mai có việc cần dùng đến".
Ảnh minh hoạ
Thay đổi 1 thói quen, tiết kiệm thêm vài triệu đồng/tháng
Như Ngọc (25 tuổ.i, Hà Nội) chia sẻ, tổng thu nhập của cô là 15 triệu đồng/tháng. Lúc trước, cô chủ yếu không xài tiề.n mặt, mà dùng quẹt thẻ để thanh toán. Dù phương thức này thuận tiện nhưng Như Ngọc không tiết kiệm được đồng nào vì thường xuyên chi tiêu quá mức. Giờ đây, sau khi có lương, cô đều rút một phần tiề.n mặt để chi tiêu hàng ngày, còn lại bao nhiêu thì giữ lại ở tài khoản ngân hàng để tiết kiệm. Nhờ theo đuổi cách chi tiêu bằng tiề.n mặt nên Như Ngọc sống tiết kiệm hơn, tình hình tài chính cải thiện rõ rệt.
Như Ngọc tâm sự: "Thời gian đầu chuyển qua xài tiề.n mặt, mình chỉ tiết kiệm được 1/3 lương thôi. Cụ thể, tháng nào mình cũng đổi 10 triệu tiề.n mặt, còn lại bao nhiêu thì dành để gửi tiết kiệm hoặc mua vàng. Với 10 triệu này mà mang đi chi tiêu, nếu còn dư thì tốt quá, mà nếu mình lỡ xài hết thì dừng. Sau này, có tháng mình tiết kiệm được nhiều nhất là 2/3 lương cũng bởi cách trên".
Theo cô bạn, việc dùng tiề.n mặt để thanh toán sẽ hạn chế các khoản mua sắm linh tinh mà đôi khi cả chính chủ cũng không nhớ. Bởi lẽ, so với tiề.n mặt thì việc quẹt thẻ để thanh toán ít mang lại cảm giác "tiếc tiề.n", tâm lý muốn chi tiêu thoải mái nhiều hơn.
"Với mình, dùng tiề.n mặt khá tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Khi mua sắm, bạn không cần nhân viên trả tiề.n thừa hoặc mất công đăng nhập các app. Nếu trong ví có nhiều tiề.n mà chi tiêu quá nhiều thì chúng sẽ xẹp xuống, bạn sẽ nhận ra ngay và xót tiề.n, từ đó giảm chi tiêu liền", cô bạn cho biết.
Ảnh minh hoạ
Không bao giờ dám tiêu hết tiề.n lương có được
Phương Chi chia sẻ từ khi còn nhỏ, cô được phụ huynh dạy rằng phải nỗ lực học tập, làm việc chăm chỉ để hướng đến độc lập tài chính. Khi có tiề.n trong tay, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và thuận lợi hơn. Tích lũy nhiều, không chỉ để phòng ngừa rủi ro mà còn giúp mỗi bước đi hàng ngày tự tin và suôn sẻ.
"Mẹ luôn bảo với mình rằng có những lúc nếu không có tiề.n thì sẽ chẳng làm gì được chẳng hạn như ốm đau, hay muốn giúp đỡ gia đình. Không nhất thiết cả đời phải sống vì tiề.n, nhưng nếu có tài chính ổn định, mình sẽ tránh được những rắc rối. Cũng vì thế, từ khi đi làm, mình chưa bao giờ tiêu hết số tiề.n kiếm được, mà cố gắng hàng tháng để dành ít nhất 1-2 triệu", Phương Chi nói.
Một trường hợp khác, Mỹ Duyên (SN 1997) đang làm freelancer trong mảng chăm sóc và sales các sản phẩm du lịch ở TP.HCM. Sinh ra trong gia đình có bố mẹ không quá giàu có về mặt tài chính, Mỹ Duyên sớm chủ động học cách tự lập và quản lý chi tiêu. Cho đến hiện tại, cô nàng đã luôn duy trì được mục tiêu tiết kiệm 50% trên tổng thu nhập hàng tháng.
Cô nàng chia sẻ: "Mình thường để dành 50% thu nhập vào sổ tiết kiệm, chi 30% cho sinh hoạt cần thiết, 20% để dành cho sở thích cá nhân. Vì công việc của mình là làm tự do nên thu nhập cũng bấp bênh lắm. Tháng nào chăm chỉ thì có thể ở mức 50-80 triệu, nhưng cũng có những tháng kiếm 30-40 triệu thôi. Tháng nào thu nhập kém hơn thì mình sẽ cắt phần chi tiêu cho sở thích xuống để đảm bảo tiết kiệm ít nhất 20 - 40 triệu/tháng trở lên, đồng thời tháng sau sẽ phải cố gắng nhiều hơn để bù lại".
Từng trải qua quãng thời gian khó khăn về tài chính và sau này rút ra được nhiều bài học tiết kiệm cho bản thân, Mỹ Duyên gửi quan điểm đến nhiều bạn trẻ đang muốn học hỏi về quản lý tài chính: "Các bạn trẻ bây giờ thường chạy theo xu hướng và không quan tâm đến việc trong túi mình có bao nhiêu tiề.n, họ thường chi trước rồi mới tính sau. Mình nghĩ, việc quan trọng nhất trong quá trình quản lý tài chính đó là bạn biết được bạn là ai, đang ở đâu trong xã hội và không chạy theo những thứ vượt quá tầm với thì bạn sẽ biết cách chi tiêu đúng mức".
Tôi tiết kiệm được 1,7 tỷ đồng sau khi ngừng chi tiề.n cho 5 thứ này Niềm vui nhất thời từ việc tiêu tiề.n thực chẳng thấm vào đâu so với cảm giác an tâm mà việc tiết kiệm mang lại. Sau khi tiết kiệm được 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng), tôi thực sự hiểu rằng một số khoản chi tiêu hoàn toàn không phải là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Trước đây, tôi từng nghĩ...