Nhờ người “chạy” công chức, nhân viên hợp đồng ở Viện kiểm sát “tiền mất tật mang”
Mặc dù không có chức năng, nhiệm vụ trong việc thi tuyển công chức ngành kiểm sát, nhưng do cần tiền ăn tiêu nên Phùng Mỹ Giang đã đưa ra các thủ đoạn gian dối, chiếm đoạt 5,5 tỷ đồng của 5 người bị hại.
Ngày 7/11, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Phùng Mỹ Giang (SN 1974, trú tại ngõ Bảo Khánh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại khoản 4, Điều 139 BLHS.
Bị cáo Phùng Mỹ Giang tại phiên tòa sơ thẩm
Trước đó, vào khoảng tháng 8/2016, cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội liên tiếp nhận được đơn thư tố giác tội phạm của quần chúng nhân dân về việc đối tượng tên Phùng Mỹ Giang bằng thủ đoạn hứa hẹn chạy việc, lừa đảo hàng trăm triệu đồng.
Theo kết quả điều tra xác định: Đầu năm 2016, thông qua một số cán bộ VKSND tối cao, Phùng Mỹ Giang biết chị Nguyễn Ngọc B. (SN 1992) là nhân viên hợp đồng tại VKSND tối cao có nguyện vọng thi tuyển lên công chức. Biết được nguyện vọng của chị B., Giang hứa hẹn sẽ xin được cho chị B. vào công chức vào Cơ quan điều tra – VKSND tối cao với chi phí là 400 triệu đồng.
Video đang HOT
Do tin tưởng, ngày 28/01/2016, tại quán cà phê trên phố Lý Thường Kiệt (Hà Nội), gia đình chị B. đã giao 400 triệu đồng cho Giang. Tuy nhiên, Giang không thực hiện được như cam kết. Đến nay, Giang mới trả được cho gia đình chị B. 20 triệu đồng.
Ngoài ra, vào tháng 2/2015 và ngày 04/4/2016, bằng thủ đoạn đưa thông tin gian dối là Giang có các mối quan hệ có thể mua ô tô do Hải quan thanh lý với giá rẻ. Do tin tưởng nên có rất nhiều bị hại đưa cho Giang với tổng số tiền là 5,1 tỷ đồng.
Theo kết luận của cơ quan công tố, tổng số tiền Giang chiếm đoạt của 5 bị hại là 5,5 tỷ đồng. Đến nay, nữ bị cáo mới trả lại cho các bị hại là 360 triệu đồng.
Sau khi xem xét toàn diện hồ sơ vụ án cùng quá trình tranh tụng công khai tại phiên tòa, HĐXX xét thấy hành vi của bị cáo Giang là rất nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản của công dân. Do vậy, cần thiết phải áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với mức độ, tính chất, hành vi phạm tội của bị cáo mới đủ sức răn đe cũng như phòng ngừa chung.
Vì các lẽ trên, sau khi nghị án, HĐXX TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt bị cáo Phùng Mỹ Giang mức án 18 năm tù theo đúng tội danh bị truy tố.
Theo nguoiduatin
Buôn lậu diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn và phương thức mới
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ hàng giả trên khu vực biên giới tỉnh Quảng Ninh từ đầu năm 2018 đến nay đã giảm mạnh. Hiện nay, tuy không nhiều, nhưng hàng hóa vẫn thẩm lậu qua biên giới vào mọi thời điểm, với nhiều thủ đoạn và phương thức mới.
Ngày 8-4-2018, Đồn Biên phòng Hải Hòa, BĐBP Quảng Ninh bắt giữ vụ vận chuyển 12.000 bao thuốc lá nhập lậu qua biên giới. Ảnh: Lê Đồng
"Cuộc chiến" chống buôn lậu ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai từ nhiều năm qua. Các thủ đoạn, chiêu thức của giới buôn lậu và các cung đường vận chuyển hàng lậu đã được lực lượng chức năng bám nắm, theo dõi sát sao, nhưng các đối tượng buôn lậu vẫn tìm mọi cách để đưa hàng hóa trái phép vào nội địa tiêu thụ.
Để tránh bị phát hiện, các đối tượng buôn lậu vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam chia ra nhiều công đoạn cung đường; trong đó phức tạp nhất là ở khu vực dọc sông biên giới Ka Long và sông Bắc Luân, khu vực biên giới thành phố Móng Cái. Hàng lậu chủ yếu là pháo nổ, thuốc lá điếu, gia súc, gia cầm, thủy hải sản, mỹ phẩm, đồ điện tử, các loại mặt hàng có giá trị cao. Trong đó, nổi lên là hoạt động nhập lậu pháo nổ, thuốc lá, gia súc, gia cầm và buôn bán, vận chuyển ma túy. Hoạt động này diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát tại mọi thời điểm trong năm. Các đầu nậu, chia nhỏ, xé lẻ hàng hóa chờ thời cơ huy động "cửu vạn" gùi, cõng qua biên giới hoặc dùng thuyền máy vận chuyển qua sông Ka Long, Bắc Luân rồi phân tán vào nhà dân trong khu vực biên giới.
Hàng lậu được vận chuyển qua biên giới thành công, các đầu nậu lại tìm cách "qua mắt" các lực lượng chức năng để mang sâu vào nội địa. Từ đây, hàng lậu một lần nữa được bốc lên các loại phương tiện vận tải đường bộ, chờ khi trời chập choạng tối, hoặc những thời điểm thưa vắng lực lượng chức năng sẽ được vận chuyển đi các nơi tiêu thụ. Để thực hiện êm xuôi các phi vụ làm ăn phi pháp, các đối tượng buôn lậu cắt cử người đi quan sát, theo dõi động tĩnh của các lực lượng chức năng, sau đó sử dụng điện thoại di động, bộ đàm để thông tin cho nhau hoặc báo cho nhau bằng tiếng lóng đã được bọn chúng quy ước từ trước. Nếu có động tĩnh gì hay gặp phải những "trục trặc" ngoài ý muốn thì ngay lập tức, chúng thông báo cho đồng bọn tẩu tán, cất giấu hàng "án binh bất động" chờ thời cơ khác hoạt động.
Trước sự tấn công quyết liệt của các lực lượng chức năng, giới buôn lậu thường xuyên thay đổi phương thức hoạt động và hình thành nhiều đường dây buôn lậu quy mô lớn, được tổ chức chặt chẽ, hoạt động liên tỉnh, liên quốc gia, có sự tham gia tiếp tay của nhiều thành phần, nhiều đối tượng cả trong nước và nước ngoài. Tinh quái hơn, một số đối tượng sử dụng mẫu mã các mặt hàng tiêu dùng ưa chuộng tại Việt Nam rồi đưa ra nước ngoài đặt sản xuất, sau đó vận chuyển qua biên giới vào thị trường nội địa tiêu thụ. Ngoài ra, chúng còn sử dụng các bao bì, nhãn mác đã được xuất khẩu hàng hóa chính ngạch, sau đó đóng hàng lậu vào để vận chuyển quay lại Việt Nam để tiêu thụ. Sự ma quái này đã khiến cho cuộc đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới của các lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng BĐBP chưa có hồi kết.
Mặc dù BĐBP Quảng Ninh đã triển khai rất nhiều phương án đấu tranh ngăn chặn và kiểm soát buôn lậu, song vẫn có không ít đối tượng, hàng hóa lậu vượt biên, "tuồn" vào nội địa bằng nhiều con đường khác nhau. Từ đầu năm 2018 đến nay, BĐBP Quảng Ninh đã phát hiện bắt giữ, xử lý 71 vụ với 84 đối tượng/57 phương tiện. Tổng số tiền xử phạt, phát mãi hàng hóa và tiêu hủy trị giá gần 3 tỷ đồng.
Đại tá Nguyễn Văn Hiển, Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP Quảng Ninh cho biết bên kia biên giới, đối diện với thành phố Móng Cái có nhiều loại hàng hóa giá rẻ, mẫu mã đa dạng, phong phú... Đây là yếu tố tiềm ẩn phức tạp về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa... có thể bùng lên, trở thành những điểm "nóng", nhất là vào những tháng cuối năm 2018. Vì vậy, BĐBP Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương án tác chiến, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép trên khu vực biên giới trên đường bộ và trên biển.
"Để đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, BĐBP Quảng Ninh đã chỉ đạo các đơn vị nắm chắc tình hình địa bàn, đối tượng, vận dụng các biện pháp nghiệp vụ chủ động phòng ngừa, tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ trên biên giới, cửa khẩu, vùng biển, mở nhiều đợt đấu tranh cao điểm. Đồng thời, các đơn vị phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ người, phương tiện, hàng hóa vận chuyển trên khu vực biên giới, cửa khẩu... Qua đó, phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các hoạt động lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại..." - Đại tá Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh.
Lê Đồng
Theo bienphong
Huỷ kết quả tuyển 4 tạp vụ, bảo vệ làm... kiểm sát viên Dù chỉ có bằng tại chức, không sống tại vùng biên giới hay hải đảo nhưng 4 nhân viên từng làm tạp vụ, bảo vệ lại được "đặc cách" trúng tuyển công chức. Sau khi công bố kết quả, nhiều thí sinh dự thi bất mãn và cho biết 4 nhân viên trên đều là... họ hàng của lãnh đạo. Chiều 3/10, trao...