Nho Hồng ngọc La Mã thượng hạng 283 triệu đồng/30 quả, vì đâu lại có “giá trên trời”?
Chùm nho đỏ thượng hạng Hồng ngọc La Mã ở miền Trung Nhật Bản đã được bán đấu giá với giá 1,3 triệu Yen (hơn 283 triệu đồng).
Tại phiên đấu giá nho Hồng ngọc La Mã (ruby Roman) đầu tiên trong năm nay diễn ra tại thành phố Kanazawa, tỉnh Ishihawa, Nhật Bản, 100 chùm nho được đưa ra trưng bày để người mua trả giá. Tất cả các chùm này đều đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kích thước cũng như hàm lượng đường. Chúng được đóng gói cẩn thận và được đặt trang trọng trong những chiếc hộp giấy.
Năm nay, một chùm nho 30 quả đã được ông chủ một chuỗi hệ thống khách sạn truyền thống của Nhật Bản trả giá 1,3 triệu Yen (hơn 283 triệu đồng). Đây là mức giá kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp tại xứ sở mặt trời mọc.
Nho đỏ giống Hồng ngọc La Mã thượng hạng.
Video đang HOT
Tại phiên đấu giá năm ngoái, chùm nho đỏ giống Hồng ngọc La Mã đặc sản được trồng ở tỉnh Ishikawa, có kích thước mỗi trái tương đương với quả bóng bàn đã có giá 1,2 triệu Yen (khoảng 261,8 triệu đồng).
Theo Ban tổ chức, việc tiến hành phiên đấu giá trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp là nhằm mở ra hy vọng các nhà sản xuất nông nghiệp trên khắp cả nước.
Loại nho đặc biệt có mức giá đắt đỏ nhất thế giới này được trồng ở tỉnh Ishikawa, miền Trung Nhật Bản, nổi tiếng với vị ngọt cao và ít tính axít. Mỗi trái nho loại này nặng hơn 20g. Người nông dân tỉnh Ishikawa đã nghiên cứu trồng loại nho quý hiếm này từ cách đây khoảng 15 năm.
Loại nho lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào năm 2008. Tuy nhiên, số lượng nho được bán ra khá hạn chế và gần như độc quyền. Trong năm nay, có khoảng 26.000 quả nho được bán ra, dù mức giá không phải đạt kỷ lục như tại cuộc đấu giá trên.
Nho Hồng ngọc La Mã có hương vị thơm ngon rất đặc biệt. Bên trong quả nho có hai lớp như hai lòng quả trứng gà. Trong đó, một lớp có hương vị của nho Mẫu đơn Nhật và một lớp có vị của một loại nho Pioneer hương rượu vang. Khi ăn, hai vị này hòa quyện, tan chảy trong miệng tạo nên mùi vị rất đặc biệt.
Chùm nho được bán giá kỷ lục hơn 283 triệu đồng
Mới đây, một chùm nho đỏ thượng hạng ở miền Trung Nhật Bản đã được bán đấu giá với giá 1,3 triệu Yen (hơn 283 triệu đồng).
Tại phiên đấu giá nho Hồng ngọc La Mã đầu tiên trong năm nay diễn ra tại thành phố Kanazawa, tỉnh Ishihawa, Nhật Bản, 100 chùm nho được đưa ra trưng bày để người mua trả giá. Tất cả các chùm này đều đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kích thước cũng như hàm lượng đường. Chúng được đóng gói cẩn thận và được đặt trang trọng trong những chiếc hộp giấy.
Năm nay, một chùm nho 30 quả đã được ông chủ một chuỗi hệ thống khách sạn truyền thống của Nhật Bản trả giá 1,3 triệu Yen (hơn 283 triệu đồng). Đây là mức giá kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp tại xứ sở mặt trời mọc.
Tại phiên đấu giá năm ngoái, chùm nho đỏ giống Hồng ngọc La Mã đặc sản được trồng ở tỉnh Ishikawa, có kích thước mỗi trái tương đương với quả bóng bàn đã có giá 1,2 triệu Yen (khoảng 261,8 triệu đồng).
"Giá của những loại hoa quả cao cấp đã sụt giảm mạnh trong năm nay do dịch COVID-19. Chúng tôi đã nghe rất nhiều tin tức buồn từ nông dân địa phương. Chính vì vậy, chúng tôi đã trả giá cao cho chùm nho này ngay trong phiên đấu giá đầu tiên như là cách để khích lệ và mang lại tin tức tươi sáng cho người nông dân", ông Hyakurakuso - chủ chuỗi khách sạn ở Kanazawa nói.
Nho được đóng gói cẩn thận và được đặt trang trọng trong những chiếc hộp giấy.
Theo Ban tổ chức, việc tiến hành phiên đấu giá trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp là nhằm mở ra hy vọng các nhà sản xuất nông nghiệp trên khắp cả nước.
Năm nay, những đợt mưa kéo dài trong suốt cả vụ thu hoạch khiến các nông dân không khỏi lo lắng về chất lượng trái nho. Song nhờ sự quản lý và điều chỉnh kỹ thật thích hợp của các nhà sản xuất nên chất lượng nho vẫn được duy trì và trái nho không bị nứt.
Giống nho Hồng ngọc La Mã trứ danh, nổi tiếng với hàm lượng đường cao và độ axit thấp kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường vào năm 2008. Giống nho này thường cho thu hoạch trong vòng ba tháng, bắt đầu từ tháng 7. Dự kiến, năm nay sẽ thu được khoảng 26.000 chùm.
Ngành công nghiệp ngọc bích Myanmar: Canh bạc chết người (Kỳ cuối: cần cải cách kịp thời) Nguy cơ xảy ra tai nạn và cuộc khủng hoảng ma túy sẽ tiếp tục tồn tại trong những góc khuất của ngành công nghiệp khai thác ngọc của Myanmar. Vì vậy, chính phủ Myanmar cần nhanh chóng đưa ra những cải cách nghiêm ngặt. Nguy cơ xảy ra tai nạn và cuộc khủng hoảng ma túy sẽ tiếp tục tồn tại trong...