Nhớ con tép rong quê tôi
Nhiều đứa bạn hỏi tôi, sống nơi phồn hoa đô hội mà sao tôi thích kể toàn chuyện “nhà quê”? Là bởi tôi sống xa quê đã nhiều năm, ở một góc khuất trong tâm hồn hai tiếng “quê nhà” làm tôi luôn đau đáu nhớ về quê hương!
Khi kể cho bạn nghe những chuyện ở quê tôi, cũng là lúc nhắc lại cho tôi những ký ức thời niên thiếu sống ở vùng quê sông nước. Một trong những ký ức tuổi thơ của tôi gắn liền với những cơn mưa là cùng lũ bạn rủ nhau đi xúc tép rong.
Tép rong chiên bột đậm tình quê hương. Ảnh: MINH TRIẾT
Một loài tép bé nhỏ, nhưng qua bàn tay chế biến của các bà nội trợ, chúng đã trở thành những món ăn dân dã mà ngọt thơm, đậm đà hồn quê…
Mấy hôm trước, tôi được đứa bạn rủ đi ăn món tép rong chiên bột ở một quán ven sông Long Hồ. Chị chủ quán niềm nở giới thiệu đây là món ăn dân dã, toàn hương đồng cỏ nội nhưng ngon không kém bất cứ món nào.
Tép rong xưa chỉ dành cho các bếp nghèo, nhưng nay đã trở thành đặc sản của miền Tây, bởi đây là loài tép sống ngoài thiên nhiên, không những ngon, ngọt mà còn là thực phẩm sạch nên được nhiều người ưa thích. Đặc biệt là tài chế biến của các đầu bếp đã biến món ăn dân dã thành đặc sản nổi tiếng.
Tôi gắp một đũa tép vàng ruộm cho vào miệng, luồng ký ức từ đâu lại hiện về như một cuốn phim quay chậm.
…..Thuở nhỏ, vào những ngày hè, tôi thường rủ chúng bạn cùng trang lứa trong xóm xách rổ đi dọc theo các mé sông, mé rạch hoặc ra vườn nhảy xuống ao, mương để xúc tép. Tép hồi đó nhiều lắm, mỗi lần dùng rổ chao qua chao lại vài vòng, dỡ rổ lên là tép nhảy tanh tách, lựa bắt một hồi cả rổ.
Tôi còn nhớ mỗi lần xúc tép đem về nhà, mớ tép còn tươi trong sau khi làm sạch, má tôi thường rang mặn, nấu canh với rau mồng tơi, bồ ngót, có khi rau cải trời hoặc xào với đậu đũa… để ăn cơm. Đây là những món ăn dân dã trong bữa cơm thường ngày của những gia đình nông thôn.
Nếu hôm nào tép nhiều, má tôi chế biến thành những món ăn để dành trong những lúc túng thiếu. Ngoài tép rong luộc chín phơi khô để nấu canh, má còn làm mắm tép. Má nói, có hũ mắm tép trong nhà, chỉ cần hái mấy trái đậu rồng, vài đọt cải trời, đọt rau lang… chấm với mắm tép là đã có bữa cơm ngon miệng.
Năm tháng trôi qua mau, nhưng tôi không thể nào quên những bữa cơm với tép rong rang mặn, tép nấu canh rau tập tàng, mắm tép…; tuy đơn sơ, giản dị nhưng thơm ngon một cách lạ lùng.
Video đang HOT
Tép rong hay còn gọi là tép đồng, tép riu, tép muỗi, tép mòng, tép trấu… là tên gọi chỉ loài tép nhỏ khoảng 30- 50mm, có màu xanh nhạt hoặc màu trắng, trong suốt. Tép rong sống ở môi trường nước ngọt như ao, mương, sông rạch và trên đồng ruộng…
Người dân bắt tép rong bằng cách đóng đáy, đặt đú, lọp, kéo lưới, chài, xúc… Là món ăn của người dân quê, nên giá trị kinh tế không cao, chỉ xuất hiện trong các mâm cơm đạm bạc của người thôn quê.
Gần đây con tép rong đã “lên đời”, thậm chí đã “bước” vô các nhà hàng với các món được chế biến từ tép rang mặn, nấu canh tập tàng, canh khoai ngọt, gỏi tép rong cho đến dùng làm nhưn bánh xèo, mắm tép… món nào cũng hảo hạng, ăn là ghiền.
Nhưng độc đáo, bắt mắt và hấp dẫn nhất là món tép rong lăn bột chiên giòn rất ngon do chính người bình dân vùng quê miền Tây Nam Bộ chế biến mà chắc chắn bạn ăn một lần sẽ không thể quên được.
Muốn có một đĩa tép rong chiên bột, trước hết phải chọn cho được một mớ tép tươi đem về loại bỏ tạp chất, dùng kéo cắt bỏ đầu, đuôi, rửa sạch, để ráo nước.
Tiếp theo, dùng bột chiên pha nước, khuấy đều rồi trộn chung với tép, ướp thêm gia vị, bột ngọt, bột nêm, hành lá, nước mắm… Sau cùng, bắc chảo dầu lên nấu sôi rồi từ từ cho hỗn hợp bột, tép vào chiên cho đến khi tép vàng ươm, bốc mùi thơm phưng phức là chín.
Món tép rong lăn bột chiên giòn ngon nhất là ăn kèm với cải bẹ xanh, xà lách, rau sống, dưa leo chấm nước mắm chua cay. Đây là món ăn vừa là khai vị vừa là món chủ lực trong bữa ăn, không chỉ phục vụ cho các thực khách ở các quán nhậu bình dân nay đã có mặt ở nhiều nhà hàng sang trọng.
Cho một miếng bánh tép gói rau sống vào miệng, nhai chầm chậm, độ giòn rụm của nó cộng với vị ngọt, béo hòa lẫn vị thơm của rau sống, vị cay của ớt… mới cảm nhận hết các hương vị thơm ngon của món ăn bình dân này và khi đã ăn thì không thể cưỡng lại, chỉ muốn ăn tiếp thôi.
Mới hay, một loài vật nhỏ bé, tưởng như không có nhiều giá trị giữa biết bao loài thủy sản vùng sông nước Cửu Long này, nhưng với bàn tay khéo léo, biết cách tận dụng tối đa những thứ “trời cho”, người dân quê đã làm phong phú thêm đời sống của họ qua nghệ thuật ẩm thực dân gian.
Con tép rong bé tí mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho quê tôi như một món quà quý, đã làm ấm lòng nhiều người dân đồng quê lam lũ trong những lúc khó khăn. Các món ăn dân dã, bình dị được chế biến từ con tép nhỏ xíu này trở thành nhiều món ngon… khó cưỡng, khiến người xa quê càng da diết nhớ người thân, thêm yêu quê hương xứ sở và luôn làm tôi nhớ mãi, như một hoài niệm khó quên!
Cơm khô ngào đường Món ăn xa xỉ ngày xưa lúc khốn khó bạn còn nhớ không?
Ngày xưa ấy, còn nhớ những ngày trời có nắng to, bữa cơm còn thừa một ít cơm, mẹ thường đem phơi khô để làm nguyên liệu cho món cơm khô ngào đường. Đây là món ăn vặt dễ làm và ít tốn thời gian.
Cơm cháy giòn tan hòa quyện cùng vị ngọt của đường, ngọt thơm làm ta chẳng dừng được.
Cơm thừa sẽ được các mẹ dàn đều ra mẹt rồi hong cho khô.
Tuổi thơ còn nhớ cơm khô ngào đường
Bữa ăn thời nhà nghèo không phải khi nào cũng có cơm dư. Nên sau một thời gian mới đủ cơm khô để ngào thành một mẻ rồi chia nhau ăn. Mẹ mang tất cả cơm khô phơi thêm một nắng cho thật già, thật khô, rồi lấy mỗi lần một ít cho vào chảo rang lên.
Những ngày nắng hè gay gắt, được mẹ giao cho trông chừng lũ chim, nhiều hôm gió thổi nhè nhẹ. Dựa vào gốc cây nhìn vào sân mà mắt ríu lại, giật mình tỉnh dậy thì đã mất đi một góc lúc nào chẳng hay.
Rang gạo phải để lửa nhỏ riu riu và đảo thật đều cho vàng vẹ. Khi cơm rang vàng rộm, giòn bung, hạt gạo nở và mùi thơm bay khắp gian nhà nhỏ. Rồi mẹ đổ cơm ra rá và bảo tôi lấy quạt mo cau quạt cho thật nguội.
Thường thì những hạt cơm được phơi khô sẽ dính vào nhau, nên phơi xong các bà các mẹ phải giã nhẹ tay cho vừa đủ rời hạt.
Mỗi lần nghe nói mẹ sắp làm món cơm khô ngào đường là mấy đứa cả lũ trẻ hàng xóm lại vội vàng phủi tay đầy đất vào quần. Lúc đang chơi rồi chạy vào bếp xem mẹ đảo cơm trên bếp củi nhỏ lửa.
Chúng reo lên thích thú khi thấy hạt cơm nhảy múa trên chảo. Lũ trẻ vừa lấy tay xua khói vừa "bàn bạc" mãi cho đến khi hạt cơm nở bung, căng phồng màu vàng ươm. Tất cả đều háo hức nhìn mẹ đổ nước đường pha sệt để hạt cơm phủ bóng cả chảo mà thèm thuồng. Mẹ đảo đều tay nhanh để chúng không bị cháy đen và vón cục. Đứa nào đứa nấy chăm chú nhìn, nước miếng ứa ra chỉ muốn ăn ngay thôi.
Hương vị khó quên
Cơm khô rang đường râm ran trò chuyện vào những ngày đông là món ăn "rẻ tiền" . Vậy mà lại xa xỉ của tuổi thơ khó khăn, thiếu thốn. Bởi vì cái thời hạt thóc, hạt gạo quý như ngọc ấy không phải bữa nào lúc nào cũng có cơm thừa.
Để bây giờ vào những ngày đông giá rét, hay những ngày mưa rả rích dài dẵng. Nhìn bầu trời bỗng thấy sống mũi cay cay nhớ thời thơ ấu. Lòng chợt nôn nao thèm một nắm cơm rang đường thuở nào.
Cơm khô rang đường xưa đơn giản chỉ có mỗi đường Những cũng có những lần được thêm chanh, ớt, tỏi dậy mùi thơm tỏa đều căn bếp làm lũ trẻ thèm đến "nhỏ dãi".
Chưa kịp bắc ra cho nguội đã thấy cái rột roạt giòn ngọt vui tai .Từng hạt cơm tan dần trong miệng, có đứa lén nhón một ít mà bị bỏng tay. Nhưng vẫn đưa vào miệng vừa nhai vừa thổi phù phù cho đã.
Rồi anh em chúng tôi lớn dần lên theo năm tháng với đôi chân bước đi nơi phố thị phồn hoa. Má vẫn ở lại mái nhà xưa ấy, vẫn phơi từng nắm gạo đợi các con về cùng nhau "tranh giành".
Bếp lửa ngày xưa ấy, má vẫn ngồi với những chuyện nhỏ đời thường. Để rồi khi rời nhà, tôi ôm chặt keo cơm nguội ngào đường vào lòng như mang theo cả tấm lòng bao la của má qua mọi nơi.
Hành trình trong cuộc sống mang theo ý thức tuổi thơ
Đoạn đường đi dường như trở nên khó bước hơn. Má vẫn còn ở lại nơi thuộc về má với những chiếc nia, rau ốc vườn nhà, còn chúng tôi thì vẫn chưa dừng lại...
Hiện nay, cuộc sống phần nào đã được cải thiện, không còn quá thiếu thốn khó khăn như ngày xưa. Nhưng người dân quê tôi vẫn thích món cơm khô ngào đường, "món ăn huyền thoại".
Chúng tôi xa quê vì cuộc mưu sinh, nhưng cứ mỗi lần về thăm mẹ mẹ vẫn không quên. Không bao giờ mẹ quên cho một gói cơm khô ngào đường vào túi hành trang nhỏ của tôi...
Mỗi lần tôi về quê, má lại mang mớ cơm nguội phơi khô ra ngào đường. Hương vị vẫn như xưa, chỉ khác bên bếp lửa đã thưa vắng bớt những cái đầu chụm vào nhau.
Đâu đó vẫn còn hương vị ngọt ngào của cơm khô ngào đường mẹ nấu.
"Về sông ăn cá, về đồng ăn cua"... Chẳng biết từ bao giờ, câu ca "Gió đưa gió đẩy/ về rẫy ăn còng/ về sông ăn cá/ về đồng ăn cua" đã thấm vào suy nghĩ của thế hệ chúng tôi. Có lẽ, những ai sinh ra và lớn lên ở chốn quê nghèo, đều gắn tuổi thơ với con cá, con cua và ký ức đó vẫn còn vẹn nguyên...