Nhờ cô, tôi vượt qua nỗi xấu hổ quay cóp
Tự thỏa mãn và tự thưởng cho mình bằng nhiều ngày rong chơi, tôi bắt đầu trượt dài trong học tập. Và rồi tôi quay cóp…
Tranh: NGỌC NHI
Sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, tôi thi đậu vào Trường THPT Trần Phú – một trường khá nổi tiếng của thành phố, với điểm số đầu vào rất cao.
Tự thỏa mãn và tự thưởng cho mình bằng nhiều ngày rong chơi, tôi bắt đầu trượt dài trong học tập, những con điểm xấu xí (1,2,3) đến với tôi ngày càng nhiều trong khi cách dạy của thầy cô ở cấp 3 khác với cấp 2 nhiều quá!
Lo sợ cái ngày đưa sổ liên lạc cho cha mẹ ký và nhìn vẻ thất vọng, nghe tiếng quở trách của cha mẹ, tôi cảm thấy mình đang hụt hẫng, chới với, khủng hoảng tinh thần.
Rồi một ngày không giữ được tinh thần, sự tự tin, tôi đã quay cóp trong giờ kiểm tra.
Hôm ấy là tiết của cô Lê Thị Ánh Ngọc. Sau khi yêu cầu học sinh bỏ hết cặp sách lên bục giảng, cô mới chép đề lên bảng và bắt đầu tính giờ làm bài.
Giữa lúc tôi đang cắm cúi chép tài liệu trong cuốn sách giấu trong hộc bàn thì cô đến. Cô tịch thu sách rồi ghi vào tờ bài làm điểm 0 với lời phê “ Sử dụng tài liệu”.
Tôi chống chế một cách yếu ớt: “Em quên mà cô!” và năn nỉ: “Cô tha lỗi cho em”.
Nhưng cô vừa lắc đầu vừa nói: “Trước khi chép đề, cô đã nhắc nhở nhiều lần rồi… là không được quay cóp, không được sử dụng tài liệu”.
Trong hoàn cảnh bấn loạn tinh thần, tôi lại rơi vào một sai lầm khác. Tôi ngập ngừng lên văn phòng Ban giám hiệu và khiếu nại với cô Hiệu phó: “Bài kiểm tra lẽ ra phải được làm trong 2 tiết nhưng cô Ngọc chỉ cho làm trong 1 tiết, em sợ làm bài không kịp nên mới sử dụng tài liệu”.
Cô Hiệu phó ôn tồn nói: “Được rồi, em cứ yên tâm về lớp. Để cô làm việc lại với cô Ngọc”.
Video đang HOT
Một tháng sau, sau khi sửa bài kiểm tra và phát bài, cô Ngọc nói trước lớp: “Theo phân phối chương trình thì đây là bài kiểm tra 1 tiết. Cô đã hướng dẫn kỹ bài học và bài tập trước khi cho lớp làm bài. Đề kiểm tra cô cũng cho phù hợp với thời lượng 1 tiết. Bằng chứng là cả lớp đều làm bài được và làm kịp giờ. Cô lấy làm tiếc và buồn khi trong lớp có một em bị điểm 0 vì sử dụng tài liệu”.
Tôi nhìn cô trong nhạt nhòa nước mắt.
Kể từ đó tôi mang nhiều mặc cảm, tự ti, rất ít khi tiếp xúc với bạn bè. Tôi sống khép kín, tuyệt đối không tham gia bất kỳ phong trào nào của lớp, không hề đóng góp xây dựng bài vở trong những tiết học thuộc các môn khoa học tự nhiên và xã hội dù tôi nắm rất rõ các vấn đề.
Tôi không oán giận cô Ngọc bởi tôi nghĩ cô đã làm đúng theo nội quy học đường, nhưng tôi cứ thường xuyên tự trách móc mình, thường xuyên tự cắn rứt, không tha thứ cho những lỗi lầm của mình.
Một ngày đầu tháng 10, sau buổi học, cô Ngọc bảo tôi ở lại lớp. Khi trong lớp chỉ còn tôi và cô, cô nhỏ nhẹ nói: “Cô biết em bị sốc, một cú sốc rất nặng. Cô rất thông cảm với tình cảnh của em. Nhưng chẳng lẽ chỉ vì một sai lầm nhất thời mà em cứ mãi hối hận, đau khổ trong suốt thời gian ở cấp 3?
Vì muốn bảo vệ sự công bằng, giữ vững kỷ cương, nề nếp trong học đường, cô đã phải buồn lòng khi xử phạt em. Cô không hề nghĩ rằng tác động của xử phạt như một rào cản ngăn chặn sự tiến bộ, sự phát triển bình thường của em.
Trong mắt cô, em vẫn là một học sinh ngoan hiền, chăm chỉ. Cô không hề có một chút ác cảm, định kiến nào đối với em. Cô đã tha lỗi cho em từ lâu rồi. Cô đã và đang theo dõi những sự cố gắng, những tiến bộ nhất định của em.
Em nên mạnh dạn bỏ qua quá khứ, vượt qua những thất bại, mạnh dạn đứng lên để xứng đáng là một học sinh giỏi… Em đã từng là học sinh giỏi 4 năm liền ở cấp 2…”.
Cô còn nói nhiều, nhiều lắm nhưng tôi cứ gục đầu xuống mặt bàn, khóc rưng rức.
Cuối học kỳ I và học kỳ II năm học ấy, tôi đạt được danh hiệu học sinh giỏi nhưng điều làm tôi mừng hơn hết là ở chỗ mình đã vượt qua được những mặc cảm, tự ti, chiến thắng được chính mình, không còn sống khép kín, cô độc. Tôi cũng đóng góp nhiều cho các phong trào ở trường và lớp…
Hiện nay tôi đang là một giáo viên, tiếp tục sự nghiệp trồng người của cô Ngọc. Trong thâm tâm, tôi luôn nhớ và biết ơn bài học cô dạy cho tôi ngày ấy…
Theo tuoitre
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ "kêu cứu" tại nghị trường Quốc hội
"Tôi thiết tha đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh ưu tiên bố trí cho giáo viên. Các điều kiện về chế độ chính sách, bộ Nội vụ phải tham mưu làm sao đảm bảo được, chứ bộ GD&ĐT không thể nào chịu trách nhiệm về chất lượng nếu thiếu 2 điều kiện quan trọng", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Trong 2 ngày 26 và 27/10, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về kinh tế - xã hội. Giải trình trước Quốc hội liên quan đến một số vấn đề ĐBQH quan tâm, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã chia sẻ thẳng thắn về 3 vấn đề là thi, sách giáo khoa và biên chế giáo viên.
Đây cũng chính là 3 vấn đề được các ĐBQH đặc biệt quan tâm tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội cùng ngày.
Gian lận thi cử năm nào cũng có
Bộ trưởng khẳng định giáo dục là vấn đề liên quan đến mọi nhà, mọi người và trong đó có những vấn đề nhận thức được rồi nhưng khắc phục thì cần có thời gian và có sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
Vấn đề thứ nhất là đổi mới thi cử, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định Bộ đang "thực hiện đúng chủ trương này và có lộ trình".
Bộ trưởng cũng thừa nhận kỳ thi năm 2018 có nhiều tiêu cực xảy ra nhưng phương pháp thi trắc nghiệm vẫn giúp tỉ lệ quay cóp giảm đi rất nhiều so với trước đây. Bộ trưởng nhắc lại các vụ việc ở Đồi Ngô (Bắc Giang), Phú Xuyên (Hà Nội)... để minh chứng cho hiệu quả của hình thức thi trắc nghiệm đã hạn chế được gian lận.
Đối với các vụ việc gian lận thi cử, Bộ trưởng khẳng định quan điểm rõ ràng là làm đến nơi đến chốn, xử lý nghiêm minh.
Ngoài ra, Bộ cũng đã rà soát lại toàn bộ quy trình về thi và chấm thi và nhận thấy rõ, quy trình đầy đủ nhưng một số khâu, đặc biệt là khâu chuẩn bị câu hỏi chuẩn hóa và ra bài thi cần tốt hơn.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình trước Quốc hội chiều 26/10.
"Đây là vấn đề khó và cần có thời gian. Kinh nghiệm quốc tế cũng vậy, không phải ngay một lúc đã có ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa tốt cũng như bài thi tốt. Hiện, Bộ đang khắc phục điều này. Phần mềm chưa tốt vì chưa đủ công nghệ để mã hóa đề thi. Đây cũng là một trong những sơ hở dẫn đến bị lợi dụng. Bộ đã họp với các sở để kiểm điểm nghiêm việc này", Bộ trưởng GD&ĐT khẳng định. Ông cũng cho biết, sẽ xử lý trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể để rút kinh nghiệm cho các kỳ thi sau.
Bộ trưởng nói thêm, địa phương cũng cần kiểm điểm vì đã cho phân cấp phân quyền thì UBND và Chủ tịch hội đồng thi địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm.
Sách giáo khoa có nhiều bất cập
Bộ trưởng Nhạ nêu, Nghị quyết 88 đã giao cho bộ GD&ĐT trước mắt là chủ động xây dựng một bộ sách giáo khoa, sau đó khuyến khích các tổ chức cá nhân có điều kiện để tham gia, không độc quyền và mở rộng. Ở đây, mỗi một phương án cũng có những điểm thuận ý và không thuận ý. Nhưng đổi mới lần này, chúng ta có một cách tiếp cận rất căn bản.
Trước kia đổi mới từ sách giáo khoa và dựa vào sách giáo khoa, còn bây giờ chúng ta tiếp cận quốc tế theo Nghị quyết 88 dựa vào chương trình tổng thể theo dõi chương trình môn học, từ chương trình mới viết sách giáo khoa.
Như vậy, sách giáo khoa là một tài liệu quan trọng để thể hiện phương án, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, đầu ra. Bên cạnh đó, còn một số tài liệu khác theo phương thức quốc tế mà quốc tế họ cũng làm như vậy.
Khi thiết kế sách giáo khoa, tạo cơ hội để cho các thầy, cô chủ động sáng tạo về mặt phương pháp và linh hoạt trong các vùng miền.
Giải trình ý kiến ĐBQH nêu về về việc thiết kế sách giáo khoa, Bộ trưởng nói, ngay từ khi thiết kế Bộ đã lường được việc thiết kế có bài tập, có ô điền vẽ nối đuôi, các cách tô màu cho các cháu lớp 1, lớp 2, tạo cơ hội để cho các cháu vẽ và tô vào đấy.
"Đợt đó chúng tôi tìm hiểu lại thì Bộ cũng đã hướng dẫn cùng với hướng dẫn các công việc khác, ví dụ như chào cờ, hát quốc ca, vệ sinh, rất nhiều các công việc khác liên quan đến dạy làm người. Một số hoạt động thì tốt nhưng riêng về hướng dẫn cho các cô, các trò để hạn chế chứ không phải cấm thì cái đó cũng chưa được tiến triển lắm. Trong đó có một yếu tố các cháu khi học vẽ vào như vậy sẽ luyện được phương pháp tốt hơn.
Tới đây khi ban hành chương trình mới và sau đó là sách giáo khoa phổ thông chúng tôi cũng chỉ đạo làm sao để đảm bảo khắc phục được những hạn chế như hiện nay, nhằm hạn chế giảm những thiết kế ở mức nhất định để hạn chế mức độ vẽ, tô, tránh sự lãng phí", Bộ trưởng Nhạ trình bày.
Biên chế giáo viên, một mình Bộ không "gánh" nổi
Bộ trưởng khẳng định rằng, bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về chất lượng giáo viên và các quy chuẩn về giáo viên, đảm bảo đủ giáo viên cho các trường, cho học sinh và các chương trình đào tạo bồi dưỡng các trường sư phạm.
"Về chất lượng, chúng tôi đang xây dựng để bồi dưỡng gắn với đổi mới chương trình nhưng về sử dụng tuyển dụng thì theo phân cấp là chính quyền địa phương.
Tôi cũng đề nghị và tha thiết với các đồng chí lãnh đạo địa phương là ưu tiên bố trí giáo viên, không giảm biên chế giáo viên một cách cơ học. Như Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo, ở đâu có học trò là ở đó phải có giáo viên, có trường lớp.
Trong thực tế nguyên lý đối với giáo dục phổ thông, đặc biệt là mầm non bắt buộc phải đủ giáo viên, đủ trường lớp cho các cháu học. Chúng tôi đã làm việc với Bộ Nội vụ thống nhất định mức là 35 cháu tiểu học, 45 cháu trung học cơ sở, đây là mức cao vì các nước chỉ khoảng 20 nhưng nước ta còn nghèo, chúng tôi đề nghị đảm bảo điều này.
Tôi thiết tha đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh ưu tiên bố trí giáo viên. Các điều kiện chế độ chính sách Bộ Nội vụ phải tham mưu làm sao đảm bảo được chứ bộ GD&ĐT không thể nào chịu trách nhiệm về chất lượng được nếu thiếu 2 điều kiện quan trọng là biên chế giáo viên theo định mức và chế độ chính sách và trường lớp cơ sở vật chất", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Theo nguoiduatin
'Giáo sư quần đùi' Trương Nguyện Thành: 'Học sinh, sinh viên Mỹ mặc lộ đồ trong là bị đuổi về ngay' "Giáo sư quần đùi" Trương Nguyện Thành cho biết, ở Mỹ, đa số không có quy định về đồng phục cho học sinh - sinh viên nhưng nghiêm cấm ăn mặc không kín đáo phản cảm. Vừa qua, trường Đại học Tài Chính - Maketing (TP.HCM) ban hành quy định về nội quy học đường gây tranh cãi. Theo đó, nhà trường yêu...