Nhờ câu đố “một cốc nước” của người thầy mà bao người đã giải tỏa được áp lực cuộc sống
Nhân tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm còn đang dư thời gian, người thầy lập tức rót một cốc nước đầy, song giơ lên trước mặt các bạn học sinh và vui vẻ hỏi: “Đố các em, cốc nước này nặng bao nhiêu?”.
Dù là ai trong cuộc đời này đều có những khó khăn và áp lực riêng: người giàu thì sợ mất tiền, người nghèo thì sợ khổ, phụ nữ đẹp thì sợ lấy nhầm chồng, phụ nữ kém xinh thì sợ ế, cả dân công sở cũng sợ stress vì công việc nặng nề,… Ai cũng như ai, thế mà tại sao có người nhanh chóng gạt qua những áp lực nó để tiếp tục sống những tháng ngày bình an, trong khi người khác lại cứ mãi buồn khổ khôn nguôi?
Để giúp trả lời câu hỏi trên, xin mạn phép kể cho các bạn nghe về bài giảng cực kỳ giản dị nhưng không kém phần sâu sắc của một người thầy. Nói là bài giảng, nhưng thực chất nó chỉ là câu đố, đúng hơn là một câu đó có sức mạnh phi thường giúp các học sinh vượt qua được áp lực thi cử.
Có một người thầy nọ nhận thấy các học sinh cấp 3 của mình đang gặp rất nhiều áp lực ở kỳ thi cuối cấp và đại học sắp tới. Thầy không biết phải làm thế nào, khuyên nhủ thì đã làm mà không có tác dụng. Thế là sau nhiều đêm suy nghĩ, thầy quyết định thay những lời động viên sáo rỗng bằng một bài giảng cụ thể.
Một hôm, nhân tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm còn đang dư thời gian, thầy lập tức rót một cốc nước đầy, song giơ lên trước mặt các bạn học sinh và vui vẻ hỏi: “Đố các em, cốc nước này nặng bao nhiêu?”.
Trước câu hỏi bất ngờ của thầy, hàng loạt học sinh ngơ ngác. Tuy nhiên, vài phút sau cũng có em trả lời: “Thưa thầy, theo em nhắm chừng thì nặng khoảng 500 gram ạ!”. Các em lập tức phản bác lại: “Không, nó nặng 800 gram cơ”, “sai hết rồi, là 1000 gram”,… Cứ thể, cả lớp trở nên vô cùng nhộn nhịp.
Được một hồi lâu, người thầy mỉm cười đặt cốc nước xuống. Thầy ôn tồn nói:
“Các em không đúng mà cũng không sai vì thầy đâu có biết cốc nước này nặng bao nhiêu, thầy mỏi tay quá nên bỏ xuống thôi. Thật ra, cốc nước này nặng bao nhiêu không quan trọng, cái quan trọng là dù nặng hay nhẹ, các em cầm lâu đều cảm thấy mỏi tay.
Giữ nó vài phút thì chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng giữ nó trong 1 giờ các em sẽ thấy rất đau, thậm chí còn run lên và tê cứng. Thế là từ cốc nước nhẹ chúng ta cũng cảm thấy thật nặng nề và khó chịu.
Video đang HOT
Những áp lực thi cử của các em cũng vậy, nếu cứ giữ nó trong đầu thì ít ngày sau đầu óc các em sẽ nặng nề vô cùng, mà nặng nề sẽ không thông suốt, không thông suốt thì làm sao các em làm bài thi tốt đây?
Nên nhớ, mọi chuyện khó khăn áp lực trong cuộc sống đều giống như cốc nước này vậy, các em có quyền lựa chọn đặt nó xuống để mình cơ thể tâm trí mình nhẹ nhàng hoặc giữ nó khư khư để mệt mỏi khó chịu”.
Sau lời chia sẻ của thầy, các học sinh thở phào nhẹ nhõm và cảm thấy như được truyền thêm một khối năng lượng tích cực để vượt qua các kỳ thi đang chờ đợi phía trước.
Quả thật, áp lực trong cuộc sống tuy vô hình nhưng hệ quả của nó là hữu hình, bởi cảm giác khó chịu, mệt mỏi, chán chường mà nó gây ra là có thật. Tuy nhiên, chẳng có cái dại nào bằng việc chịu đựng nó cả, chúng ta có giải quyết được gì đâu khi giữ nó trong đầu, áp lực đâu có giúp dân công sở làm việc tốt hơn, người tự ti về nhan sắc trở nên đẹp hơn,…
Thôi thì qua bài học đằng sau câu đố về cốc nước trên, hy vọng rằng mỗi người sẽ tự thấu hiểu và nạp cho mình thật nhiều năng lượng tích cực để tự tin buông bỏ những phiền muộn trong cuộc đời, nhé!
Theo Helino
Phòng chống bạo lực học đường: Giáo viên cũng cần giúp đỡ
PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) - cho rằng: Giáo viên cũng cần sự hỗ trợ từ bộ phận tư vấn tâm lý, tham gia các khóa tập huấn giúp giải tỏa căng thẳng, tham dự các buổi trao đổi trực tiếp với cán bộ tâm lý hoặc đồng nghiệp để giảm bớt sự cô độc trong công việc cũng như có giải pháp giải quyết những tình huống bế tắc.
Áp lực trong công việc không nhỏ đối với giáo viên. Ảnh: Quý Trung
Mức độ căng thẳng của nghề giáo thuộc nhóm cao
- Trường hợp giáo viên bạo lực học sinh, có khi nào PGS nghĩ rằng, bản thân thầy cô đó cũng cần được giúp đỡ?
- Điều này đúng. Thậm chí những nhà tâm lý như chúng tôi cũng cần được giúp đỡ qua sự giám sát của những người thầy và thảo luận nhóm với những đồng nghiệp như một cách để ứng phó với stress hay các tình huống bế tắc.
Các biểu hiện căng thẳng, kiệt sức dẫn đến sự kiệt quệ về cảm xúc, giảm sút ý thức, mất khả năng tự ý thức bản thân, không thể làm tốt công việc như khả năng có thể. Các dấu hiệu thể hiện ra có thể là mất hứng thú, chán nản mỗi sáng phải đi làm, muốn kết thúc tiết giảng sớm, mất tập trung trong mạch giảng dạy, giảm sự nhạy cảm với cảm xúc của học sinh, không đọc thêm tài liệu chuyên môn, không cập nhật bài giảng trong thời gian dài.
Hiện nay, công việc của giáo viên ngày càng nhiều thách thức với những kỳ vọng cao của phụ huynh và trách nhiệm lớn từ nhà trường. Họ cũng là một con người với những cung bậc tình cảm, có những căng thẳng, stress trong cuộc sống như bệnh tật, mất mát người thân, sự ly biệt, thất bại... Nhưng họ lại không được phép để những căng thẳng cá nhân đó ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ thân thiết trong chăm sóc, dạy dỗ học sinh.
Môi trường làm việc nhiều thách thức, trách nhiệm cao, lương thấp, các nguồn lực hỗ trợ không đủ làm tăng yếu tố độc hại nghề nghiệp khiến nghề giáo có mức độ căng thẳng nghề nghiệp thuộc nhóm cao, chỉ sau nhóm chủ doanh nghiệp, bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Giáo viên cũng cần sự hỗ trợ từ bộ phận tư vấn tâm lý, tham gia các khóa tập huấn giúp giải tỏa căng thẳng. Ảnh minh họa/ INT
Để cân bằng, người giáo viên cần luôn ý thức về các yếu tố nguy cơ gây tổn thương của nghề nghiệp, ghi nhớ rằng tự chăm sóc bản thân là điều tốt. Dành thời gian hợp lý cho bản thân: Về mặt thể chất có thể bao gồm ngủ đủ, thể dục đều đặn, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Về mặt tinh thần, bao gồm làm những việc mình yêu thích, nuôi dưỡng các mối quan hệ, nghỉ ngơi/thư giãn, ưu tiên các nhu cầu tinh thần và thể xác của bản thân bằng cách đặt ra và theo đuổi những mục tiêu công việc cụ thể và phù hợp. Chú ý đến những dấu hiệu stress hoặc kiệt sức.
Giáo viên cũng cần sự hỗ trợ từ bộ phận tư vấn tâm lý, tham gia các khóa tập huấn giúp giải tỏa căng thẳng, tham dự các buổi trao đổi trực tiếp với cán bộ tâm lý hoặc đồng nghiệp để giảm bớt sự cô độc trong công việc cũng như có giải pháp giải quyết những tình huống bế tắc.
Trăn trở về chương trình hỗ trợ đào tạo, tập huấn
PGS.TS Trần Thành Nam
- Như PGS nói, các giáo viên cũng cần được hỗ trợ. Một trong những hình thức hỗ trợ là qua các khóa tập huấn. Vậy PGS nhận định như thế nào về các chương trình hỗ trợ đào tạo, tập huấn về bạo lực học đường tại Việt Nam?
- Tại Việt Nam, khảo sát của chúng tôi cho thấy, có một số tài liệu và chương trình tập huấn đã được triển khai dưới sự tài trợ của một số tổ chức NGO hoặc các dự án, nhưng chủ yếu mang tính địa phương và ngắn hạn. Nhiều chương trình không được thẩm định và không được thiết kế dựa trên bằng chứng nghiên cứu.
Chúng tôi cũng khảo sát một số chương trình đào tạo đại học và sau đại học các ngành tâm lý, giáo dục, sư phạm, công tác xã hội và thấy rằng, nội dung liên quan đến bạo lực học đường ít nhiều được đề cập đến như một phần nhỏ trong một môn học chung chứ chưa trở thành môn học độc lập.
Trong các chương trình đào tạo cử nhân hiện hành, mới chỉ có chương trình Tham vấn học đường của Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội có 2 học phần tập trung sâu vào vấn đề này, là học phần "Công tác xã hội về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực học đường" và "Kỹ năng ứng phó khủng hoảng học đường". Trong tương lai, sẽ cần thêm nhiều học phần đào tạo chuyên sâu như vậy để trang bị cho người học những kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Cần làm gì để bảo đảm chương trình đào tạo, tập huấn có hiệu quả thiết thực, phù hợp với bối cảnh của trường học cụ thể, thưa PGS?
- Để bảo đảm cho các chương trình phòng chống bạo lực học đường có hiệu quả, giáo viên với kiến thức hàng ngày về bắt nạt là không đủ. Kiến thức lý thuyết sâu và rộng theo hệ thống rất cần thiết để thực hiện các biện pháp chống bắt nạt hiệu quả vì lợi ích tốt nhất của học sinh.
Các chương trình đào tạo cần trở nên chuyên nghiệp và được thẩm định để tạo nền tảng. Các khóa đào tạo, tập huấn cho giáo viên, nhân viên nhà trường trong lĩnh vực bạo lực và bắt nạt cũng cần mang tính toàn diện (can thiệp đa thành tố, giải quyết các vấn đề gia đình, bạn bè, cộng đồng ảnh hưởng đến sự phát triển và sự tồn tại của các hành vi bạo lực).
Cùng với đó là đủ liều lượng (đủ dài để hình thành kỹ năng, năng lực người thực hành); có định hướng (dựa trên cơ sở lý thuyết và bằng chứng về tính hiệu quả); tích cực (thúc đẩy mối quan hệ và hỗ trợ kết quả tích cực). Đồng thời, phù hợp với văn hóa (thích ứng với cộng đồng và các chuẩn mực văn hóa của những người tham gia trong đó có nhóm mục tiêu đưa vào lập kế hoạch và thực hiện chương trình); có đánh giá (có hệ thống đánh giá hiệu quả đầu vào, đầu ra để so sánh với mục tiêu).
- Xin cảm ơn PGS!
Hiếu Nguyễn (Thực hiện)
Theo giaoducthoidai
Tâm sự giáo viên: Nhà giáo đang chịu nhiều áp lực Những người làm nghề giáo hiện nay không chỉ phải chịu đựng áp lực từ phía xã hội, từ ngành mà còn phải chịu áp lực từ phía phụ huynh và thậm chí là học sinh... Ảnh minh họa Ngày xưa, nghề giáo, đặc biệt là vị trí của người thầy rất được xã hội nể trọng. Họ luôn là người mực thước,...