Nhìn từ OPPO, lý giải vì sao Apple và Samsung dè dặt với sạc nhanh
Chính tác hại của sạc nhanh đã khiến Apple và Samsung đến nay vẫn chỉ hạn chế về công suất sạc nhanh trên các smartphone từ họ.
Điện thoại OPPO được biết là cung cấp sạc có dây cực nhanh. Công ty gần đây đã công bố Ace2 cung cấp sạc nhanh 65W, cho phép nó có thể được sạc từ 0 – 100% chỉ trong 30 phút. Vì sạc pin nhanh làm suy giảm dung lượng pin smartphone nên hầu hết smartphone bắt đầu sạc nhanh nhỏ giọt khi bắt đầu được sạc khoảng 75-80%.
Nhưng vấn đề là, con số chính xác về tác hại của việc đẩy quá nhiều năng lượng vào pin trong một khoảng thời gian ngắn như vậy chưa bao giờ được biết rõ ràng. Giờ đây, OPPO có thể đã đưa ra một số thông tin mà nhiều người thích sử dụng sạc nhanh phải suy nghĩ lại.
Báo cáo từ Andrei F. của AnandTech cho biết trên Twitter rằng, công nghệ sạc nhanh 40W của OPPO sẽ làm giảm dung lượng pin của điện thoại xuống 70% công suất trong cùng chu kỳ, trong khi sạc nhanh 15W sẽ giảm công suất pin xuống 90%.
Chỉ số này đã được xác nhận bởi chính OPPO. Được biết, phần lớn smartphone tầm trung và cao cấp của OPPO hỗ trợ tốc độ sạc nhanh có dây ở bất kỳ đâu trong khoảng từ 30W đến 65W.
Điều này cho thấy rõ nhược điểm của sạc có dây siêu nhanh trên điện thoại và chỉ số sạc nhanh tốc độ cao hơn không phải lúc nào cũng tốt nhất. Đây cũng là lý do tại sao những công ty như Apple và Samsung không áp dụng các tiêu chuẩn sạc cực nhanh trên thiết bị của họ.
Trong khi iPhone hỗ trợ tốc độ sạc tối đa 18W thì các thiết bị hàng đầu của Samsung cũng chỉ hỗ trợ sạc nhanh có dây 25W. Một số kiểu máy nhất định hỗ trợ tốc độ sạc lên tới 45W, nhưng chỉ hoạt động trong vòng 10 – 15 phút đầu tiên khi sạc điện thoại từ lúc pin về 0.
Video đang HOT
Nếu người dùng muốn sử dụng smartphone của mình trong khoảng 2 đến 3 năm, họ sẽ dễ dàng nhận thấy tác động của dung lượng pin bị suy giảm khi sử dụng sạc nhanh hàng ngày sau một khoảng thời gian nhất định.
Bphone liệu có thể thành công như Vsmart?
Vsmart hiện đang là ông lớn thứ 3 trên thị trường nên hy vọng Bphone có thể tiếp tục giương cao ngọn cờ smartphone Việt. Hôm nay, Bphone B86 và Bphone B86s mở bán chính thức.
Bphone và Vsmart chỉ là 2 trong số nhiều các thương hiệu smartphone Việt. Nhưng ở thời điểm này, đây là 2 thương hiệu được chú ý nhất. Bphone ra mắt sớm hơn, gây chú ý nhiều hơn từ thời điểm năm 2015. Khi đó, thị trường smartphone Việt cũng chưa "chật chội" như bây giờ. Đến nay, Bphone đã ra mắt thế hệ thứ 4, cũng nhiều hơn Vsmart về mặt vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, Bphone lại chưa thể thành công như Vsmart, dù đã từng nhận được rất nhiều kỳ vọng từ người dùng.
Bphone từng nhận được rất nhiều kỳ vọng từ người dùng
Vsmart chỉ mới bước chân vào thị trường smartphone Việt từ cuối năm 2018 nhưng chỉ sau 15 tháng, Vsmart đã làm được điều mà ngay cả các ông lớn nước ngoài ở Việt Nam từ 5-7 năm không làm được đó là giành được TOP 3 một cách thuyết phục. Vì sao thuyết phục vì ở vị trí TOP 3 này, trước kia các hãng luôn chỉ ở mức dưới 10% thị phần và chỉ hơn các hãng ở phía sau 1-2%. Nhưng Vsmart đã luôn duy trì mức thị phần trên 2 con số. Thậm chí, tuần cuối tháng 3 là 16,7%. Vậy nhìn vào thành công của Vsmart, liệu Bphone có thể làm điều tương tự? Hy vọng không phải không có dù câu trả lời thực sự rất khó.
Vsmart không cần nhiều thời gian để chứng minh đẳng cấp
Vấn đề đầu tiên là việc chọn phân khúc. Thành công của Vsmart đến từ sự lựa chọn khôn ngoan về phân khúc, đúng kiểu biết mình biết người. Trên thị trường Việt, phân khúc dưới 5 triệu đang chiếm 70%, phân khúc dưới 3 triệu chiếm 30%. Vsmart đã thống trị phân khúc dưới 2 triệu, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng lớn ở phân khúc 2-3 triệu. Vì thế, Vsmart lên TOP 3 rất nhanh nhưng chắc. Ngược lại, Bphone không hề định bán một sản phẩm giá rẻ. B40 rẻ nhất cũng là 5,49 triệu đồng và cả 4 sản phẩm của Bphone đều thuộc vào phân khúc tầm trung với chỉ hơn 20% thị phần, nơi đã bị Samsung, OPPO và Apple bao sân.
Phân khúc của Bphone chọn là rất hẹp trên thị trường (Ảnh: Bkav.com.vn)
Vấn đề thứ hai của Bphone là yếu tố liên quan tới năng lực sản xuất và cung ứng. Ở 3 thế hệ Bphone trước, Bphone mất điểm trong mắt người dùng vì không đúng hẹn. Nếu ở lần thứ 4 này, chuyện cũ lại lặp lại thì sẽ rất khó cho Bphone. Vsmart đã chứng minh rõ năng lực sản xuất với các nhà máy ở Hải Phòng, Hòa Lạc. Còn về cung ứng, chuỗi phân phối của Bphone là trực tuyến, hệ thống Bphone Store cùng các cửa hàng Mobifone. Chuỗi này nếu so sánh với các chuỗi hệ thống bán lẻ lớn như Thế giới Di Động, FPT Shop, Cellphone S...đang phân phối Vsmart thì còn quá khiêm tốn.
Chuỗi phân phối cũng là một điểm mạnh của Vsmart
Vấn đề thứ ba của Bphone là số lượng Model quá ít để có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc. Hiện tại ở phân khúc 5-10 triệu, Samsung và OPPO có không dưới 10 Model khác nhau, hầu hết đlà các TOP smartphone bán chạy nhất thị trường. Số Model nhiều giúp các ông lớn tạo ra mật độ dày đặc về giá và lựa chọn cho người dùng khiến các hãng khác rất khó chen chân vào sân chơi này. Vsmart cũng dựa vào số lượng Model để giành thị trường. Ở phân khúc smartphone dưới 3 triệu, Vsmart cũng có cả chục Model với nhiều tùy chọn khác nhau về RAM/ROM cho người dùng.
Số lượng Model hiện tại của Vsmart không thua kém các đối thủ ngoại
Vấn đề thứ tư là tần suất tung ra các Model mới. Bphone cần 5 năm để cho ra mắt được thế hệ thứ 4 trong khi trên thị trường hiện tại, tất cả các ông lớn đều đang rút ngắn vòng đời sản phẩm xuống từ 3-6 tháng. Vsmart chỉ cần 16 tháng đã có thể tung ra thế hệ thứ 3 của rất nhiều Model. Nhiều hệ thống bán lẻ nhận định, chuẩn mực về vòng đời sản phẩm đã thay đổi và người Việt luôn thích chọn các smartphone mới nhất. Hãng nào muốn thành công, không thể bắt người dùng đợi tới 12 tháng. Chỉ dòng Flagship mới có tiêu chuẩn đặc biệt này, kiểu như iPhone, Galaxy S, Note, hay dòng P của Huawei, Find X của OPPO.
Vòng đời sản phẩm của Bphone hiện là quá dài
Vấn đề thứ năm là sức nặng về thiết kế, cấu hình, pin, camera so với các đối thủ. Xét cho cùng đây vẫn là tiêu chí hàng đầu khi người dùng chọn mua smartphone. Tất nhiên không loại trừ yếu tố ưu tiên hàng Việt nhưng điều này chỉ có giá trị khi mức chênh lệch với đối thủ trong cùng tầm giá không đáng kể. Với Vsmart các thông số này so với các thương hiệu ngoại luôn ngang ngửa, thậm chí còn nhỉnh hơn. Còn với Bphone, mọi chuyện lại không như vậy. Tất nhiên Bphone vẫn có những lợi thế riêng về AI, bảo mật, chụp ảnh đóng băng khoảnh khắc...nhưng nếu so về cấu hình, pin, camera với từng đối thủ trong tầm giá, Bphone đang không có lợi thế nhiều.
Cấu hình của Bphone rõ ràng không có lợi thế so với đối thủ cùng tầm giá
Hôm nay, Bphone B86 và Bphone B86s mở bán chính thức. Một tháng sau là các sản phẩm B40 và B60. Quang cảnh ở các điểm mở bán là khá đông, một tín hiệu tốt để hy vọng Bphone sẽ thành công để cùng Vsmart giương cao ngọn cờ smartphone Việt.
(Ảnh: Bphone Fans Club-Trải nghiệm không giới hạn)
Nhà sản xuất smartphone thừa nhận công nghệ sạc nhanh làm giảm tuổi thọ pin Sạc nhanh giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt khó chịu cho người dùng khi chờ sạc. Tuy nhiên, công nghệ này có thể khiến pin bị chai hoặc giảm độ bền. Sạc nhanh - tốt hay không tốt? Những hạn chế về dung lượng pin trên smartphone khiến các nhà sản xuất buộc phải tìm hướng đi mới, đó là giảm...