Nhìn thấy gì từ điểm Lịch sử, tiếng Anh thi vào lớp 10 tại Hà Nội?
Phổ điểm của hai môn Lịch sử, tiếng Anh thi vào lớp 10 tại Hà Nội phản ánh một thực tế đó là chất lượng đề thi chưa cao.
Môn tiếng Anh từ lâu vốn được coi là môn học “mũi nhọn” của học sinh Hà Nội so với các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, nhìn vào phổ điểm môn tiếng Anh của kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2019 – 2020 tại Hà Nội, nhiều người không khỏi “ngỡ ngàng”. Cụ thể, chỉ có 55,78% thí sinh đạt điểm trên trung bình, 44,22% thí sinh dưới điểm trung bình. Điều đáng chú ý, đây cũng là môn thi có số thí sinh đạt nhiều điểm 10 nhất trong 4 môn thi với 1.355 thí sinh (1,59%) và chỉ có 1 thí sinh bị điểm 0, ngoài ra, số điểm mà thí sinh đạt được nhiều nhất là 3.
Phổ điểm thi môn tiếng Anh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội.
Theo nhận định của các thầy cô giáo bộ môn tiếng Anh của Trung tâm HOCMAI, đề thi tiếng Anh năm nay khá “dễ thở”, có lẽ là vì năm đầu tiên tiếng Anh xuất hiện với vai trò bắt buộc như môn Văn, Toán. Với mức độ đề cơ bản như này, việc 44,22% số thí sinh có điểm dưới trung bình cho thấy trình độ tiếng Anh của phần đông thí sinh còn chưa cao.
Ở góc độ tổ chức thi, đề thi được đánh giá dễ thở nhưng lại không phải là một đề thi hay. Đề thi hay là một đề thi vừa kiểm tra được các kiến thức nền tảng, vừa có sự phân hóa học sinh rõ rệt. Số lượng các câu hỏi phân loại thí sinh đếm trên đầu ngón tay, ngoài ra vẫn còn chưa cân đối về số lượng các câu hỏi kiểm tra từ vựng – ngữ pháp.
Đối với môn Lịch sử, phổ điểm có thể nói đạt mức cao kỉ lục trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2019. Cụ thể, trong 84.908 thí sinh dự thi có tới gần 1/4 đạt điểm từ 8 – 9 điểm, 951 điểm 10, gần 90% số bài thi trên trung bình và không có điểm 0.
Video đang HOT
Phổ điểm thi môn Lịch Sử vào lớp 10 THPT tại Hà Nội.
Năm 2019 lần đầu tiên môn Lịch sử được đưa vào kì thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội. Đề thi không yêu cầu học sinh học thuộc lòng sách giáo khoa, nhớ máy móc các số liệu, mốc thời gian mà kiểm tra khả năng tái hiện sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Bên cạnh đó còn yêu cầu học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lịch sử và có cái nhìn xuyên suốt các vấn đề để trả lời những câu hỏi khó hơn.
Có khoảng 10% câu hỏi vận dụng đã giúp cho 19,1% số học sinh đạt điểm 9, 10. Như vậy có thể nói, đề thi vẫn có tính phân loại nhưng mức độ phân loại không cao. Đề thi không có những câu hỏi mang tính thực tiễn nên điểm thi trên đây chỉ phản ánh kiến thức mang tính sách vở chứ chưa đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức lịch sử giải quyết vấn đề của học sinh. Đối với đề thi Lịch sử năm nay, học sinh chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản trong SGK đã có thể đạt 7 – 8 điểm.
Như vậy, nhìn từ phổ điểm của hai môn tiếng Anh và Lịch sử trong kỳ thi vào lớp 10 THPT có thể thấy rằng, hai môn này đều có đề thi chưa thực sự chất lượng, chưa phản ánh được chất lượng của thí sinh năm nay bởi tính phân hóa trong đề còn chưa cao.
Theo Dân Việt
Phổ điểm môn tiếng Anh vào lớp 10 Hà Nội: 37.600 thí sinh đạt điểm dưới trung bình
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020 của Sở GD&ĐT Hà Nội, lần đầu tiên môn Tiếng Anh trở thành môn bắt buộc trên phạm vi toàn thành phố.
Vốn được xem như một môn học thế mạnh của học sinh Hà Nội nhưng môn Tiếng Anh lại chiếm tỷ lệ điểm trên trung bình thấp nhất so với 3 môn còn lại.
Cụ thể, chỉ có 55,78% thí sinh đạt điểm trên trung bình; có tới 37.600 thí sinh (44,22%) bị điểm dưới trung bình; điểm số có nhiều thí sinh nhất là 3 và điều này khiến dư luận khá bất ngờ. Tuy nhiên đây cũng là môn thi có số thí sinh đạt nhiều điểm 10 nhất trong 4 môn thi với 1355 thí sinh (1,59%) và chỉ có 1 thí sinh bị điểm 0.
Đây là năm đầu tiên Hà Nội đưa Tiếng Anh là môn thi bắt buộc nên chính vì thế mà sự đầu tư cho môn học này ngay từ đầu cấp THCS để đi thi chưa được chỉn chu như các môn Toán và Văn. Có lẽ từ năm sau trở đi điểm thi môn Tiếng Anh sẽ được cải thiện vì nhà trường và phụ huynh có thời gian và sự quan tâm lớn hơn vì đây là môn thi bắt buộc cùng với Toán và Văn.
Và cũng vì là năm đầu tiên thi Tiếng Anh nên đề thi không hề đánh đố thí sinh; ngược lại còn khá dễ thở vì có đến 80% kiểm tra các kiến thức cơ bản; không xuất hiện nhiều các câu hỏi về từ vựng; minh chứng là xuất hiện 1355 điểm 10, hơn nửa số thí sinh đạt điểm trên trung bình.
Tuy nhiên, với mức độ đề cơ bản như này, việc 44,22% số thí sinh có điểm dưới trung bình khiến chúng ta vô cùng lo ngại về trình độ Tiếng Anh của phần lớn thí sinh còn quá yếu, chưa đạt tới mức cơ bản.
Đề thi được đánh giá dễ thở nhưng lại không phải là một đề thi hay. Đề thi hay là một đề thi vừa kiểm tra được các kiến thức nền tảng, vừa có sự phân hóa học sinh rõ rệt. Số lượng các câu hỏi phân loại thí sinh đếm trên đầu ngón tay, còn chưa kể sự chưa cân đối về số lượng các câu hỏi kiểm tra từ vựng - ngữ pháp.
Nếu so sánh giữa đề Tiếng Anh của Sở GD&ĐT Hà Nội với đề của Sở GD&ĐT TP.HCM, chúng ta thấy một sự khác biệt về nội dung đề thi; nếu như đề của TP.HCM thiên về từ vựng thì đề của Hà Nội lại chủ yếu tập trung vào ngữ pháp. Tuy nhiên, nó sẽ hay hơn nếu chúng ta cân đối được số lượng các câu hỏi về từ vựng và ngữ pháp mà vẫn phân loại được học sinh.
Tiếng Anh là một môn học đặc thù khi phải kết hợp 3 yếu tố từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng làm bài. Để làm tốt một bài thi Tiếng Anh, thí sinh phải vận dụng tốt 3 yếu tố này. Tuy nhiên thực tế cho thấy hầu hết học sinh ở Việt Nam mới chỉ có được 1-2 yếu tố thôi.
Học Tiếng Anh là một quá trình tích lũy, chúng ta không thể học vài ngày mà giỏi được; chính vì thế một yếu tố quan trọng hơn cả là phải chăm chỉ và kiên trì.
Hiện nay, học sinh có xu hướng thích học những cái gì nhanh chóng, lười tư duy và suy nghĩ nhưng chúng đâu có biết rằng để học tốt được Tiếng Anh và hiểu đúng bản chất của nó thì phải học bằng ngôn ngữ Tiếng Anh "thật" , không có một phương pháp hay mẹo nào có thể giúp chúng trở nên tốt hơn.
Như vậy, học sinh ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng cần phải nhìn nhận lại cách học ngoại ngữ của mình. Qua phổ điểm cho thấy đây là một tín hiệu đáng buồn cho những người học ngoại ngữ trong khi Tiếng Anh là một công cụ có thể giúp chúng gia tăng cơ hội phát triển trong tương lai. Học sinh cần phải chủ động và chăm chỉ hơn trong việc học ngoại ngữ của mình.
Nguồn: Tổ Tiếng Anh - Hệ thống Giáo dục HOCMAI
Theo Dân trí
Sơn Tùng M-TP được mang ra để hỏi thí sinh trong đề thi vào lớp 10 ở Thanh Hoá Đề thi Tiếng Anh có khó mấy cũng hoá dễ dàng khi có tên thần tượng Sơn Tùng M-TP trong bài thi đúng không các fan? Mới đây, trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 ở Thanh Hoá, nam ca sĩ nổi tiếng Sơn Tùng M-TP đã được xuất hiện trong đề thi tiếng Anh của học sinh nơi đây. Điều này khiến...