Nhìn ra thế giới: Trở thành giáo sư khó không?
Vẫn biết đỉnh cao nhất của những người làm khoa học là các công trình, sáng chế, cống hiến có lợi ích cho nhân loại, dân tộc, cộng đồng. Song họ cũng mong mỏi được xã hội thừa nhận qua các học hàm và học vị.
Chức danh giáo sư ở các nước
Nhìn chung, trên thế giới có ba cấp học hàm, theo thứ tự từ trên xuống: giáo sư (Full Professor), phó giáo sư (Associate Professor), giáo sư trợ tá (Assistant Professor). Tiêu chuẩn về học hàm của mỗi nước khác nhau. Tại các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, các chức danh này được nhà nước cấp duyệt thông qua các cấp hội đồng khoa học, đây là các chức danh được cấp suốt đời.
Điều kiện cần để trở thành phó giáo sư ở Việt Nam là: sau khi có bằng tiến sĩ 3 năm, đạt thâm niên giảng dạy đại học 6 năm, thực hiện ít nhất hai đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hoặc một đề tài cấp bộ, có các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học danh tiếng thế giới, hướng dẫn thành công ít nhất là hai thạc sĩ hoặc một tiến sĩ. Điều kiện cần trở thành giáo sư là gấp đôi phó giáo sư. Sau đó qua các vòng xét duyệt của các hội đồng.
Tại Hàn Quốc, Nhật Bản, các chức danh giáo sư, phó giáo sư chỉ là vị trí tuyển dụng ở các trường đại học. Có nghĩa là nếu anh chỉ là thạc sĩ ở Việt Nam, anh trúng tuyển vào vị trí giáo sư ở một trường tại Nhật Bản thì anh sẽ được gọi là giáo sư. Nhưng chức danh này chỉ có giá trị khi anh đang giảng dạy ở trường đó.
Video đang HOT
Ở Úc, chức danh giáo sư, phó giáo sư cũng chỉ có giá trị khi anh đang giảng dạy ở trường, nhưng tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn nhiều. Mỗi trường chỉ được phân bố số lượng giáo sư và phó giáo sư nhất định, số lượng này nói nên đẳng cấp của trường đó trong hệ thống giáo dục. Cho dù trường có nhiều người giỏi đến đâu, chỉ khi các giáo sư và phó giáo sư nghỉ hoặc chuyển đi nơi khác, trường mới xét duyệt người mới thế vào chỗ trống.
Tại Mỹ, Canada, châu Âu, các chức danh giáo sư gắn rất chặt với công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở trường đại học. Khi anh tạm rời công tác ở trường để làm công việc khác cho chính phủ, do dù cũng ở ngành đó, ví dụ giáo sư trường luật đi làm cho bộ tư pháp, thì trong thời gian đó, anh không được mang danh giáo sư. Làm xong công việc chính phủ, trở lại trường, anh vẫn chưa thể có lại ngay danh hiệu giáo sư, mà phải mất một thời gian tái chứng minh năng lực nghiên cứu, giảng dạy để trường thẩm định lại.
Mỹ có khái niệm “tenure professor”, trong đó “tenure” nghĩa là biên chế, một người được bổ nhiệm theo quy chế “tenure” sẽ được mang chức danh giáo sư suốt đời, trường không có quyền đuổi việc họ nếu họ không phạm sai lầm gì đáng kể (ví dụ như các tội hình sự) để cho họ cảm thấy an toàn, tự do theo đuổi học thuật, tri thức, phản biện xã hội…
Ở các nước châu Âu cũng có quy chế tương tự như “tenure” nhưng sau đó họ bãi bỏ, với lý giải rằng các giáo sư mới đầu rất chăm chỉ, phấn đấu để đạt được “tenure”, sau khi đạt được thì họ bắt đầu lười biếng, không cho ra được những công trình nghiên cứu gì đáng kể nữa. Các trường châu Âu giờ áp dụng quy chế “non-tenure”, giống như là ký các hợp đồng có thời hạn với các giáo sư, có các ràng buộc cụ thể.
Trở thành một giáo sư khó thế nào?
Trở thành một giáo sư ở Mỹ, châu Âu rất khó khăn. Trang Smart Science Career nêu ra 10 “tham số” mà hội đồng tuyển chọn giáo sư thường dựa vào để đánh giá các ứng viên khi chọn giáo sư mới.
Khả năng tự gây quỹ: Đầu tiên là phải có tiền để nghiên cứu, anh không thể bỏ vài ngàn đô la mỗi năm cho nghiên cứu hầu mong cơ hội tỏa sáng. Có tiền thì anh mới có các thiết bị, công nghệ, dữ liệu, người trợ giúp tốt để nghiên cứu. Ngân sách từ các viện trường có hạn, không thể cấp cho anh nghiên cứu, anh phải tìm tài trợ từ các tổ chức, công ty bên ngoài.Chọn ngạch chuyên môn thích hợp: Trước khi trở thành giáo sư, các nhà khoa học đều làm việc 5-10 năm hoặc hơn trong một lĩnh vực nào đó, có các bằng sáng chế và các công trình nhất định. Chọn ngạch rộng quá không tốt vì kiến thức dàn trải nhiều, khó có những sản phẩm cốt lõi. Chọn ngạch hẹp quá ảnh hưởng đến việc gây quỹ nghiên cứu.Các bài báo khoa học: Nếu không có trình độ lý luận thì làm sao có thể tồn tại trong môi trường học thuật, hầu như không có cơ hội trở thành giáo sư cho những nhà khoa học không có xuất bản nào về khoa học.Kinh nghiệm giảng dạy: Một trong những việc chính của giáo sư là giảng dạy. Thâm niên giảng dạy, đánh giá từ sinh viên và kể cả bài giảng mẫu trước hội đồng tuyển chọn sẽ là cơ sở để hội đồng chấm điểm.Trải nghiệm với nhiều nền văn hóa: Đi nhiều ra nước ngoài dự các hội thảo khoa học và giảng dậy giúp các nhà khoa học mở rộng tầm nhìn về khoa học và văn hóa ở các nước khác, từ đó thấu hiểu hơn về những khó khăn, thách thức, khác biệt mà các sinh viên nước ngoài phải đối mặt khi đến trường mình học tập.Quan hệ tốt trong lĩnh vực mình nghiên cứu: Quan hệ ở đây là với các công ty, tập đoàn cùng lĩnh vực, thứ nhất là tốt cho anh trong việc gây quỹ, tìm dữ liệu, thứ hai là tốt cho trường trong việc hợp tác nghiên cứu, sản xuất, chế tạo.Danh tiếng và mạng lưới quốc tế: Tăng khả năng hợp tác nghiên cứu, đồng tác giả, đồng sáng chế với các đối tác nước ngoài, đa dạng hóa nguồn lực.Các kỹ năng về công nghệ: Nhằm để thích nghi với những thay đổi liên tục trong công nghệ. Tiêu chí này không hề thừa, những ngành nghe có vẻ “xưa” nhất như khảo cổ học lại luôn dùng những công nghệ mới nhất.Tầm nhìn, khả năng lãnh đạo, sự độc lập trong khoa học: Nghe các tiêu chí này có vẻ trừu tượng, khó đong đếm. Nhưng nghiên cứu là để phục vụ tương lai, nếu anh không có tầm nhìn thì nghiên cứu của anh phục vụ ai. Nếu anh không có các kỹ năng lãnh đạo như xây dựng đội ngũ, chọn đúng người thì các dự án của anh luôn xảy ra xung đột và chẳng đạt được kết quả nào.Từng có kinh nghiệm quản lý viện trường: Đây là một điểm không cần thiết lắm, nhưng là một điểm cộng cho ứng viên khi hội đồng xét duyệt. Nếu có kinh nghiệm này, anh sẽ biết các khó khăn và giải pháp khi kết hợp mọi người với nhau.
Smart Science Career chỉ ra rằng vì ngân sách của các trường có hạn nên số lượng vị trí giáo sư không nhiều, chỉ có 3 – 5% tiến sĩ (PhD) trở thành giáo sư. Họ khuyên nếu muốn trở thành giáo sư, bạn phải yêu khoa học thật nhiều để kiên nhẫn chờ đợi. Lương trung bình hàng năm của một giáo sư ở Mỹ là 92.420 đô la Mỹ, với khoảng dao động từ 77.180 đến 160.017 đô la.
Theo Thesaigontimes.vn
Tranh cãi xung quanh chuyện xem xét bổ nhiệm giáo sư
Trong hai ngày qua, một trong những thông tin thu hút nhiều sự chú ý và gây ra nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn, mạng xã hội là kết quả việc rà soát công tác bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Việc rà soát này xuất phát từ yêu cầu của Thủ tướng, trước thực trạng con số của năm 2017 tăng cao kỷ lục.
ảnh minh họa
Nhiều ý kiến cho rằng quy trình thực hiện việc xét tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư vẫn chưa đảm bảo khách quan, mặc dù được thực hiện qua ba vòng xét duyệt với nhiều lần bỏ phiếu.
Trước đó, vào tháng 1-2018, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo làm Chủ tịch, đã công bố danh sách các ứng viên đủ tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư năm 2017 với 1.226 người. Theo TTXVN, con số này tăng gần 60% so với số 702 người đạt chuẩn các chức danh này năm 2016 và cao kỷ lục trong hơn 40 năm qua.
Việc số lượng người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến đã khiến dư luận có nhiều ý kiến lo ngại về chất lượng và quy trình xét duyệt.
Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước rà soát kỹ lưỡng hoạt động bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư, nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định.
Ngày 1-3, trong báo cáo gửi đến Thủ tướng Chính phủ kết quả việc rà soát quy trình xét công nhận đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết việc ứng viên chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến là do thời gian kết thúc nộp hồ sơ năm 2017 dài thêm 6 tháng theo quy chế mới, nên số ứng viên đủ điều kiện tăng lên. Liên quan đến chất lượng ứng viên, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, chất lượng năm 2017 nhìn chung tăng so với năm trước.
Sau khi rà soát, Hội đồng đã tạm để lại 129 hồ sơ giáo sư, phó giáo sư của tất cả các ngành, trong đó có 29 hồ sơ (9 giáo sư và 20 phó giáo sư) của ngành y tế. Đặc biệt, trong số này có cả hồ sơ của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Việc này đã gây ra một cuộc tranh cãi khi một số thành viên trong Hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành y đã bày tỏ bức xúc về việc hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Bộ Y tế bị nằm trong danh sách xem xét lại.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng để han chế tình trạng "lạm phát" giáo sư, phó giáo sư thì Việt Nam hãy làm điều tương tự như các quốc gia phát triển đã làm: trả học hàm giáo sư (có thời hạn) về đúng vị trí là ở trong môi trường đại học, các cơ sở đào tạo-giáo dục.
Theo Thesaigontimes.vn
GS Nguyễn Văn Tuấn: Không nên bổ nhiệm quan chức làm giáo sư Giáo sư Việt tại Australia đề xuất 10 điểm cần thay đổi trong việc xét tiêu chuẩn giáo sư ở Việt Nam nhằm bắt kịp với xu hướng thế giới. Ông Nguyễn Văn Tuấn hiện là giáo sư của Đại học Công nghệ Sydney (UTS) và Đại học Notre Dame Australia. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales (Australia) nhận...