Nhìn qua cứ tưởng viên đá bình thường, ai ngờ lại là quân cờ vua có niên đại cổ nhất thế giới
Một viên đá chạm khắc được phát hiện bởi nhà khảo cổ người Canada có thể là quân cờ vua có niên đại lâu đời nhất từng được tìm thấy.
Trong báo cáo được công bố vào ngày 21/11 vừa qua, giáo sư John Oleson của Đại học Victoria (Canada) tuyên bố mảnh sa thạch được tìm thấy ở Humayma, miền nam Jordan có thể là một quân cờ vua có niên đại cổ nhất thế giới.
Viên đá khoảng 1300 năm tuổi này có hình dạng hình chữ nhật, với hai mũi nhọn nhô lên ở trên đỉnh giống như cặp sừng, được chạm khắc các đường vân trên bề mặt và có thiết kế cho việc đứng vững trên mặt phẳng.
Quân cờ vua (bên phải) được khai quật ở khu khảo cổ Humayma
Theo giáo sư Oleson, vật thể này có hình dạng rất giống như các quân cờ trong phiên bản cờ vua của người Hồi giáo. Nhận định về hình dáng viên đá 1300 tuổi, Oleson cho biết, đây có thể là một quân xe (rock) trên bàn cờ.
Video đang HOT
Hình dạng “hai mũi nhọn” của quân xe được tìm thấy ở Humayma có thể tượng trưng cho những cỗ xe ngựa (thường có hai con kéo) trong thế giới Hồi giáo cổ đại.
So sánh với những tác phẩm chạm khắc khác được tìm thấy trong cùng khu vực, giáo sư Oleson nhận thấy viên đá hình quân cờ có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với những đồ vật cúng bái và sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn mang kích cỡ rất giống như các quân cờ vua ngày nay.
Nhiều tài liệu cổ trong văn bản Hồi giáo đã chứng minh nguồn gốc xa xưa của môn cờ vua. Vào thứ kỷ thứ 7 sau Công nguyên, môn cờ này rất phổ biến tại phía Nam Jordan. Nhiều khả năng đã có những bàn cờ vua bằng đá được chế tạo bởi những nghệ nhân sống tại Humayma cách đây hơn 1000 năm.
Cờ vua có từ khoảng 1500 năm trước và được cho là bắt nguồn từ Ấn Độ. Tuy nhiên những quân cờ lâu đời nhất thế giới lại không được tìm thấy tại Ấn Độ. Qua nhiều thế kỷ biến động, những quân cờ cổ xưa hầu hết đã bị phá hủy và thất lạc. Do đó, việc tìm thấy quân cờ bằng đá có niên đại 1300 năm tuổi có thể được xem như một phát hiện đầy thú vị.
Giáo sư Oleson đưa ra giả thuyết về sự lan truyền của cờ vua bắt đầu từ phía Tây Ấn Độ, trải dọc theo các tuyến đường thương mại thuộc đế chế La Mã trước khi du nhập vào Jordan.
Cờ vua được xem là một môn thể thao trí tuệ, vốn được cho là đã góp phần giúp người dân thuộc các tôn giáo và tầng lớp khác nhau xích lại gần nhau hơn vào thời điểm cách đây hàng nghìn năm. Các ghi chép lịch sử cho thấy, đã có những trận đấu cờ được tổ chức giữa người Hồi giáo và Kitô giáo, cũng như giữa người giàu và người nghèo.
Tham khảo CTVNews
Theo Trí thức trẻ
Phát hiện tàn tích trường đào tạo võ sĩ giác đấu
Lần đầu tiên giới khảo cổ phát hiện một trường đào tạo võ sĩ giác đấu La Mã thời cổ đại ở Carnuntum, bên ngoài thành Rome.
Các chuyên gia đã phát hiện tàn tích này tại Carnuntum, bên ngoài Vienna, Áo. Đây là lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện trường đào tạo võ sĩ giác đầu bên ngoài thành Rome. Hiện ngôi trường nằm bên dưới một đồng cỏ.
"Đó là một nhà tù. Những võ sĩ giác đấu là tù nhân. Họ sống trong các phòng giam của một pháo đài. Nơi đó chỉ có duy nhất một cửa ra", nhà khảo cổ học Wolfgang Neubauer thuộc ĐH Vienna là người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho hay.
Theo ông Neubauer, phát hiện mới này cho thấy võ sĩ giác đấu bên ngoài thành Rome đã trở thành một lĩnh vực "kinh doanh lớn". Ít nhất có 80 đấu sĩ sống ở tòa nhà có hai tầng. Họ được huấn luyện tại khu vực trung tâm pháo đài. Ngoài ra, khu vực này cũng bao gồm hệ thống sưởi ấm dưới sàn dành cho khóa huấn luyện mùa đông, phòng tắm, trạm xá, đường ống dẫn nước và có cả một nghĩa địa gần đó.
Nhà khảo cổ học Neubauer cho hay các võ sĩ giác đấu có địa vị như nô lệ. Họ bị giam giữ biệt lập với thị trấn Carnuntum. Thị trấn này nằm ở gần sông Danube và được xây dựng dưới thời hoàng đế Hadrian năm 124 và sau này nó trở thành một thành trì của La Mã.
Tranh minh họa trường đào tạo võ sĩ giác đấu tại Carnuntum.
Mặc dù có hơn 100 trường đào tạo võ sĩ giác đấu được xây dựng trên khắp lãnh thổ của đế chế La Mã nhưng các chuyên gia chỉ tìm được những tàn tích đó ở Rome, Carnuntum và Pompeii. Trong đó, trường huấn luyện đấu sĩ ở Pompeii khá nhỏ và thường là trường tư nhân.
"Võ sĩ giác đấu không thường xuyên bị giết chết vì họ là đối tượng có giá trị. Tuy nhiên, có rất nhiều người có khả năng bị giết chết ở nhà hát vòng tròn do không được đào tạo để chiến đấu. Do đó, rất nhiều cuộc so tài đổ máu đã xảy ra. Trong cuộc chiến, các võ sĩ giác đấu so tài với nhau và kết quả dựa trên điểm số chứ không phải mục đích chính là tàn sát nhau", ông Neubauer cho hay.
Bản đồ trường đào tạo võ sĩ giác đấu giống như một pháo đài hay nhà tù.
Võ sĩ giác đấu ngủ trong phòng giam rộng 3m2 và mỗi phòng giam có 1 hoặc 2 người. Những phòng giam biệt lập này được ngăn cách nhau bằng một phòng lớn hơn dành cho những người huấn luyện. Họ còn được gọi là magistri - người đã từng là võ sĩ giác đấu và có tài năng làm "thầy" dạy những người khác cách sử dụng vũ khí và chiến đấu.
Các võ sĩ giác đấu ở các tỉnh được huấn luyện có nhiều điểm tương đồng với đấu sĩ ở các đô thị lớn, trong đó có thành Rome. Thông qua phân tích những bộ xương võ sĩ giác đấu được tìm thấy ở một nghĩa trang thuộc Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ, các chuyên gia cho hay những đấu sĩ này có chế độ ăn uống chủ yếu là ăn chay. Nhóm nghiên cứu của ông Neubauerhy vọng thông qua một số nghiên cứu, phân tích bộ xương võ sĩ giác đấu ở Carnuntum sẽ giúp con người hiểu hơn về cuộc sống của những chiến binh La Mã cổ xưa.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Tục treo quan tài trên vách đá ở Philippines Đặt thi thể trong quan tài gỗ rồi treo lơ lửng trên vách đá là tập tục an táng người chết tại vùng núi Sagada, phía bắc Philippines. Ảnh: Jordan_si_ako. Cách đây hơn 2.000 năm, tộc người Igorot tại vùng núi Sagada ở phía bắc của Philippines đã có tập tục an táng những người quá cố trong các cỗ quan tài gỗ...