Nhìn nó một cái cho đỡ nhớ
Nó, mấy đứa em nó và tui. Không nghe chị nhắc tới người đàn ông của gia đình. Tôi bỗng nhớ bộ phim mà người cha bỏ đi vì nặng gánh quá. Người mẹ thì nặng đến mấy cũng gánh được?
Tôi gặp chị vào giờ ăn trưa, lúc đang đi từ khu vườn thoáng đãng, nơi dành cho người nhà mỗi khi đến thăm thì đưa bệnh nhân tâm thần đến dạo chơi và bày ra ăn uống.
Lúc tôi vừa đến, đang có ba nhóm. Nếu người bệnh không mặc bộ đồng phục màu xanh thì tôi đã không phân biệt được đâu là bệnh nhân và đâu là người nhà đến thăm vì nhìn họ hòa đồng vui vẻ chẳng khác gì nhau. Một nhóm ngồi bàn ghế, còn hai nhóm thì trải tấm bạt ra bãi cỏ và bày thức ăn, thức uống lên đó. Một nhóm có bó hoa cúc tím và cây đàn ghi-ta, như đi dã ngoại.
- Có nhiều bệnh nhân được người nhà tới thăm như vậy không? Tôi hỏi.
- Tùy, người hướng dẫn trả lời.
Tôi nhìn thấy chị khi trong đầu đang còn lan man về chữ “tùy”. Là tùy lúc, như trong tuần hoặc cuối tuần? Hay là tùy mức độ bệnh tình của bệnh nhân thuyên giảm ra sao hay tùy theo cách thăm nuôi của mỗi gia đình?
Trừ khu đặc biệt cửa khóa im ỉm, nơi của người bệnh nặng có thể gây nguy hiểm, tôi nhìn qua hàng song thấy người đàn ông trần truồng đổ tô cơm xuống nền rồi bốc ăn, còn lại những khu khác đang mở rộng cửa và chiếc xe kéo cơm, canh tiến vào trong tiếng cười nói ồn ào và tiếng gõ muỗng vô cái tô bằng nhựa thành âm thanh lụp bụp.
Nhận ra tôi là người lạ, một cô cười rộng miệng “từ thiện hả, có bánh mì thịt không?”. Người khác la lên “bánh bao trứng ngon hơn”. Và nhao nhao “xăng-uýt, bánh gạo mật ong, bánh khoai mè, sữa đậu nành, bim bim tôm cay…”. Có vẻ như họ nhớ rõ những món từng được ăn với niềm thích thú hồn nhiên.
Chị xách túi thức ăn to tướng đứng bên ngoài bức tường rào khu bệnh nhân nam. Khi tới gần, lớp ni-lông trong suốt cho tôi thấy rõ đó là lòng heo luộc đã xắt từng miếng nhỏ. Có lẽ nghĩ tôi cũng như chị, có người nhà ở đây, nên nhìn thấy tôi đi cùng với cán bộ của trung tâm, chị vội gí quai túi lòng heo luộc vô tay tôi và nói nhanh “lúc nãy tui đem vô cho nó mà bác sĩ không cho, giờ cô đem vô giùm, đừng để bác sĩ thấy”.
Cái túi còn nóng ấm nặng cả hai ký lô. Đây là món không thể để dành, “nó” nào mà ăn hết chừng này hả? Chị cười và quơ ống tay áo lau mồ hôi trán ròng ròng dưới vành nón. Có lẽ, chị đã đứng đây khá lâu, dưới trưa nắng chang chang, đợi bác sĩ đi hẳn mà tuồn cái túi qua hàng song. Và có lẽ, những bệnh nhân nam đang đứng bên trong nhìn ra với vẻ lăng xăng cũng đang mong bác sĩ đi nhanh để được nhận cái túi.
Video đang HOT
Chị nói, “cho tụi nó ăn chung, đứa nào cũng thích lòng luộc”. Chị thò cánh tay qua hàng song, chỉ cậu con trai khó đoán tuổi có mái tóc bờm ngựa, “con tui đó, hiền lắm cô, tóc tai kiểu cọ vậy là vì có mấy cậu thợ thời trang vô đây cắt tóc từ thiện, chớ hồi ở nhà chỉ hớt ca rê thôi”.
- Sao chị không đón con ra khu vườn kia, rồi mẹ con ăn cơm với nhau thì chị dễ bề cho con ăn tùy ý?
Chị ngoái đầu nhìn theo tay tôi chỉ tới khu vườn có ba nhóm đang vui vẻ. Rồi chị lại quệt ống tay áo lau mồ hôi trán, “tui còn phải kiếm tiền lo cho ba đứa em nó ở nhà nên đâu có thì giờ. Tui bán dạo cô à, giấc trưa vắng khách tui đẩy xe hàng về hướng này để tranh thủ chạy vô nhìn nó một cái cho đỡ nhớ, rồi có gì ăn thì đem theo luôn. Hôm qua, nó nói thèm lòng luộc nên sáng nay mua được mớ lòng ngon tui bỏ buôn bán để về nhà làm đem vô đây. Tại vì biết ông bác sĩ khó tính nên tui làm sạch sẽ lắm. Vậy mà cũng không được. Tiếc quá chừng”.
Ảnh minh họa
Chẳng biết chị tiếc cho đứa con thèm ăn mà không được hay là tiếc cho cả buổi bỏ buôn bán của mình. Tôi phân vân nhìn túi lòng luộc trong tay rồi nhìn người hướng dẫn, anh thở dài rùn vai “lỡ bệnh nhân ngộ độc thì phiền phức ghê lắm”.
Vẻ hy vọng tắt ngấm trong mắt chị. Chị cầm lại túi lòng luộc rồi chầm chậm đi về hướng cổng, từng bước tần ngần. Thỉnh thoảng, chị ngoái đầu lại và bắt gặp tôi đang nhìn theo thì đứng hẳn lại và giơ cái túi ra với hy vọng có ai đó động lòng…
Tôi gặp lại chị lần nữa, khi đi ra khỏi cổng trung tâm chăm sóc người bệnh tâm thần. Chị đẩy xe bánh trái đi men theo bóng mát của hàng cây ven đường mà lưng áo ướt mồ hôi.
Tôi mua mấy trái xoài để lấy cớ trò chuyện với chị, chẳng có gì, chỉ là tôi áy náy vì túi lòng heo luộc chị nhờ mà tôi không thể giúp.
Chị cười buồn, “đâu có sao, nó không được ăn thì đem về cho mấy đứa nhỏ ở nhà ăn một bữa”.
Nghe như là mấy đứa nhỏ ở nhà cũng ít khi được ăn một bữa đã đời.
- Sao cháu hiền mà chị không xin đón về nhà?
- Hiền mà khờ lắm cô ơi. Có lần nó đút tay vô ổ điện đó cô, may mà có tui ở nhà.
Nó, mấy đứa em nó và tui. Không nghe chị nhắc tới người đàn ông của gia đình. Tôi bỗng nhớ bộ phim mà người cha bỏ đi vì nặng gánh quá.
Người mẹ thì nặng đến mấy cũng gánh được? Hay gánh nặng hoài rồi cũng quen mà thành bình thường? Hay dễ hiểu, là lòng mẹ…
Giờ thì tôi hiểu hơn tiếng “tùy” của người hướng dẫn.
Theo Báo Phụ Nữ
Mình không thương mình thì mong ai thương?
Trong gương là ai, em đâu phải bà già có làn da đen sạm với đôi mắt thâm quầng thiếu ngủ cùng hai bàn tay nhăn nheo chai sần?
Chồng có công ty nội thất, hồi đó học makerting nên ra trường em về công ty phụ chồng. Ý định ban đầu là phụ một tay lấy kinh nghiệm, rồi em ra ngoài làm. Hai vợ chồng phải dành cho nhau một khoảng cách hợp lý đủ nhung nhớ khi xa và đủ sức kéo nhau về nhà khi trời tắt nắng, cùng nhau vui vẻ khi đêm về.
Em vẫn nói thế và tin chắc mình làm được, nhưng khi vào công ty, thấy chồng lo chạy vòng ngoài kiếm mối mang hợp đồng, lắm khi phải bia bọt tiếp khách đến mềm người, việc phía sau phó mặc cho nhân viên. Giao mà không giám sát nên họ mua A nói B, mua một nói hai, ngay cách đối đáp cư xử với khách hàng cũng không cần ý tứ nên có khi hợp đồng ký rồi mà khách cũng quay lưng.
Em thấy cứ đà này rồi chẳng mấy chốc công ty phá sản. Em đành xắn tay áo xông vào, cải tiến, giám sát từng khâu từng từng việc một, em khảo giá nguyên liệu, tìm mối, em báo giá và thương thảo với khách, ban đầu cũng bỡ ngỡ cập rập, chưa kể còn bị nhân viên của chồng mách tội, bị chồng khó chịu. Cho đến khi em đưa ra bằng chứng chồng mới tin và yên tâm giao việc trong công ty cho em.
Ảnh: Internet
Làm nội thất thường tận dụng cả ngày nghỉ, ngoài giờ và cuối tuần, thậm chí cả ngày lễ nên cả tuần, cả tháng hai vợ chồng cứ quay như chong chóng, em chẳng còn thời gian đi xem phim, dạo siêu thị, nhà sách như ngày còn yêu. Vợ chồng gặp nhau vội vội vàng vàng nói chuyện sổ sách, hợp đồng, đòi nợ. Vội đến độ cả nửa năm trong nhà không có lấy một nhánh hoa tươi. Ngày kỷ niệm gì đó cũng chặc lưỡi cho qua khi khách réo gọi.
Em cũng chẳng có thời gian diện những bộ cánh xinh đẹp, giờ cứ quần jean áo thun mà "triển" cho năng động, gọn nhẹ. Thậm chí thời gian dành cho hai bữa chính cũng bị thu ngắn lại bằng ổ bánh mì, tô bún mua vội, đừng nói gì đến chuyện đi spa, cắt tóc gội đầu hay dưỡng da. Bù lại, hai vợ chồng đã trả xong nợ vay mua căn chung cư, còn mua thêm được mảnh đất ở ngoại thành để đó.
Những tưởng mọi chuyện cứ bình yên thế, cho đến ngày em ngất trong xưởng phải vào viện cấp cứu. Em bị suy nhược cơ thể, và đáng tiếc nhất là cái thai gần hai tháng không giữ được. Đó là đứa cháu đầu tiên của cả hai bên nội ngoại. Mẹ ở quê lên thăm, khóc òa khi vừa thấy em, em cũng giật mình khi nhìn cây kim ở mặt cân chỉ vào con số 45.
Ảnh: Internet
Những ngày ở viện, em mới có cơ hội ngắm mình lâu trong gương, gương mặt toàn nếp nhăn với làn da đen sạm lốm đốm tàn nhang. Dưới hai mắt là hai vết quầng thâm như màu trái bồ quân. Mái tóc xơ xác dù đã được cắt ngắn cho đỡ mất công chăm sóc. Em cứ đứng sững thế, không tin hình bóng trong gương là mình.
Em nhớ con, đứa con em chưa hề biết nó tồn tại cho đến ngày nó rời khỏi em, em là người mẹ tồi khi không cảm nhận được con đã đến, vì em quá bận rộn và thờ ơ không chào đón nên con giận bỏ em mà đi. Em đã hai tám rồi, em muốn có con, em sẽ thu xếp công việc lại, đan xen nghỉ ngơi, giao bớt việc cho người khác. Em sẽ cố gắng tẩm bổ lấy lại sức khỏe như ngày trước.
Đáng buồn là chồng vào thăm, thay vì xót vợ thì anh còn cáu: "Thấy chưa? Anh đã bao lần nói em rồi mà em không nghe!". Cũng may, chồng cáu vì thương vợ, em phải hứa em sẽ giao trả bớt công việc cho anh và đào tạo nhân viên anh mới thôi càm ràm. Hình như chồng cũng chỉ chờ có cơ hội này để "cho em một bài học".
Em nhớ con, đứa con em chưa hề biết nó tồn tại. Ảnh: Internet
Nhờ trận ốm em mới hiểu kiếm tiền là việc quan trọng nhưng sử dụng tiền đúng cách còn quan trọng hơn, và kiếm tiền để làm gì nếu không phải là phục vụ cho bản thân và gia đình? Làm gì thì làm cũng nên biết thương thân, mình không thương mình thì mong ai thương?
Theo Báo Phụ Nữ
Lý do khiến phụ nữ phải rời khỏi người đàn ông mà họ rất nặng lòng Một người đàn ông cần đặt niềm tin vào người phụ nữ của mình, không nên rình mò mọi thứ xung quanh cuộc sống của nàng. Phụ nữ có xu hướng đầu tư rất nhiều vào tình yêu, thậm chí đặt cả nguồn sống và linh hồn của mình vào đó. Có người còn tin tưởng một cách mù quáng, chăm sóc người...