Nhìn nhận lại môn lịch sử – Kỳ 4: Thiếu góc nhìn văn hóa và nhân học
Lịch sử không chỉ là các cuộc chiến tranh mà còn là những hiểu biết mang tính văn hóa giúp giới trẻ nhìn nhận vấn đề khách quan hơn.
Kiến thức của học sinh còn giáo điều, lạc hậu
Trong quá trình dạy môn cơ sở văn hóa Việt Nam và khảo cổ học cho sinh viên năm thứ nhất (đa số thi đầu vào khối C) của ĐH Quốc gia Hà Nội, tôi thấy kiến thức lịch sử văn hóa trong nước và thế giới của học sinh phổ thông rất lỗ mỗ, lạc hậu và giáo điều.
Thí sinh ôn bài trước khi vào phòng thi môn lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Một số kiến thức thường thấy nhất của các em về văn hóa/ lịch sử Việt Nam chỉ là “Việt Nam là cái nôi của loài người, của nông nghiệp trồng lúa nước”, “trống đồng là của người Việt”… Thực ra, những nhận thức kiểu này tạo ra niềm tự hào dân tộc nhưng còn nhiều điều cần phải làm rõ về mặt khoa học. Nhiều lý do dẫn đến nhận thức sai lệch nhưng chắc chắn có phần do thời lượng dạy văn hóa, dân tộc học trong sách lịch sử quá ít. Tham khảo sách giáo khoa, tôi thấy phần lớn là lịch sử chiến tranh.
Lịch sử chiến tranh nếu được lồng ghép phần văn hóa, ứng xử với tự nhiên và xã hội sẽ trở nên sinh động hơn nhiều. Chẳng hạn, trước đây, khi học lịch sử kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chúng tôi được dạy “bưng biền” là gì. Nhưng giờ đây, không sinh viên nào của tôi có thể giải thích khái niệm “bưng”. Nếu không hiểu “bưng” là khu vực ngập mặn, nơi có nhiều rừng đước thì làm sao có thể hiểu được thế nào là “chém vè”, một cách thức ngụy trang của bộ đội ta trong kháng chiến. Chính những chất liệu về cách ứng xử – cũng chính là văn hóa – như thế làm bài học sinh động lên hơn nhiều. Nhưng các em đã không được dạy những điều như thế này.
Kiến thức quá nhiều, đọng lại không bao nhiêu
Sách giáo khoa có những phần điểm đến văn hóa nhưng khá chung chung và chưa khoa học.
Video đang HOT
Chẳng hạn sách lớp 6 dành toàn bộ nội dung để trình bày về lịch sử thế giới cổ đại, lịch sử Việt Nam từ khởi đầu đến thế kỷ X với quá nhiều kiến thức, cố làm gọn đến mức khô khan nên chả khác gì giáo trình lịch sử thu nhỏ dành cho bậc đại học. Vì thế không phù hợp với tâm sinh lý của học sinh những năm đầu THCS. Sách lịch sử lớp 7, trang 48 có đoạn viết về điêu khắc và kiến trúc: “Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, ở các hình trang trí rồng, các bệ đá hình hoa sen. Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như ngọn lửa là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý”. Mô tả về rồng này trên thực tế không đủ để các em nhận biết được đúng con rồng thời Lý. Trong khi đó nếu chỉ chọn một đặc điểm là những nếp uốn như miệng túi kèm theo hình (trong sách có hình) thì việc nhận dạng sẽ dễ dàng. Bản thân đoạn văn cũng ngắn lại.
Sau này trong sách lớp 10, trang 93 cũng có một hình rồng thời Lý. Song việc không mô tả đặc trưng rồng Lý, dù chỉ một câu khiến hình này khó đọng lại. Có lẽ, chính vì sự mô tả rồng rất thiếu đặc trưng này mà kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, những mô hình rồng dựng lên sai nhiều mà ít người phát hiện. Để có hệ thống, có thể mô tả về sự khác nhau của những con rồng trong các thời kỳ. Chỉ cần viết ngắn, kèm hình mô tả, chỉ rõ trên hình đó, các em sẽ dễ hiểu, dễ nhớ.
Trong khi văn hóa của chúng ta đậm nét làng thì các em lại không có kiến thức cơ bản về làng. Có thể nói, sống ở làng mà không biết làng, đình, chùa là gì. Tôi không rõ các giáo viên đã được hướng dẫn cách dạy sử địa phương ra sao nhưng sách giáo khoa tôi đọc không hề nói tới khác biệt văn hóa vùng miền này. Vì thế học sinh kém hiểu biết về sử địa phương nên dễ dẫn đến kỳ thị văn hóa, dè bỉu vùng miền.
Sách giáo khoa cũng chỉ lấy người Việt làm trung tâm, chủ yếu là người Việt ở miền Bắc, quan hệ giữa các dân tộc cũng không được đề cập. Trong khi đó, chính chúng ta cũng học được từ họ rất nhiều trong lối sống, ứng xử chinh phục môi trường. Chẳng hạn, cách trồng lúa nước, đào mương, mai. Văn hóa Óc Eo và Chăm Pa cũng không được nhắc tới một cách thỏa đáng.
Theo thanh niên
Bộ trưởng GD: Sẽ thanh tra việc dạy thêm
Trước phiên chất vấn, Bộ trưởng GD-ĐT đã gửi Quốc hội kết quả thực hiện lời hứa sau các phiên chất vấn ở kỳ thứ 2, 3 về chuyện dạy thêm, lạm thu...
Tại kỳ họp thứ hai, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nhận được nhiều câu hỏi về việc quản lý chặt chẽ dạy thêm, học thêm, không để gây quá tải và áp lực cho học sinh phổ thông.
Báo cáo QH tại kỳ họp này, ông Luận cho biết, đã ban hành thông tư quy định về dạy thêm, học thêm trong đó có những quy định mới và cụ thể nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc dạy thêm học thêm chính đáng. Ngăn chặn tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, không lành mạnh, gây quá tải và áp lực cho học sinh và phụ huynh.
Như báo cáo của các địa phương và kiểm tra đầu năm học mới 2012-2013 cho thấy: Tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn còn tồn tại, có nơi khá phổ biến.
Nguyên nhân là do nhu cầu của xã hội coi trọng bằng cấp và lo lắng của cha mẹ học sinh đã gây áp lực lên việc học hành của con cái.
Thứ hai, do một số giáo viên còn có tư tưởng vụ lợi trong việc dạy thêm, học thêm. Thứ ba, do việc quản lý dạy thêm, học thêm ở một số địa phương còn lỏng lẻo.
Trong khi đó, công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về về dạy thêm, học thêm chưa thường xuyên, hiệu quả; các vi phạm về dạy thêm, học thêm tràn lan chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Bộ trưởng GD-ĐT khẳng định, sẽ tổ chức một số đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình dạy thêm học thêm ở một số địa phương và tiếp tục chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố có nổi cộm vấn đề dạy thêm, học thêm tăng cường quản lý nhà nước, có biện pháp quyết liệt. Sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Chấm dứt lạm thu
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng thông tin vắn tắt việc thực hiện lời hứa giải quyết tình trạng thu nộp, quản lý và sử dụng các nguồn thu ngoài quy định tại các trường phổ thông ở nhiều địa phương.
Theo đó, Bộ đã ban hành thông tư quy định về điều lệ đại diện cha mẹ học sinh và về tài trợ cho các cơ sở giáo dục.
Các tỉnh thành cũng đã đưa ra yêu cầu chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức của các cơ sở giáo dục trên địa bàn và sau đó cử các đoàn giám sát đi xuống địa phương. Thanh Hóa, Hà Nội, Phú Thọ, Đà Nẵng... thực hiện tương đối tốt.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng cũng thừa nhận là tại một số địa phương có rất nhiều khoản thu mang tính chất thu hộ như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, quỹ đoàn, quỹ đội, khuyến học, chữ thập đỏ.
Một số các khoản có tính chất thỏa thuận như: học 2 buổi/ngày, nước uống, ăn trưa, chăm sóc bán trú, đồ dùng cá nhân (với học sinh bán trú), học phẩm, đồng phục học sinh, thuê sân bãi tập thể dục...
Một số ít địa phương có các khoản thu để tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp.
"Thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định trên để khắc phục tình trạng lạm thu", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã xuất hiện trong danh sách dự kiến chất vấn tuần tới, song qua lấy phiếu thăm dò, lĩnh vực giáo dục đã phải "nhường" cho các vấn đề kinh tế, tài chính nóng bỏng.
Theo VNN
Nhìn nhận lại môn lịch sử - Một nửa sự thật về nhà Hồ Từ mong muốn của bạn đọc, Báo Thanh Niên cùng các nhà sử học và sư phạm đã rà soát lại các bộ sách giáo khoa (SGK) môn lịch sử bậc phổ thông và phát hiện một số thiếu sót đáng tiếc về kiến thức, hoặc những nhận định chưa thật thỏa đáng, mang dấu ấn của tư duy cũ. Điểm lại những...