Nhìn nhận lại môn lịch sử – Dạy gì về Phan Châu Trinh ?
Cần đánh giá lại tầm vóc của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.
Có phải là người “lạc lối trời Âu”?
SGK Lịch sử lớp 11, phần viết về Phan Châu Trinh dài hơn một trang, có kèm ảnh ông. Tiêu đề của mục là “Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách”, nằm trong bài 23 có tên “Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)”.
Trong một bài viết gần đây, Giáo sư Phạm Duy Hiển kể chuyện ông tò mò tìm xem người ta đang dạy cho lớp trẻ ngày nay về Phan Châu Trinh như thế nào. Ông tìm SGK môn sử lớp 11, và đọc được nguyên văn như sau: “Ông (Phan Châu Trinh) là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập” (chữ nghiêng của Pham Duy Hiển). Kể tội nhà chí sĩ nổi tiếng đầu thế kỷ 20 chừng đó sợ chưa đủ, cuối bài, người viết sách còn quyết nhét thêm vào đầu học trò: “Hãy nêu những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản…”.
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cùng các nhà nghiên cứu đoạt Giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2011 – Ảnh: Ngọc Thắng
Mấy mươi năm trước, một nhà thơ nổi tiếng đã mỉa mai: “Phan Châu Trinh lạc lối trời Âu”. May thay, từ đó đến nay (thật ra cả trước đó nữa) có những người khiêm tốn, biết tôn trọng lịch sử, chịu khó nghiên cứu nghiêm túc hơn về nhân vật lớn này của nước ta. Huỳnh Thúc Kháng từng viết: “Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Chắc chắn cụ Huỳnh không hồ đồ. Cụ viết thế vì cụ hiểu nhà cách mạng không chỉ là người mưu đồ một cuộc khởi nghĩa, lật đổ một chính quyền…, mà là người muốn thay đổi số phận một dân tộc, căn cứ trên những suy ngẫm sâu xa… Như để cắt nghĩa rõ hơn nhận định của Huỳnh Thúc Kháng, học giả Hoàng Xuân Hãn nói: “Sau khi phong trào Cần Vương bị đàn áp tan rã hoàn toàn, Phan Châu Trinh đã đi sâu nghiên cứu những nhược điểm cơ bản về văn hóa xã hội Việt Nam, cụ thấy rõ nguyên nhân sâu xa đã đưa đến mất nước là sự thua kém của xã hội ta so với phương Tây. Phan Châu Trinh đã đưa ra đường lối mới để tìm lối thoát cho con đường cứu nước…”.
Nhà cách mạng, văn hóa, giáo dục lớn
Nghĩa là ít nhất có 2 điều: khác với tất cả những người đi trước và những người đồng thời, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đi tìm nguyên nhân mất nước không phải ở đâu khác mà là chính trong sự thua kém về văn hóa của ta. Thứ hai, ông cũng là người đầu tiên, sớm một cách khác thường, cách đây hơn một thế kỷ, nhận ra điều mà ngày nay ta gọi là toàn cầu hóa. Cuộc toàn cầu hóa thứ nhất, hiểu rằng thế giới đã rộng ra mênh mông, thời đại đã khác về cơ bản. Vì vậy, ông cho rằng cần đặt vấn đề độc lập không phải là bước cuối cùng, mà như một bước trong tầm đi xa hơn là phát triển dân tộc, phát triển dân tộc cho kịp với toàn cầu, với thời đại. Thì độc lập mới có ý nghĩa, và lâu bền.
Những éo le của lịch sử đã dẫn chúng ta đi theo con đường khác, cho đến độc lập và thống nhất hôm nay. Nhưng đúng như nhà sử học Pháp Daniel Héméry nói: “Những nan đề Phan Châu Trinh từng thấy và trằn trọc tìm cách giải quyết cho đất nước trăm năm trước thì nay vẫn còn nguyên đấy, Các thế hệ người Việt Nam vẫn còn phải tiếp tục đảm nhận”.
Video đang HOT
Vậy đó, Phan Châu Trinh không chỉ là “nhà cách mạng đầu tiên”, ông còn là nhà văn hóa lớn, cũng là nhà giáo dục lớn.
Nói chuyện lịch sử bao giờ cũng cần rất thận trọng. Nói lịch sử với lớp trẻ càng cần thận trọng hơn. Về Phan Châu Trinh, nhân vật sáng chói đầu thế kỷ XX của chúng ta, ít ra cũng cần cố gắng nói với những người trẻ hôm nay rằng ông từng thống thiết nhận ra những câu hỏi sâu sắc nhất của phát triển dân tộc, mà lịch sử éo le đã buộc phải bỏ dở dang. Vậy thì chính lớp trẻ hôm nay phải tiếp tục.
Đừng biến một bài học lịch sử quan trọng và hay như thế thành một phê phán bừa bãi và đầy thiên kiến.
Theo thanh niên
Giáo dục ĐH Việt Nam hội nhập quốc tế: Liều để ra "biển lớn"?
Giáo dục đại học nước nhà còn quá nhiều điểm yếu, khiếm khuyết... là thách thức với quá trình hội nhập quốc tế. Nhưng nếu ngồi chờ cho "đủ chuẩn" mới nghĩ đến việc hội nhập thì những khiếm khuyến càng sâu sắc.
Các nhà giáo dục, nhà khoa học trong nước và thế giới đã chỉ ra các vấn đề của giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam trong tiền trình hội nhập quốc tết tại hội thảo "Giáo dục đại học Việt Nam hội nhập quốc tế" do Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức ngày 9/11.
Đông đảo các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học tham dự hội thảo "Giáo dục đại học Việt Nam hội nhập quốc tế".
Giáo dục đại học... yếu đều
GS Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia) cho hay nghiên cứu khoa học (NCKH) là yếu tố liên quan chặt chẽ đến kinh tế tri thức và ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của một ĐH trên thế giới. Tuy nhiên, sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế hiện nay quá khiêm tốn nếu không muốn nói là quá lu mờ.
Trong thời gian 41 năm (từ 1970 - 2011), Việt Nam công bố được 10.745 bài báo khoa học trên các tạp san khoa học quốc tế. Con số này chỉ bằng 22% của Thái Lan, 27% của Malaysia và 11% của Singapore. Tầm ảnh hưởng của các công trình NCKH của Việt Nam cũng thấp nhất trong các nước được đề cập trên.
PGS.TS Lưu Tiến Hiệp chỉ ra những hạn chế cho việc hội nhập quốc tế của GDĐH Việt Nam.
Chưa kể trong con số kể trên, khoảng 80% bài báo khoa học từ Việt Nam là do hợp tác với đồng nghiệp với nước ngoài. Sự phụ thuộc vào "ngoại lực" quá nhiều nên trí thức khoa học và thành quả không còn dựa trên chất liệu Việt Nam mà ông Tuấn ví rằng chúng ta giống như "lính đánh bộ".
"Có dạo, hàng loạt báo chí "đánh" khoa học nước nhà. Nghe thì buồn nhưng thấy cũng không hẳn là oan, chúng ta có hơn 9.000 GS, PGS và hơn 8.000 tiến sỹ trong các ĐH nhưng mỗi năm chỉ công bố được khoảng 1.100 bài báo khoa học, người ta không kêu mới lạ", ông Tuấn thẳng thắn.
Theo bài báo cáo của PGS.TS Lưu Tiến Hiệp (Trưởng văn phòng đại diện trường University Preparation College (UPC) Sydney, Australia), GDĐH Việt Nam khó hòa nhập do yếu kém trải đều gần như toàn diện. Khả năng tiếng Anh yếu từ lãnh đạo xuống sinh viên, ít hiểu biết về đối tác, không nắm bắt được chuẩn mực quốc tế dẫn đến thái độ ngán ngại, mất tự tin khi hội nhập và hợp tác quốc tế.
Ông Hiệp nhấn mạnh việc quản lý GDĐH hiện nay chưa bài bản, còn chắp vá tràn lan trong khi cơ chế tự quản của ĐH còn rất hạn chế. Các trường muốn thoát được chương trình khung đã tồn tại từ lâu không phải dễ, khó để học được những cái hay từ những trường có cơ chế tự trị và tự do học thuật mà mình muốn liên kết.
TS Hồ Vũ Khuê Ngọc (ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Đà Nẵng) cho rằng việc thiếu nguồn lực có chuyên môn là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển cũng như hội nhập khu vực và quốc tế của GDĐH Việt Nam. Tình trạng chảy chất xám khỏi ngành giáo dục khi nhiều người giỏi từ chối làm việc ở trường học.
Phải liều?
Từ phân tích thẳng thắn của các chuyên gia trong hội thảo có thể thấy GDĐH Việt Nam đang mang thân thể yếu ớt mà như có người còn so sánh như là "thân thể khuyết tật" để ra với biển lớn. Thế nhưng trong 26 tham luận tại hội thảo của các chuyên gia giáo dục, nhà quản lý giáo dục và các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đều có tinh thần xây dựng, tìm phương án để GDĐH Việt Nam hội nhập mạnh mẽ hơn.
Các phương án như cần đầu tư hiệu quả cho nghiên cứu khoa học, tập trung phát triển nhân lực, tăng quyền tự chủ cho ĐH, chính sách cởi mở, chú trọng phát triển đào tạo từ xa, xây dựng đại học mở ... được nhiều đại biểu chia sẻ.
Trước tâm huyết mong muốn GDĐH Việt Nam "ra biển" của các chuyên gia, một đại biểu đến từ Hà Nội đặt câu hỏi: "Nếu xem GDĐH Việt Nam như một học sinh trung bình - tôi không muốn dùng từ yếu - thì khi cố để hội nhập có giống như ép một học sinh đó ngồi vào lớp chọn? Học trò đó có thể khá hơn nhưng cũng có thể vì áp lực nên đã kém sẽ lại càng đuối?".
Trước câu hỏi, đại diện của trường ĐH Quốc gia TPHCM cho hay biết mình đang ở đâu là điều cần thiết. Nhưng không có nghĩa mình luôn nghĩ rằng mình không làm được mà cần giải quyết từng vấn đề và biết con đường nào để đi.
Đồng tình với ý kiến này, PGS.TS Lưu Tiến Hiệp cho rằng, ĐH là nơi nghiên cứu và giảng dạy kiến thức không có giới hạn về quốc tịch, chủng tộc, giới tính nên khi thành lập bản thân nó đã phải là "đại học quốc tế". Nhưng các trường vì ngán ngại mà định vị mình ra khỏi sự hội nhập quốc tế, tự đặt mình ra khỏi quan niệm được thiết lập từ lâu về vai trò của ĐH.
Ông Hiệp cho rằng lỗi hệ thống của ngành giáo dục làm quá trình hội nhập quốc tế của các trường chậm hơn nhưng không thể vì thế mà ngồi chờ cho đủ điều kiện rồi mới dám thực hiện. Vì nếu dừng lại thì các khiếm khuyết sẽ càng sâu sắc hơn.
"Nếu dừng lại các khiếm khuyết sẽ càng sâu sắc hơn. Nên các trường nên tự lực cánh sinh trong vấn đề này, định vị mình trong hội nhập quốc tế từ những tác phong nhỏ nhất trong việc đào tạo giáo dục, nghiên cứu rồi hãy nghĩ đến những việc lớn hơn", ông Hiệp chia sẻ.
Bên dưới phòng hợp, phó hiệu trưởng của một trường học hóm hỉnh nói nhỏ rằng quyết tâm hội nhập dù yếu thế của các đại biểu là quá hợp lý. Cũng như cậu học trò kém vào lớp chọn có thể yếu đi cũng không đáng tiếc bằng việc không dám thử, cam chịu mà không dám thử để biết mình có tiến bộ hơn. Vì như ông nói, cứ liều thôi có gì để mất đâu mà phải tiếc.
Hoài Nam
Theo dân trí
Ký túc xá sinh viên lớn nhất Việt Nam Với tổng mức kinh phí xây dựng 3.529 tỷ đồng, ký túc xá ĐHQG TP.HCM có quy mô lớn nhất cả nước, dự kiến cuối 2013 nơi đây sẽ trở thành khu đô thị đại học hiện đại. Với tổng diện tích được xây dựng 59hecta bao gồm khu A hiện hữu, khu A mở rộng và khu B. KTX có 61 dự...