Nhìn nhận giá trị giáo dục tốt hơn qua đại dịch
Ông Ben Burrowes – Giám đốc khu vực châu Á của Cơ quan Giáo dục New Zealand ( Education New Zealand – ENZ) đã cập nhật tình hình kết nối giáo dục hai nước và chia sẻ những sáng kiến giáo dục mới từ New Zealand.
New Zealand cam kết tạo nhiều điều kiện thuận lợi để du học sinh trải nghiệm trọn vẹn nền giáo dục của quốc gia này.
Duy trì kết nối giáo dục
- Hơn 2 năm, Covid-19 đã tác động không nhỏ đến giáo dục toàn cầu. Trước những thách thức đó, New Zealand đã có những sáng kiến nào nhằm duy trì kết nối giáo dục, đặc biệt ở những thị trường lâu năm như Việt Nam?
- Thành thật mà nói thì dù trong giãn cách, chúng tôi vẫn luôn làm việc chăm chỉ và khá bận rộn. Thách thức từ Covid-19 như một đòn bẩy cho nền giáo dục New Zealand phát triển mạnh hơn. Cụ thể là các sáng kiến mới về giáo dục trực tuyến hoặc dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Đồng thời cải tiến và duy trì các mô hình học tập truyền thống. Có thể kể đến sự hợp tác của ENZ cùng các tổ chức giáo dục uy tín trên toàn cầu như nền tảng học trực tuyến FutureLearn, tổ chức giáo dục The Mind Lab… Điều đó đã tạo điều kiện để nhiều người có thể tiếp cận các khóa học chất lượng từ các đơn vị giáo dục hàng đầu New Zealand thông qua hình thức trực tuyến, với chi phí tiết kiệm.
Việt Nam luôn là thị trường trọng điểm và cũng là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á được triển khai những sáng kiến mới. Gần đây nhất, các em học sinh trung học Việt Nam đã có cơ hội tham gia Trại hè Kỹ năng Tương lai New Zealand (New Zealand Future Skills Camp) và được huấn luyện về kỹ năng lập trình.
Ông Ben Burrowes, Giám đốc khu vực châu Á của Cơ quan Giáo dục New Zealand.
Video đang HOT
Không chỉ hỗ trợ học sinh chuẩn bị các kỹ năng cần thiết cho tương lai, ENZ cũng đồng hành cùng thầy cô giáo, các nhà hoạt động giáo dục để giúp họ trau dồi thêm nghiệp vụ giảng dạy và năng lực toàn cầu thông qua các chương trình học bổng. Cụ thể là Khóa học Dạy và Học Hợp tác, Ứng dụng Công nghệ số dành cho giáo viên, giảng viên đại học; Chương trình Chứng chỉ Năng lực Toàn cầu New Zealand (NZGCC) dành cho cả học sinh trung học và giáo viên.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng sau đại dịch, chúng ta không hề bắt đầu từ con số không. Covid-19 là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại sâu sắc về giá trị của sự kết nối giáo dục, và đây cũng là động lực cho những phát triển mạnh mẽ hơn của giáo dục New Zealand trong tương lai.
Các em học sinh Việt Nam lớp 6 – lớp 10 có cơ hội phát triển kỹ năng lập trình thông qua Trại hè Kỹ năng Tương lại New Zealand.
Chào đón sinh viên quốc tế
- Vậy giáo dục New Zealand sẽ có những điểm mới nào để chào đón sinh viên trong giai đoạn khôi phục giáo dục quốc tế?
- Một tín hiệu rất đáng mừng cho những bạn trẻ đang quan tâm nền giáo dục của chúng tôi là Chính phủ New Zealand đã chính thức xét duyệt thị thực mới từ ngày 31 tháng 7 năm 2022 (giờ New Zealand), thay vì vào tháng 10 năm 2022 như công bố trước đây. Biên giới bắt đầu mở cửa trở lại, và giờ đây New Zealand đã sẵn sàng để trở lại mạnh mẽ. Đồng thời, Chiến lược Giáo dục Quốc tế 2022 – 2030 cũng được làm mới để phù hợp với định hướng và chiến lược mà chúng tôi theo đuổi.
- Định hướng đó là gì, thưa ông?
- Đại dịch Covid-19 đã cho chúng ta thấy giá trị và sức mạnh to lớn của kết nối giữa con người và con người. Điều này cũng chính là chìa khóa cho lĩnh vực giáo dục quốc tế trong tương lai của New Zealand. Giáo dục New Zealand đề cao giá trị nhân văn, tính hòa nhập và sự kết nối của các mối quan hệ giữa con người với con người.
Trang web chính thức của ENZ đã đổi từ “Study in New Zealand” sang “Study with New Zealand” cho thấy dù bạn du học tại New Zealand hay học từ xa, dù học trực tiếp hay trực tuyến, sinh viên vẫn sẽ nhận được giá trị xứng đáng với những gì họ đã kỳ vọng. Tôi mong rằng, New Zealand sẽ luôn là địa điểm du học lý tưởng để thế hệ trẻ nắm bắt cơ hội và thành công trong tương lai.
- Mới đây Cơ quan Giáo dục New Zealand cấp 30 suất học bổng toàn phần chương trình Chứng chỉ Năng lực Toàn cầu 2022 dành cho giáo viên Việt Nam. Ông có thể chia sẻ kỹ hơn về học bổng này?
- Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ – những “kiến trúc sư” kiến tạo tương lai của thế giới. Tuy nhiên, cách tiếp cận giáo dục ngày nay đã thay đổi rất nhiều và học sinh của chúng ta cần nhiều sự hỗ trợ hơn.
Chúng tôi tin rằng chương trình NZGCC sẽ cung cấp các công cụ đắc lực để nâng cao năng lực toàn cầu cho giáo viên Việt Nam. Từ đó, họ có thể ứng dụng vào thực tế giảng dạy, truyền cảm hứng và bồi dưỡng các kỹ năng quan trọng cho học sinh của mình như tư duy phản biện, giao tiếp trong môi trường đa văn hóa và tư duy cởi mở. Đây cũng là những giá trị mà giáo dục New Zealand luôn mong muốn mang đến cho người học.
Chương trình NZGCC là sáng kiến giáo dục được ENZ tiên phong triển khai tại Việt Nam từ năm 2020, nhằm trang bị cho những người làm công tác giáo dục các kỹ năng cần thiết để học tập và làm việc trong một thế giới toàn cầu hóa, tăng cường cơ hội giao lưu, hợp tác và chia sẻ với các đồng nghiệp đến từ nhiều quốc gia trong khu vực. Từ đó định hướng và hỗ trợ hiệu quả cho học sinh của mình trên hành trình trở thành các công dân toàn cầu. Tính đến nay, đã có 161 người học tại Việt Nam được cấp Chứng chỉ Năng lực Toàn cầu New Zealand (NZGCC), trong đó có 60 giáo viên đến từ 9 tỉnh thành trên cả nước.
Các mô-đun học này thường xuyên được cập nhật nhằm đảm bảo tính kịp thời đối với các vấn đề xã hội và tính thực tiễn cao. Toàn bộ nội dung khóa học sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh, và có nhiều không gian tương tác trên nền tảng trực tuyến để các giáo viên từ khắp nơi trên thế giới có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm và góc nhìn.
- Xin cảm ơn ông!
Làm gì để khắc phục vấn nạn chảy máu chất xám?
Nhiều năm qua, không ít các du học sinh Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình học tập đã ở lại nước sở tại làm việc do có mức thu nhập cao hơn so với trong nước.
Đó là vấn nạn chảy máu chất xám của đất nước.
Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trí thức điển hình đã định cư ở nước ngoài nhưng rất có trách nhiệm với giáo dục và khoa học nước nhà
Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng vào thực tế ngay ở trong nước là sinh viên của nhiều địa phương sau khi tốt nghiệp đại học ở các đô thị lớn thì cũng rất ít người trở về quê hương để cống hiến, mà lại bám trụ ở thành phố để mưu sinh. Thực trạng này có lẽ cũng không khác mấy so với các du học sinh sau khi hoàn thành chương trình học tập đã ở lại nước ngoài làm việc.
Đương nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại cho rõ ngọn ngành. Bình luận về vấn nạn chảy máu chất xám, một vị cựu bộ trưởng đã đặt câu hỏi với không ít người là trong sự hội nhập quốc tế của Việt Nam, thì bên cạnh vấn nạn chảy máu chất xám, đất nước đã được lợi gì từ các đối tác nước ngoài? Chính những đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực đã tạo ra công ăn việc làm rất lớn cho cả công nhân lẫn kỹ sư cùng những khoản thuế không nhỏ mà ngân sách nhà nước thu được.
Cũng cần nói thêm là với rất nhiều lĩnh vực mà trong nước chưa có trường lớp đào tạo như tin - sinh học, phỏng sinh học, tương lai học... thì rất khó kiếm được cơ hội việc làm ở trong nước, trừ phi những người kinh qua các lĩnh vực này có tài tổ chức để khai sinh ra nó và có tâm huyết trở về để cống hiến.
Dẫu vậy thì các trí thức người Việt ở nước ngoài chắc chắn không ai là không có lòng yêu nước. Và nếu như có cơ hội thì họ đều sẵn sàng cống hiến, chia sẻ kiến thức. Đã có không ít các trí thức ở hải ngoại hàng năm vẫn về nước nghỉ hè và tham gia giảng dạy, mà không mấy quan tâm đến thù lao được các đối tác trong nước chi trả. Tuy nhiên, điều này về cơ bản mới chỉ là sự tự nguyện mang tính chất cá nhân của họ chứ nhìn chung là chưa mấy thành trào lưu cùng những hành lang chính sách để thể chế hóa.
Chính vì thế, nên chăng bên cạnh sự vận động hướng tới đẳng cấp cao hơn của các cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu trong nước, rất cần những chính sách của nhà nước để tranh thủ được nguồn chất xám của các du học sinh đã định cư ở nước ngoài.
Chí ít với những du học sinh thuộc diện học bổng của Chính phủ, thì thay vì phải hoàn trả chi phí đào tạo, là trách nhiệm tham gia giảng dạy cho các đại học trong nước. Họ hoàn toàn có thể giảng dạy trực tiếp vào những dịp về nước nghỉ hè và không chỉ có vậy, vì thông qua Internet thì có thể là bất cứ lúc nào nếu thu xếp được thời gian.
Vấn đề là cần làm thế nào để sớm có những chính sách khuyến khích đó với những người đã du học nước ngoài cùng sự đón nhận một cách có hệ thống của các cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học ở trong nước.
Mong rằng, đây sẽ là một chương trình nghị sự cần sớm được thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ cùng Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài.
New Zealand mở cửa đón du học sinh quốc tế Từ ngày 1/8, Chính phủ New Zealand cho phép mở cửa biên giới đón khách quốc tế, trong đó có sinh viên nước ngoài. Sinh viên quốc tế trải nghiệm học tập tại vùng Northland. Đây là lần đầu tiên New Zealand dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm nhập cảnh kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 3/2020. Du học sinh...