Nhìn lại Sony Ericsson K800: Chiếc điện thoại vừa ngầu vừa đa tài, bằng chứng cho một thời huy hoàng của Sony Ericsson
Một máy ảnh? Một máy nghe nhạc? Một chiếc điện thoại? Sony Ericsson K800 có tất cả những điều đó
Nếu phải bình chọn một chiếc điện thoại “đa dung mạo”, thì Sony Ericsson K800 có thể dễ dàng đứng “top đầu”. Nhìn một góc, nó trông như camera Cyber-shot, nhìn góc khác, nó lại quay về là một chiếc điện thoại, nhìn từ trái, bạn tưởng nó như một máy nghe nhạc với các nút chơi nhạc chuyên dung, đây là còn là một chiếc điện thoại khá mạnh với khả năng chơi game 3D.
K800 được ra mắt khoảng giữa năm 2006 và là điện thoại Sony Ericsson đầu tiên có logo Cyber-shot. Và K800 hoàn toàn xứng đáng mang logo của dòng camera danh tiếng này. Máy có camera sau 3.2MP với chất lượng thuộc hàng tốt nhất thời bấy giờ. Thậm chí camera còn được bảo vệ sau một lens cover trượt cực ngầu, có khả năng tự khởi động camera khi nó được mở ra.
K800 mang đến cảm giác sử dụng như một máy ảnh digital của Sony, nó có nút chụp 2 nấc, phím volume có thể dùng để điều khiển zoom. Máy khá dày và do, nhưng như vậy cũng giúp mang đến đủ không gian để trang bị đèn flash Xenon.
Trước khi những smartphone ngày nay có chế độ chụp ảnh trước khi bấm nút thì K800 đã tích hợp với BestPic, tính năng này sẽ chụp 9 ảnh với độ phân giải tối đa với các ảnh chụp ngay cả trước khi bạn bấm nút và các ảnh chụp sau đó. Bạn có thể chọn giữ một hoặc nhiều ảnh khi chụp với chế độ này.
Khi bạn chọn được bức ảnh ưng ý nhất rồi thì làm gì? Bạn có thể chép vào máy tính qua cổng USB, chia sẻ qua Bluetooth hoặc hồng ngoại, bạn cũng có thể gửi qua MMS và thậm chí còn có một lựa cho chia sẻ khác “pro” hơn.
Đó chính là “Blog This”, khi chọn tính năng này, bức ảnh sẽ được tải lên trang Blogger.com và mọi người trên thế giới đều có thể xem được. Năm 2006, Facebook vẫn còn là một thứ xa lạ với đại đa số người dùng, Instagram chưa xuất hiện, Blogger chính là nơi mà người dùng có thể chia sẻ hình ảnh của mình với thế giới, một tính năng đi trước thời đại.
Video đang HOT
Sony Ericsson K800 có rất nhiều nút hỗ trợ, tuy nhiên bạn có thể cần phải đọc qua hướng dẫn sử dụng để nắm bắt. Ví dụ, có hai nút phía trên màn hình, trong khi chụp ảnh, chúng có thể chuyển đổi giữa các chế độ chụp (ví dụ: BestPic, Panorama). Các nút này cũng giúp bạn điều hướng thư viện hình ảnh.
Nút chụp ảnh và volume
Nút Play/Pause và khe thẻ M2
Ở cạnh trái chúng ta còn có nút Play/Pause và phím nguồn có thể dùng để qua bài hát bằng cách nhấn giữ. Đây không phải là sản phẩm trong dòng Walkman, nhưng vẫn có những khả năng hỗ trợ chơi nhạc đáng kinh ngạc. Máy còn hỗ trợ A2DP, cho phép chơi nhạc stereo qua Bluetooth, năm 2006, tai nghe Bluetooth vẫn còn chưa phổ biến.
K800 chỉ có 64 MB bộ nhớ trong. Bạn có thể chứa 100 bức ảnh trong đó nhưng không quá một vài bài hát. Đây là lúc mà Memory Stick Micro xuất hiện, bạn có thể lắp thẻ lên tới 16 GB.
Ở mặt trước, máy còn có một nút dành riêng cho Internet. K800 là một trong những chiếc điện thoại 3G đầu tiên của Sony Ericsson và máy được tích hợp trình duyệt, cũng như khả năng đọc RSS, ngoài ra còn có khả năng trao đổi email.
Phía đối diện, chúng ta có nút Activity menu, nút này cho phép thay đổi ứng dụng và xem thông báo, truy cập các shortcut, bookmark trang web.
Đúng vậy, tuy là một feature phone, nhưng K800 có khả năng đa nhiệm và có thể chạy phiên bản di động của một số game PC cổ điển như Age of Empires và Counter-Strike.
Chiếc điện thoại này cũng xuất hiện trong bộ phim James Bond đầu tiên của Daniel Craig, Casino Royale. Sony Ericssons (và sau này là Sony) là một thành viên chính trong kỷ nguyên Bond của Sony Pictures Entertainment.
Sony Ericsson K800 có thể làm mọi thứ mà điện thoại di động năm 2006 có thể làm. Và quan trọng hơn, nó có thể làm một số điều tốt hơn hầu hết đối thủ. Đó là khi Sony Ericsson đang ở đỉnh cao, trước khi thị trường bắt đầu chuyển sang điện thoại thông minh, một quá trình chuyển đổi đã chứng tỏ là thách thức đối với công ty Nhật Bản – Thụy Điển.
Sony Ericsson Xperia X10 - chiếc điện thoại từng đánh bại iPhone 3GS
2008-2010 là một khoảng thời gian khó khăn cho Sony Ericsson. Cuối năm 2008, công ty đã phát hành thiết bị Windows Mobile đầu tiên của mình, Xperia X1. Nhưng đến năm 2010, công ty đã đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ.
Bắt đầu với Xperia X10 ra mắt vào ngày 1/4/2010 thông qua nhà mạng NTT Docomo, sản phẩm nhanh chóng trở thành smartphone bán chạy nhất trong lịch sử của nhà mạng này. Báo cáo từ thời điểm đó cho thấy Xperia X10 đã bán được 120.000 chiếc trong ba tuần, đánh bại cả iPhone 3GS (32 GB). Sản phẩm tại các cửa hàng đã được bán hết và Sony Ericsson phải gấp rút vận chuyển nhiều thiết bị hơn. Mọi thứ rõ ràng rất tốt với công ty, mặc dù chỉ ở Nhật Bản.
Điện thoại đã bỏ các họa tiết hình tam giác của Xperia ban đầu cũng như bàn phím trượt. Thay vào đó, thiết kế của nó đã lấy cảm hứng từ Vivaz - điện thoại Symbian S60 thứ hai của công ty.
Idou và Vivaz là các điện thoại tập trung vào camera, với Idou có camera 12 MP, trong khi Vivaz là điện thoại đầu tiên quay video 720p. Xperia X10 ít tham vọng hơn khi đi kèm camera 8 MP và quay video 480p nhưng sau đó được nâng lên tới 720p ở tốc độ 30 khung hình/giây nhờ một bản cập nhật - đồng thời kích hoạt cả DLNA.
Xperia X10 thực sự đã có khoảng thời gian tuyệt vời. Nó đi kèm Android 1.6 Donut khi phát hành, sau đó lên đời 2.1 Eclair và thậm chí nâng cấp lên Android 2.3 Gingerbread.
Về cấu hình, Xperia X10 được trang bị chip Snapdragon đời đầu với lõi đơn Scorpion chạy ở tốc độ 1 GHz. Đây là một nền tảng khá mạnh vào đầu năm 2010, mặc dù điện thoại có bộ nhớ RAM thấp với chỉ 384 MB, thậm chí bộ nhớ trong 1 GB chỉ dành 512 MB cho người dùng sử dụng. Để so sánh, Galaxy S ra mắt cùng thời với RAM 512 MB và dung lượng bộ nhớ trong 8 GB (với tùy chọn 16 GB). Mặc dù Xperia X10 cũng có khe cắm thẻ nhớ microSD nhưng hầu hết các điện thoại trước đó cũng vậy.
Sony đã học được bài học của mình và cố gắng dựa vào đó để cải thiện trong các phiên bản Xperia arc, neo và ray trong năm 2011 đi kèm RAM 512 MB và bộ nhớ trong có sẵn cho người dùng là 320 MB. Cũng nên nhớ rằng, 2011 là năm mà các CPU lõi kép đầu tiên xuất hiện trên di động, nhưng đó là một câu chuyện của thời điểm khác.
Quay trở lại với Xperia X10. Sản phẩm có màn hình 4 inch độ phân giải 480 x 854 pixel khá lớn. Mặc dù chỉ hiển thị 65.000 màu (do giới hạn của 1.6 Donut) nhưng nó vẫn tỏa sáng với 16 triệu màu khi được cập nhật lên 2.1 Eclair. Tuy nhiên, cảm ứng đa điểm không thể được kích hoạt do phần cứng không hỗ trợ nó (công bằng mà nói các điện thoại Android thời điểm đó cũng vậy).
Giao diện Android được tùy chỉnh với hai bổ sung chính là Timescape và Mediascape. Cả hai mang đậm phong cách của giao diện PlayStation 3, mặc dù đó là bản sao của XrossMediaBar.
Timescape đã kết hợp nhật ký cuộc gọi, tin nhắn SMS, MMS, email, Facebook và Twitter thành một luồng duy nhất, được trình bày với một chồng thẻ bay trong không gian 3D. Các thẻ có thể được sử dụng để lọc luồng và chỉ xem các tin nhắn SMS. Nếu cảm thấy nó đủ tốt, người dùng có thể đặt Timescape làm màn hình chính.
Mediascape chỉ là ứng dụng thư viện, chia nhạc, video và ảnh thành các thẻ. Nó đã bỏ các thẻ 3D để ủng hộ danh sách các tập tin truyền thống hơn. Đó không phải là những thứ tốt nhất nhưng nút Infinite rất thú vị khi nó tự động tìm thấy nội dung liên quan, ví dụ: tất cả ảnh được chụp trong cùng một ngày hoặc video âm nhạc trên YouTube, tùy thuộc vào tập tin mà người dùng đang xem.
Cuối cùng, Xperia X10 thực sự đi kèm chip nhanh, màn hình tuyệt đẹp và camera có khả năng, nhưng trong khi Timescape và Mediascape là các tính năng gọn gàng thì điện thoại đã bị tụt hậu so với các sản phẩm Android cao cấp khác với các bản cập nhật hệ điều hành.
Về cơ bản, Xperia X10 đã khá thành công của Sony Ericsson. Xperia arc thay thế nó vào đầu năm 2011. Vào thời điểm đó, mối quan hệ đối tác của Sony Ericsson sắp sụp đổ trước khi chia tách công ty thành thương hiệu Sony duy nhất.
Đầu năm 2012, Sony tung ra chiếc Xperia đầu tiên của thời kỳ mới. Tuy nó cho thấy sự tập trung chặt chẽ hơn vào thương hiệu Sony thì dòng Xperia không thể đáp ứng được thời hoàng kim của Sony Ericsson.
Sony Xperia 1 Play - điện thoại chơi game ai cũng thèm Techconfigurations đã đưa ra ý tưởng về một chiếc smartphone chơi game Sony Xperia 1 Play có thể khiến nhiều người phải thèm muốn. Xperia Play là dòng smartphone chơi game của Sony Ercisson cách đây gần một thập kỷ. Đó là một sản phẩm cung cấp rất nhiều sự tiện lợi cho người dùng, tuy không phải là tốt nhất nhưng thực...