Nhìn lại những trở ngại chính và triển vọng của DOTA 2 tại Việt Nam
hát hành mua về và… chết yểu. Trong khi đầy rẫy những trò chơi có gameplay thiếu chiều sâu, đồ họa chất lượng thấp, bằng cách nào đó lại có thể tồn tại. Đây có phải là một nghịch lí?
DOTA 2, có thể nói là một siêu phẩm cả về lối chơi, đồ họa và mức độ đầu tư. Nhưng về tới Việt Nam, kẻ kế vị chính thức của DOTA sẽ phải vượt qua không ít những khó khăn để có thể chiếm lĩnh thị trường game ARTS ( Action Real Time Strategy – cách gọi chính xác hơn cho các game MOBA) đang phát triển rất nóng hiện nay.
Cấu hình
Vấn đề đầu tiên cần phải nhắc tới. Mặc dù cùng hướng đến đại đa số người dùng, nhưng so với các đối thủ cạnh tranh thì DOTA 2 lại yêu cầu cấu hình cao hơn. Điều này không phải là vấn đề lớn đối với những nước phát triển nhưng ở Việt Nam, có không ít người không thể sắm được một máy tính đủ mạnh để chơi được DOTA 2. Để tận hưởng được DOTA 2 với đầy đủ cấu hình và hiệu ứng thì bạn sẽ phải đầu tư một khoản không nhỏ. Thật may là Valve đang xây dựng DOTA 2 với nhiều lựa chọn cấu hình để những cỗ PC cấu hình thấp (chứ không phải cổ lỗ) vẫn có khả năng chạy được trò chơi ở mức độ chấp nhận được.
Đẹp và cấu hình cao.
Một phần lớn người chơi ARTS nói chung và DOTA 2 hiện nay sẽ chọn chơi ở một hàng internet nào đó, nhưng hiện tại chủ yếu chỉ ở các trung tâm game lớn và được đầu tư, cấu hình máy mới đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên nếu tìm kiếm một chút, bạn sẽ có được một danh sách các cửa hàng internet phù hợp để có thể tung hoành trên đấu trường sôi động này bởi DOTA 2 đang dần trở nên phổ biến.
Nhà phát hành
Một điều rõ ràng, chưa có một nhà phát hành nào công bố về việc phát hành DOTA 2 tại Việt Nam. Điều này kéo theo nhiều vấn đề khác khi người chơi sẽ phải chơi trên phiên bản quốc tế, qua hệ thống Steam – một thứ không mấy quen thuộc và có mặt ở mọi cửa hàng internet như GG Garena.
Gần đây, có rất nhiều tin đồn về việc siêu phẩm này sẽ đến với Việt Nam một cách chính thức. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, liệu nhà phát hành nào sẽ có đủ uy tín và tiềm lực để phát triển DOTA 2 tại Việt Nam mà vẫn giữ được sự hài hòa giữa lợi ích của người chơi và nhà phát hành? Mong rằng, DOTA 2 ở Việt Nam sẽ không bị biến thành một trò chơi hút máu như không ít các game khác hiện nay.
Video đang HOT
Rào cản ngôn ngữ
Hệ lụy của việc không có nhà phát hành chính thức. Ngôn ngữ chính của DOTA 2 đương nhiên là Tiếng Anh, thứ ngôn ngữ mà hầu hết chúng ta đều biết một chút, nhưng chừng đó tiếc thay lại là không đủ. Tất cả mọi thứ, từ tiểu sử, lời thoại, cách thức sử dụng các tính năng đều chưa hỗ trợ Tiếng Việt khiến cho những ai mới làm quen với DOTA 2 đều gặp ít nhiều khó khăn. Cho đến ngày DOTA 2 chính thức ra mắt tại Việt Nam, đây vẫn sẽ là một điều phiền toái và khó chịu.
Một điểm rất quan trọng khác, sự khác biệt ngôn ngữ khiến một lượng lớn người chơi trong nước không thể cảm nhận được sự tinh tế trong việc thể hiện tính cách của hero, đó là một điều hết sức đáng tiếc khi Valve đã đầu tư rất nhiều vào khía cạnh này. Phải nói rằng, tương lai của một DOTA 2 hoàn toàn thuần Việt, được chuyển ngữ và lồng tiếng như ở Trung Quốc, là hết sức xa vời.
DOTA Việt Nam có không ít những đội game mạnh, trong đó không thể không kể đến StarsBoba, đội game đã từng tham gia và chiến thắng tại nhiều giải đấu quốc tế. Nhưng khi DOTA đi xuống, DOTA 2 đã đến có phần muộn màng, chưa có một tên tuổi nào có thể làm được như StarsBoba đã làm với DOTA. Những đội game của chúng ta tham dự các giải đấu quốc tế đều sớm bị loại và không để lại được nhiều ấn tượng. Ở đấu trường trong nước, tình hình khá khả quan với một số giải đấu diễn ra trong năm qua, được tổ chức khá chuyên nghiệp và thu hút được nhiều đội tham dự.
Hi vọng, cùng với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của DOTA 2, một ngày nào đó chúng ta sẽ lại có được sự hồi hộp, phấn khích khi cổ vũ một đội game Việt Nam trong một giải đấu lớn, như The International chẳng hạn.
Liệu điều này có thể xảy ra với Việt Nam?
Cạnh tranh và sự chia rẽ của cộng đồng
Quả thực, Valve đã khá chậm chân khi quyết định đầu tư vào thị trường ARTS khi đến giờ này DOTA 2 vẫn đang ở trong giai đoạn beta. Và thay vì nhanh chóng phát hành DOTA 2, họ lại càng khiến người hâm mộ phải sốt ruột khi vẫn tiếp tục chăm chút từng chi tiết cho đứa con của mình. Không rõ đây có phải là một chiến thuật PR hay Valve thực sự muốn cho ra đời một sản phẩm hoàn hảo, nhưng rõ ràng những đối thủ của DOTA 2, trong đó đáng kể nhất là League of Legends với lối chơi dễ làm quen và chiến lược phát triển táo bạo đã tận dụng khoảng lặng khi DOTA đi xuống để vươn lên
Bạn sẽ chơi chứ?
Tình hình trong nước cũng không phải là ngoại lệ, nhưng nó có những điểm khác biệt, bởi DOTA vẫn còn tồn tại ở Việt Nam với một số lượng người chơi khổng lồ, và không ít trong số đó vẫn sẽ tiếp tục ở lại với những hình ảnh, âm thanh của engine Warcraft III cũ kĩ nhưng đã quá thân thuộc thêm một thời gian dài. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận rằng, DOTA đã qua rồi thời đỉnh cao, DOTA 2 chính là tương lai, và IF cùng Valve sẽ đưa DOTA 2 lên một tầm cao mới, hơn cả người anh của nó.
Theo GameK
'Ohlala couple' có nguy cơ chết yểu
Theo thống kê của AGB, hai tập vừa phát sóng của bộ phim biến đổi thân xác có mức thấp nhất kể từ khi phát sóng là 8,5%, bị đàn em "Horse doctor", "The king of dramas" bỏ xa.
Dù Ohlala couple có mức khởi đầu ấn tượng là 10,9% ở tập 1, tăng mạnh lên 14,5% ở tập 2, bỏ xa đối thủ Horse doctor và Faith phát sóng cùng thời điểm, nhưng trong các tập phát sóng gần đây phim giảm phong độ và có dấu hiệu "chết yểu".
Trong hai tập 15 và 16 vừa lên sóng, rating thậm chí chỉ đạt 8,5%, trong khi phim chỉ còn hai tập nữa là kết thúc.
Cùng số phận với Ohlala couple, tập 6 của The king of dramas đạt 7,7% và cũng giảm 0,4% so với tập 5. Trong khi đó, Horse doctor vẫn duy trì vị trí số 1 khi rating tăng đều đặn, đạt 18,1% ở tập 16, chạm mốc 20,3% ở khu vực Seoul. Lý do khiến tập 16 của bộ phim có rating tăng đột biến là bởi nhân vật mới do Jo Boa đóng đã xuất hiện. Cô thu hút sự chú ý của khán giả bởi diện mạo xinh đẹp, ưu tú.
Ohlala couple được phát sóng trên KBS2 vào lúc 21h55, tối thứ hai và thứ ba hàng tuần.
Cảnh trong phim Ohlala couple.
Dàn trai tài gái sắc trong Horse doctor.
Choi Si Won và đàn chị Jung Ryeo Won trong The king of dramas.
Theo Infonet
Truyền hình thực tế Việt sẽ "chết yểu"? Sắp đặt kết quả, chuyện tin nhắn bình chọn không công khai, tạo scandal để câu khách ... nhiều chương trình truyền hình thực tế đang dần tự đánh mất đi niềm tin của công chúng đối với chính mình. Tự đánh mất mình hay lạm dụng khán giả Nghi án dàn xếp kết quả của cuộc thi Giọng hát Việt những ngày...