Nhìn lại những trận lụt kinh hoàng: Đừng “đổ oan” cho nhà kính
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Văn Sơn (ảnh)- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho rằng, đúng là việc phát triển nhà kính ở Lâm Đồng đang quá nóng và để lại một số hệ lụy nhưng nó cũng không đến mức phải mang tiếng là “tội đồ” vì để xảy ra tình trạng lũ lụt nghiêm trọng ở xứ sở mù sương.
Chỉ là một phần nguyên nhân
TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) vừa trải qua một trận lũ lụt lịch sử, đã có nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ lại có thể xảy ra lụt ở một địa phương như Đà Lạt là do tình trạng phát triển quá nóng của hệ thống nhà kính. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Theo tôi, việc phát triển ồ ạt nhà kính khiến Đà Lạt phải hứng chịu một trận lũ lụt chưa từng có đến nay chỉ là một phần nguyên nhân mà còn có những tác động khác nữa.
Biến đổi khí hậu, diện tích rừng tự nhiên giảm, đô thị phát triển với hệ thống nhà cửa, đường sá mọc lên nhiều trong khi khả năng tiêu thoát nước chưa tính đến là những nguyên nhân đẩy Đà Lạt vào tình trạng lũ lụt như thời gian vừa qua.
Anh Tân tự tay tháo bỏ nhà kính để trồng rau theo hướng hữu cơ. Ảnh: A.T
Còn nếu nói nhà kính là thủ phạm gây lũ lụt thì tại sao ở Phú Quốc (Kiên Giang), ở nhiều tỉnh miền Trung không có cái nhà kính nào mà vẫn lũ lụt triền miên.
Phải khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có phát triển nhà kính cùng nhiều ứng dụng sản xuất vô cùng hiện đại đã tạo nên diện mạo ngành nông nghiệp của Lâm Đồng hiện nay, góp phần nâng cao thu nhập của nông dân, thúc đẩy địa phương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hiệu quả và chất lượng.
Lâm Đồng đã và đang trở thành một trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước với giá trị từ sản xuất nông nghiệp cao hơn nhiều so với phương thức canh tác thông thường. Có phải hệ thống nhà kính cùng công nghệ đi kèm trong sản xuất đã tạo nên điều này không, thưa ông?
- Cho đến thời điểm này, hệ thống nhà kính của Lâm Đồng lên đến hàng nghìn ha. Định hướng của tỉnh đến năm 2020, diện tích canh tác rau của tỉnh đạt khoảng 20.000ha, trong đó có khoảng 75% diện tích ứng dụng công nghệ cao; diện tích canh tác hoa khoảng 2.800ha, trong đó 90% ứng dụng công nghệ cao.
Việc phát triển nhà kính, nhà màng cùng những công nghệ kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho nông dân Lâm Đồng trong sản xuất nông nghiệp.
Nếu như nông dân ở những vùng khác thu nhập bình quân chỉ đạt 60 triệu đồng/ha/năm thì ở Đà Lạt, con số này là 320 triệu đồng/ha, lợi nhuận trên 40% doanh thu. Ở Lâm Đồng, tìm những hộ nông dân có thu nhập từ 1 đến vài tỷ đồng/ha không phải hiếm.
Video đang HOT
Nhờ kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, việc sử dụng nhà kính, nhà màng đã giúp nông dân mở rộng mùa vụ trồng trọt, có thể trồng sớm và thu hoạch trễ; có thể trồng được những loại cây không phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Đấy là lý do giúp các nông sản của Lâm Đồng vô cùng phong phú về chủng loại, đảm bảo chất lượng.
Hiện, ở Lâm Đồng hệ thống nhà kính phát triển rất đa dạng về chủng loại, có những loại của những doanh nghiệp lớn, kinh phí đầu tư lên đến cả chục tỷ đồng/ha, công nghệ nhập khẩu của nước ngoài; còn đa phần nông dân sử dụng hệ thống nhà màng, nhà lưới, cải tiến công nghệ để giảm chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Nhà kính đang phát triển quá “nóng”
Nhưng cũng có ý kiến, nhà kính đang bị lạm dụng đến mức mất kiểm soát ở Lâm Đồng?
- Đúng là có tình trạng hệ thống nhà kính đang phát triển quá “nóng”, cũng một phần do hiệu quả canh tác mà nó mang lại. Thực tế, đối với vùng tiểu khí hậu ôn hòa, mát mẻ như Lâm Đồng, có những loại cây không nhất thiết phải trồng trong nhà kính mà vẫn đạt được năng suất, chất lượng cao; người dân đầu tư phát triển nhà kính ở những nơi không phù hợp như nơi có độ dốc lớn, gần khe suối, dòng chảy…
Chủ trương của tỉnh Lâm Đồng là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo thu nhập ổn định cho người dân nhưng không có nghĩa là đánh đồng nhà kính với công nghệ cao và bất chấp những tác động đến môi trường và hệ sinh thái.
Cũng phải nói thêm rằng, như nhiều ngành khác, ngành công nghiệp nhà kính chắc chắn sẽ có những tác động nhất định đến môi trường.
Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về “vành khăn trắng” đang bao vây Đà Lạt, về lâu dài có thể phá vỡ cảnh quan môi trường sinh thái. Vậy, theo ông, để phát triển hệ thống nhà kính phục vụ hiệu quả nông nghiệp công nghệ cao hài hòa với yếu tố môi trường sinh thái cần những giải pháp gì?
- Sau khi có những đánh giá tác động của hệ thống nhà kính lên môi trường, cảnh quan TP.Đà Lạt, chúng tôi đang quy hoạch lại vùng phát triển nhà kính. Theo đó, những cây trồng không cần thiết phải canh tác trong nhà kính thì không nên mở rộng diện tích nhà kính một cách ồ ạt. Ở những vùng gần khe suối, có độ dốc lớn, gần dòng chảy cũng không nên phát triển nhà kính.
Bên cạnh đó, chúng tôi tăng cường khuyến khích người dân, các doanh nghiệp xây dựng các nhà kính hiện đại, ứng dụng công nghệ thông mình, hạn chế phát triển các nhà kính kiểu tạm bợ ở những vùng không phù hợp.
Ngoài ra, mạng lưới tiêu thủy cũng sẽ được cải thiện, đồng thời chúng tôi khuyến khích nhân dân trồng thêm cây phân tán, trồng rừng để đa dạng hóa môi trường sinh thái.
Xin nhắc lại một lần nữa, nhà kính không phải là thủ phạm chính gây là hiện tượng thời tiết cực đoan như trong thời gian qua. Những đóng góp của ngành công nghiệp nhà kính cho ngành nông nghiệp là không nhỏ, tuy nhiên, cần hạn chế sự phát triển quá nóng và chỉ xây dựng nhà kính đối với những cây trồng cần thiết.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Dự án VnSAT tại Tây Nguyên: Vườn cà phê trĩu quả ở Lâm Đồng
Được sự ưu đãi cả về khí hậu lẫn đất đai nên việc tái canh cây cà phê cũng như triển khai chuyển đổi nông nghiệp bền vững - Dự án VnSAT tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất mặt hàng chủ đạo này.
Điểm sáng tái canh cà phê
Lâm Đồng là địa phương có diện tích cà phê khá lớn với hơn 174.000 ha, năng suất bình quân đạt khoảng 3,1 tấn/ha. Cũng chính vì vậy mà diện tích cà phê cần tái canh của tỉnh cũng là con số không phải nhỏ.
Theo kế hoạch của tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2013 đến năm 2020, tổng diện tích cà phê cần tái canh trên địa bàn tỉnh là gần 65.000 ha. Tuy nhiên, đến cuối tháng 12/2018 Lâm Đồng đã thực hiện tái canh hơn 54.000 ha (đạt 83,96 %). Vì thế, địa phương được đánh giá là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước thực hiện tốt chương trình tái canh cà phê, nhất là việc sử dụng công nghệ ghép cải tạo.
Lâm Đồng - tỉnh thực hiện tốt chương trình tái canh cà phê, nhất là việc sử dụng công nghệ ghép cải tạo.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, sau 6 năm thực hiện, chương trình tái canh cà phê đã đem lại một số hiệu quả như: trẻ hóa vườn cây cà phê già cỗi, giảm diện tích sâu bệnh, năng suất thấp không còn khả năng phục hồi, góp phần đưa năng suất cà phê của tỉnh từ 2,6 tấn/ha năm 2012 tăng lên 3,1 tấn/ha năm 2018.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, sở dĩ địa phương đạt được kết quả tái canh cây cà phê hiệu quả như vậy do sử dụng giống cà phê được chọn lọc từ các giống địa phương đang sản xuất cho năng suất cao, chất lượng tốt như Thiện trường, Hữu thiên, Xanh lùn. Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai thành công gói hỗ trợ tín dụng cho vay trong chương trình tái canh cà phê của ngân hàng Agribank với lãi suất thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn.
Nhiều giống cà phê có năng suất cao, chất lượng tốt được sử dụng trong tái canh.
Đặc biệt, việc ghép cải tạo có ưu điểm không làm giảm năng suất hoặc giảm ít so với năm thực hiện, năng suất ổn định ngay năm sau ghép, những năm sau đó cho năng suất cao hơn gấp nhiều lần. Đây là một trong những biện pháp kỹ thuật tạo nên sự thành công trong chương trình tái canh tại Lâm Đồng.
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, một số diện tích đã được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận và nhận diện thương hiệu. Cụ thể, chứng nhận Rainforest Alliance với hơn 21.000ha, chứng nhận 4C với diện tích hơn 53.000ha...Đặc biệt, với nhãn hiệu "cà phê Di Linh" đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận, Cà phê chè Arabica Langbiang được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền.
VnSAT - thay đổi tư duy người dân
Người dân được tập huấn, hỗ trợ để thay đổi tư duy sản xuất truyền thống.
Trao đổi với PV báo DANVIET.VN, ông Nguyễn Ngọc Minh - Phó Giám đốc ban quản lý dự án VnSAT Lâm Đồng cho biết, mục tiêu chung của dự án là làm sao thay đổi được tư duy sản xuất của người dân. Cũng từ những buổi tập huấn, học tập kinh nghiệm thực thế thì người dân sẽ thay đổi được thói quen sản xuất truyền thống nhằm hướng tới tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào. Đặc biệt, dự án giúp giảm tác động tiêu cực đến môi trường thông qua việc áp dụng các biện pháp canh tác bền vững.
Tại tỉnh Lâm Đồng, Dự án VnSAT được thực hiện tại 8 huyện/thành phố và 35 xã/ phường với tổng diện tích 16.500ha cùng 15.000 hộ nông dân. "Đến thời gian hiện tại thì chúng ta chưa thể có kết quả chính xác nhất so với mục tiêu mà đề án đề ra bởi chúng tôi mới thực hiện được hơn 2 năm. Dự án đã tổ chức tập huấn cho người dân và hỗ trợ vốn cho họ tái canh, xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng chưa thể có kết quả ngay", ông Minh cho biết.
Dự án VnSAT Lâm Đồng được thực hiện tại 8 huyện/thành phố và 35 xã/ phường.
Cụ thể, đến tháng 5/2019, toàn tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức 210 lớp tập huấn nông dân về sản xuất cà phê bền vững cho 7.671 lượt nông dân, diện tích 7.269 ha. Qua đó, kết quả đánh giá mức độ áp dụng sau đào tạo (đánh giá năm 2018) đạt 4.579 ha/8.000 ha, đạt 57%). Ngoài ra, dự án còn thực hiện được 67 mô hình sản xuất cà phê bền vững với 52ha.
Hiện nay, tại Lâm Đồng nhiều diện tích đã được người nông dân áp dụng các công nghệ tưới như phun sương, nhỏ giọt. Đặc biệt dự án đang xây dựng chương trình tưới thông minh để giới thiệu đến các hộ sản xuất. Với công nghệ này, các hộ dân sẽ làm việc trực tiếp trên điện thoại thông minh để tưới đúng và đủ cho vườn của mình.
Việc lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm sẽ giúp người dân giảm được chi phí đầu vào.
Việc áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm, Lâm Đồng được phân bổ 400 ha trong số 2.000 ha của 5 tỉnh Tây Nguyên. Đến nay, địa phương đã hoàn tất lắp đặt và vận hành 3ha tại xã Nam Hà (huyện Lâm Hà). Trong năm 2019, Lâm Đồng sẽ lắp đặt cho khoảng 125ha, hiện Sở NNPTNT đã phê duyệt danh sách 14 hộ, TCND đang làm thủ tục mua sắm.
Ông Minh cho biết: "Nhờ VnSAT người nông dân trồng cà phê đã tăng lợi nhuận lên 9,34% so với mục tiêu là 20%. Tuy nhiên, do 2 năm gần đây, giá cà phê xuống thấp, việc tiết kiệm chi phí đầu vào không bù đắp được việc cà phê rớt giá, vì vậy khả năng dự án không đạt được mục tiêu tăng lợi nhuận 20%. So với 5 tỉnh Tây Nguyên thì Lâm Đồng có các chỉ số ra của dự án là tương đối tốt".
Theo Danviet
"Của ngon vật lạ" la liệt ở triển lãm sản phẩm OCOP Lâm Đồng Rất nhiều sản phẩm, nông sản và món ăn độc đáo tại các huyện, thành phố cũng như của các doanh nghiệp sản xuất tại Lâm Đồng được trưng bày tại Triển lãm các sản phẩm OCOP Lâm Đồng. Ngày 31/7, Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì, phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp tổ chức chương trình Triển...