Nhìn lại những dấu mốc chưa từng có mà học trò cả nước đã trải qua trong một năm 2020 đầy sóng gió
2020 là một năm quá đặc biệt với học sinh cả nước. Những sự kiện bất ngờ xảy ra khiến chúng ta buộc phải trải qua nửa cuối năm học 2019 – 2020 trong cảnh cách ly, và đón chào nửa đầu năm học 2020 – 2021 trong sự gấp gáp, dồn dập.
Nhìn lại những gì cả đất nước đã trải qua trong hơn 10 tháng qua, có lẽ mọi điều đọng lại trong ký ức mỗi học sinh sẽ thật khó để phai nhoà.
Năm 2020, làm sao quên được.
Kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử
Năm 2020 tới, ai ai cũng hoan hỉ chào đón thập kỷ mới với nhiều hy vọng về một tương lai tiến bộ, tươi sáng hơn. Không ai mường tượng nổi viễn cảnh dịch bệnh Covid-19 âm ỉ ủ mầm từ cuối năm 2019 để bùng phát khủng khiếp vào những tháng đầu của năm 2020, lan rộng tới mọi quốc gia trên thế giới.
Học trò phải làm quen với việc học online trong đợt cách ly xã hội
Để ngăn chặn mức độ và tốc độ lây lan của Covid-19, học sinh Việt Nam buộc phải phải trải qua kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử, bắt đầu từ cuối tháng 1, tới giữa tháng 4. Hàng loạt trường học buộc phải tạm đóng cửa, mang tới những khó khăn chưa từng có tiền lệ cho giáo dục nước nhà. Nhiều giảng đường liên tục phải thay đổi kế hoạch ‘cho sinh viên quay trở lại trường’ thành ‘tiếp tục trì hoãn’ để đảm bảo an toàn giữa dịch bệnh.
Từ A – Z, mọi thứ đều diễn ra online
Cảm xúc của học sinh đi hết từ ngạc nhiên, tới lo lắng, và cuối cùng là thích nghi. Ở thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở Việt Nam, không ai dám mạnh miệng khẳng định đâu là thời điểm tốt nhất để mọi hoạt động trở lại bình thường. Khi việc học tập trung buộc phải trì hoãn thì việc học online đã được triển khai nhằm đảm bảo kiến thức cho học trò, cũng như duy trì được tiến độ năm học và cho kì thi tuyển sinh lớp 10 và Đại học.
Video đang HOT
Không chỉ có các tiết học diễn ra trực tuyến, mọi hoạt động trường lớp đều thông qua internet hết. Từ làm lễ chào cờ, lễ bế giảng, lễ khai giảng, tới điểm danh, qua kiểm tra miệng rồi kiểm tra 1 tiết… Tất cả diễn ra tự nhiên qua màn hình điện thoại, máy tính.
Học sinh chào cờ online ngay trước màn hình máy tính
Hoạt động bế giảng, kết thúc năm được lùi xuống giữa tháng 7, thay vì cuối tháng 5 như thường lệ. Trong giai đoạn lưng chừng đó, học trò buộc phải động viên, đôn thúc chính mình trong việc học tập online chủ động. Và chính thầy cô, những người đã quá quen với bảng đen, phấn trắng, nay tiếp tục học hỏi, mò mẫm soạn giáo án online, thao tác với lớp học trực tuyến dù đôi khi công nghệ khiến họ lúng túng.
Du học sinh mắc kẹt, một số may mắn về đến quê hương, một số phải gồng mình tự bảo vệ trước dịch bệnh
Năm nay là một năm đầy khó khăn, không chỉ với những sĩ tử 2002, mà còn với cả những du học sinh. Có những người gian nan tìm đường về Việt Nam tránh dịch khi nhận thấy tình hình đang vượt quá kiểm soát, chính phủ các nước sở tại lần lượt đóng cửa biên giới, chấp nhận trì hoãn việc học.
Có những người loay hoay giữa cảnh trường cho nghỉ, ký túc xá cũng đóng cửa, cả xã hội phải cách ly, không có nơi để ở, cũng chẳng thể về nhà, tiết kiệm từng chiếc khẩu trang, săn lùng từng chai rửa tay diệt khuẩn.
Đeo khẩu trang khi ngồi trong lớp học, học tập trung xen kẽ online
Khi tình hình dịch bệnh tại các địa phương đã phần nào được kiểm soát, học sinh bắt đầu quay trở lại trường học. Nhà trường phối hợp với địa phương để đưa ra quy chuẩn phòng dịch tốt nhất. Cụ thể, học sinh sẽ đeo khẩu trang khi tới trường, khi học tập trung, kiểm tra đo thân nhiệt trước khi vào lớp và tránh tụ tập thành nhóm đông người dưới sân trường.
Nước rửa tay, dụng cụ đo nhiệt độ được trang bị đầy đủ khắp các lớp học. Hoạt động khử khuẩn được diễn ra nhằm đảm bảo môi trường tốt nhất cho hoạt động dạy và học.
Bên cạnh đó, nhiều trường quyết định xếp lịch học xen kẽ giữa trực tuyến và tập trung để tránh việc có quá đông học sinh trong một lớp. Một số khối lớp sẽ học sáng ở trường, chiều về nhà học online và ngược lại.
Chưa kể khi quay lại trường, học sinh lại tiếp tục chạy đua với chính chương trình học để ôn tập, bắt kịp những gì đã buộc phải bỏ lỡ trong đợt cách ly vừa qua. Các bài kiểm tra đồng thời được tối giản nhằm giảm bớt gánh nặng và áp lực cho các em.
Kỳ thi đại học 2020 được lùi lại, chia làm 2 đợt
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đặc biệt hơn hẳn bởi nó diễn ra đúng thời điểm làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam. Kỳ nghỉ Tết kéo dài vừa kết thúc vào mùa hè, lứa học sinh, sinh viên vừa rục rịch trở lại trường chưa được bao lâu thì dịch lại bùng phát lần nữa.
Kỳ thi đại học được chia làm 2 đợt
Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp bị ‘hoãn lên hoãn xuống’ và được tổ chức vào tận tháng 8. Suốt nhiều tháng cách ly vừa qua, học trò không khỏi băn khoăn vì lượng kiến thức mình tiếp thu chưa thực sự hiệu quả như học trực tiếp, lo lắng liệu mình có thể hoàn thành tốt bài thi tốt nghiệp hay không.
Chưa kể, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 bị buộc phải chia thành hai đợt. Đợt 1 được diễn ra theo đúng kế hoạch (ngày 9 – 10/8). Trong khi đó, đợt 2 thì tổ chức muộn hơn, dành cho tất cả 26.014 thí sinh của 27 tỉnh/thành chưa thể dự thi đợt 1 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (chiếm 3% thí sinh cả nước). May mắn là các thí sinh tham gia kỳ thi đợt 2 với tâm lý thoải mái, cũng như được hưởng các điều kiện và yêu cầu giống như các thí sinh tham dự ở đợt 1.
Học sinh miền Trung một lần nữa phải nghỉ học vì ảnh hưởng của bão số 8
Những tuần đầng tháng 10, mưa lũ miền Trung dâng cao. Lũ chồng lũ, bão chồng bão khiến cuộc sống người dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Đi kèm với đó, hơn một triệu học sinh nơi 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An và Hà Tĩnh buộc phải nghỉ học. Ở một số xã tại Quảng Bình, ‘cơn đại hồng thủy’ đẩy nhiều trường vào cảnh ngập sâu, thậm chí không còn nhìn thấy tầng một.
Nước lũ dâng cao ở xã Ba Lòng, huyện Đa Krông, Quảng Trị
Hầu hết các địa phương đều chìm trong biển nước. Trường học ngập, mất điện, nhiều nơi nước còn ngập lên tận mái nhà. Tình cảnh này khiến ai ai cũng xót xa. Sở GD-ĐT các địa phương cũng chỉ đạo các huyện tùy theo diễn biến mưa lũ, hiệu trưởng các trường chủ động cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn tính mạng cho giáo viên và học sinh; thực hiện các phương án phòng, chống mưa lũ, bảo vệ tài sản, trang thiết bị dạy và học, hồ sơ, sổ sách ở các trường.
Mong rằng, chúng ta sẽ bình yên trải qua 2 tháng cuối năm 2020 tới đây với những tín hiệu tích cực hơn.
Học sinh TPHCM được nghỉ Tết Tân Sửu 11 ngày
Căn cứ theo kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do UBND TPHCM phê duyệt, hơn 1,7 triệu học sinh trên địa bàn TP sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán năm Tân Sửu từ ngày 8-2-2021 (tức 27 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 16-2-2021 (tức mùng 5 tháng Giêng âm lịch).
Tuy nhiên trước đó, hai ngày 6 và 7-2 rơi vào cuối tuần là thứ bảy và chủ nhật nên học sinh sẽ được nghỉ tổng cộng 11 ngày.
Học sinh TPHCM sẻ nghỉ tết Tân Sửu 11 ngày
Như vậy, so với Tết Nguyên đán năm Canh Tý 2020, học sinh TP được nghỉ tổng cộng 16 ngày thì năm nay, tổng số ngày nghỉ tết của học sinh giảm đi 5 ngày.
Cũng theo kế hoạch năm học 2020-2021 đối với tất cả bậc học, học kỳ I kéo dài từ ngày 7-9 đến 9-1-2021, học kỳ II kéo dài từ ngày 11-1 đến ngày 22-5-2021. Tất cả khối lớp sẽ bế giảng năm học vào cuối tháng 5.
Các bậc tiểu học, THCS và giáo dục thường xuyên xét hoàn thành chương trình trước ngày 15-6, riêng bậc THPT hoàn thành tuyển sinh lớp 10 trước ngày 31-7-2021.
Thêm thông tin lịch nghỉ Tết 2021 của học sinh nhiều tỉnh trên cả nước Thông tin lịch nghỉ Tết Dương lịch 2021, Tết Âm lịch 2021 của học sinh các tỉnh/thành phố sẽ tiếp tục được cập nhật. Ảnh minh họa 22. Quảng Ninh Lịch nghỉ Tết Duơng lịch 2021: Thứ 6 ngày 1.1.2021. Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021: Từ ngày 8.2.2021 (thứ Hai, ngày 27 tháng Chạp) đến hết ngày 20.2.2021 (Thứ Bảy, ngày 9...