Nhìn lại những dấu ấn ngành giáo dục năm 2017

Theo dõi VGT trên

Cùng nhìn lại những đổi thay, những dấu ấn đáng nhớ của ngành giáo dục nước ta một năm qua, năm 2017.

Nhìn lại những dấu ấn ngành giáo dục năm 2017 - Hình 1

Ảnh: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được thông qua cuối tháng 7 năm 2017 (Ảnh:Zing.vn)

Bỏ tiêu chí thi đua sáng kiến, kinh nhiệm

Nghị định 88/2017/NĐ-CP như đã thổi vào một luồng gió mới trong sự nghiệp của viên chức ngành giáo dục. Nghị định 88/2017/NĐ-CP đã sửa đổi một số điểu của Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Nghị định này đã bỏ đi tiêu chí: “có ít nhất một công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận” khi phân loại đánh giá viên chức (không giữ chức vụ quản lý) ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ.

Việc bỏ tiêu chí thi đua sáng kiến, kinh nghiệm đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo những thầy cô giáo. Nghị định này đã giảm bớt nhiều gánh nặng áp lực trên vai các thầy, cô cũng như loại bỏ những biểu hiện chỉ mang tính hình thức của nhiều sáng kiến không hề mang lại hiệu quả thực tế.

Nghị định 88/2017/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.

Lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành. Trong đó có nội dung: “lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.

Như vậy, với dự thảo này thì nhà giáo sẽ được hưởng mức lương cao nhất thuộc loại A3 với hệ số: 6,2 – 8,0. Tuy nhiên, thực tế còn xuất hiện nhiều tranh cãi và những bất cập để đưa dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi này thành hiện thực với mức ngân sách còn hạn hẹp của nước ta hiện nay.

Theo kế hoạch, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi sẽ được trình Quốc hội và thông qua vào kỳ họp cuối năm 2018.

Đưa chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vào áp dụng

Ban chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vào ngày 27/7/2017.

Video đang HOT

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tập trung vào phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực cần thiết của học sinh. 5 phẩm chất đó là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nghiệm. 10 năng lực được chia thành các nhóm năng lực chung hình thành qua tổng thể các hoạt động giáo dục, nhóm năng lực chuyên môn được hình thành qua từng môn học cụ thể. Một số năng lực chung mà Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể định hướng phát triển cho các em như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,… Một số năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội,…

Đặc biệt chương trình còn góp phần phát hiện, phát triển những năng lực đặc biệt (năng khiếu) bên trong các em. Chương trình cũng chú trọng việc định hướng sự nghiệp của học sinh. Các em sẽ được lựa chọn môn học định hướng nghề nghiệp của mình ngay từ khi vào lớp 10.

Năm 2017 đi qua và cũng đã để lại rất nhiều những sự kiện đáng nhớ khác của ngành giáo dục như: Dự thảo bỏ cộng điểm khuyến khích chứng nhận nghề phổ thông cho học sinh trong kỳ thi tuyển vào lớp 10; Đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình sách giáo khoa của thạc sỹ Nguyễn Song Hiền; Đề xuất thay đổi tiếng Việt của Phó Giáo sư Bùi Hiền;…

Những vấn đề xoay quanh câu chuyện đại học

Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chủ động hoàn toàn trong chính sách tuyển sinh. Điều này giúp các trường linh hoạt, thoải mái quyết định chất lượng, nguồn tuyển của mình. Những thay đổi của cơ chế tuyển sinh năm nay cũng làm tăng cơ hội vào đại học của các em khi cả nước có tới hơn 400.000 chỉ tiêu xét tuyển cho bậc đại học.

Khi kỳ thi THPT Quốc gia kết thúc thì cũng là lúc hiện tượng “mưa điểm 10″ xuất hiện. Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ thi THPT Quốc gia, cả nước có tới 4.250 điểm 10 ở các môn thi. Đây là một con số cao ngỡ ngàng so với các năm trước (gấp 60 lần so với năm 2016).

Điểm đã cao nhưng thêm vào đó là điểm cộng ưu tiên thì lại thành một câu chuyện khó tin hơn khi nhiều em đạt 29, 30 điểm vẫn có thể trượt đại học. Đặc biệt là các ngành công an, quân đội. Học viện Phòng cháy chữa cháy khu vực phía Bắc có điểm chuẩn tới 30,25 đối với đối tượng Nữ, hay ngành Y đa khoa của Đại học Y Hà Nội có điểm chuẩn là 29.25. Với điểm chuẩn cao chót vót, một số khoa vượt quá 30 điểm, điều này khiến cho nhiều thí sinh khu vực Hà Nội tuột mất cơ hội được học ở những trường khối công an, quân đội, hay y đa khoa vì không có điểm cộng mặc dù điểm số của các em cũng vô cùng ấn tượng.

Năm qua cũng là một năm khiến người ta băn khoăn về câu chuyện đầu vào và đầu ra của ngành sư phạm. Năm 2017, nhiều trường đại học, cao đẳng trong khối ngành sư phạm đã công bố mức điểm chuẩn bất ngờ, chỉ 9-10 điểm/3 môn. Trong đó, Cao đẳng Sư phạm Lào Cai có điểm trúng tuyển hệ chính quy là 9,5 hay Cao đẳng Sư phạm Hải Dương có điểm trúng tuyển là 10. Một số trường đại học trong khối ngành sư phạm cũng chỉ đưa ra mức điểm chuẩn bằng đúng điểm sàn quy định Bộ Giáo dục như Đại học Thái Nguyên có điểm chuẩn là 15,5 với khoa Sư phạm Toán, Vật lý, Hóa học,… hay Đại học Hà Tĩnh với 15,5 điểm ở tất cả các khoa trừ khoa Sư phạm Mầm non. Đầu vào ngành sư phạm đã vậy nhưng đầu ra cũng được làm nóng lên với câu chuyện một thủ khoa đầu ra Đại học Sư phạm Hà Nội 2 – Bùi Thị Hà mà lại thất nghiệp ở nhà nuôi lợn.

Một năm qua đi, ngành giáo dục đã để lại rất nhiều những thay đổi, những câu chuyện đáng chú ý. Trong đó, chúng ta có thể thấy được sự nỗ lực không ngừng nghỉ của những người làm công tác giáo dục để sự nghiệp trồng người ngày càng được cải thiện, khắc phục được những hạn chế đang mắc phải.

Theo Toquoc.vn

Chắt chiu từng thành quả nhỏ để đi đến thành công lớn

Năm 2017, ngành Giáo dục đã để lại dấu ấn với nhiều thành tích nổi bật, trong đó kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức thành công, nhẹ nhàng và ít tốn kém hay các đoàn học sinh dự thi Olympic quốc tế đạt thành tích cao nhất trong lịch sử. Nhưng quan trọng hơn, đằng sau những kết quả đó là sự chuyển động trong toàn ngành về ý thức và tâm thế đổi mới, là sự định hình ngày càng rõ ràng hơn khung cốt lõi của quá trình đổi mới.

Chắt chiu từng thành quả nhỏ để đi đến thành công lớn - Hình 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Đây là cơ sở để toàn ngành tiếp tục chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà. Trước thềm năm mới 2018, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có những về nỗ lực của ngành trong năm qua và dự định trong năm mới.

Thưa Bộ trưởng, năm 2017 là một năm rất đáng nhớ của ngành Giáo dục khi đạt được những thành tích ấn tượng. Thành công của Kỳ thi THPT quốc gia và kết quả thi Olympic quốc tế của các đội tuyển học sinh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, ngay trong cuộc họp Chính phủ cuối cùng của năm, những thành tích này vẫn được nhắc lại trong báo cáo của Thủ tướng. Bên cạnh 2 kết quả quan trọng này, Bộ trưởng muốn gì thêm về những thành tựu của ngành Giáo dục trong năm qua?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Hai thành tựu trong năm 2017 được nhắc ở đây là Kỳ thi THPT quốc gia và kết quả thi Olympic quốc tế rất đáng ghi nhận. Để có được hai thành tích này là quá trình quyết liệt đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; đổi mới công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi. Tất cả tạo nền tảng cho đổi mới rộng hơn, sâu hơn, trong đó có đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bắt đầu từ năm học 2019 - 2020.

Bên cạnh đó, năm 2017, ngành Giáo dục còn đạt được nhiều kết quả rất có ý nghĩa, như hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Kết quả này cho thấy, chúng ta đã dành nhiều hơn sự quan tâm cho bậc học đầu đời. Trả lại đúng vị trí cho bậc học này là rất cần thiết, vì nếu không có chất lượng tốt từ bậc học mầm non sẽ khó có nền tảng tốt cho những bậc học tiếp theo.

Nếu giáo dục phổ thông ghi nhận một năm với những chuyển biến trong việc điều chỉnh chương trình, phương pháp dạy và học để tiệm cận cùng với chương trình giáo dục phổ thông mới - hay việc quyết liệt rà soát, cắt giảm các cuộc thi, xóa bỏ sáng kiến kinh nghiệm nhằm giảm áp lực cho giáo viên, học sinh phổ thông; thì giáo dục đại học được ghi nhận bằng những chấn chỉnh kịp thời trong việc mở ngành, liên kết, liên thông đào tạo, đào tạo tiến sĩ hay đổi mới chương trình đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo và chuyển giao công nghệ, gắn với các doanh nghiệp.

Kiểm định chất lượng giáo dục cũng là một điểm nhấn trong năm qua của ngành. Ở đây, tôi không đề cập tới các con số mà muốn nhấn mạnh tới sự hình thành văn hóa chất lượng. Kiểm định chất lượng đã dần trở thành nhu cầu tự thân của mỗi cơ sở giáo dục, từ đó biết mình đang ở đâu, cần thay đổi gì để nâng cao chất lượng. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh tự chủ đại học; kiểm định và công khai kết quả kiểm định sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng cho quá trình phân tầng, xếp hạng các trường đại học trong thời gian tới. Tất cả cho mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Năm 2017, những khó khăn của ngành sư phạm vốn sẵn có nay đã bộc lộ nhiều hơn. Nhưng từ đây, ngành Giáo dục đã cho thấy quyết tâm để trả lại đúng vị trí của ngành học quan trọng này. Những bước đi đầu tiên về quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm; siết chặt chỉ tiêu sư phạm, gắn chỉ tiêu với nhu cầu sử dụng; đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo; tái cấu trúc các trường sư phạm... - sẽ là những khởi động quan trọng trong việc cải thiện vị trí của ngành học này.

Tôi muốn nói thêm rằng, ngành sư phạm đã làm tròn trọng trách của mình trong một thời gian dài để giáo dục hoàn thành phổ cập vững chắc 3 bậc học, mầm non 5 tuổi, tiểu học, THCS. Trong giai đoạn mới, ngành sư phạm sẽ tiếp tục đi đầu trong tái cấu trúc, đi đầu về nâng cao chất lượng để tạo động lực cho các ngành học khác.

Năm 2017 còn là năm phong trào đổi mới, sáng tạo trong dạy và học phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi nhà trường, bắt đầu trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người. Xuất hiện rất nhiều tấm gương giáo viên không ngừng nỗ lực học hỏi, tìm tòi, mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới vào giảng dạy tạo hiệu quả cao.

Có thể nói, đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp giáo dục, vì vậy, khi họ bắt nhịp với đổi mới có nghĩa là sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã đi được một nửa chặng đường thành công. Trách nhiệm của ngành là đề xuất, xây dựng các chính sách đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ nhà giáo để họ yên tâm gắn bó với nghề, để thu hút người giỏi vào nghề giáo - đây cũng là việc mà năm qua ngành Giáo dục đã bước đầu làm và nhận được sự ủng hộ của đội ngũ giáo viên và toàn xã hội.

Còn nhiều thành tựu nữa của ngành trong năm qua mà tôi không thể kể hết ra đây. Nhưng tựu chung lại, ngành Giáo dục đã có một năm với những chuyển động quan trọng trong quá trình đổi mới, tạo hành lang, đường hướng rõ nét cho những năm tiếp theo.

Chắt chiu từng thành quả nhỏ để đi đến thành công lớn - Hình 2

Ngày 18/8/2017, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đến thăm hỏi, động viên các em HS vùng lũ tại Trường PTDTBT THCS Cao Phạ, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)

Ngành Giáo dục đã làm rất nhiều việc trong năm qua nhưng những vấn đề của giáo dục chưa bao giờ hết "nóng" với dư luận. Nếu nhìn nhận những hạn chế trong năm qua, Bộ trưởng sẽ nhìn nhận những vấn đề gì?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Giáo dục tác động trên diện rộng nên kỳ vọng và áp lực của xã hội dành cho ngành luôn rất lớn. Chúng tôi xác định rất rõ điều này nhưng làm giáo dục không thể nóng vội mà phải có lộ trình, bước đi phù hợp. Với 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản được đặt ra bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, các bước triển khai đổi mới của ngành đã được định hình rõ ràng hơn, có tính toán theo từng năm, mỗi năm làm được việc gì và làm được đến đâu. Quá trình đó còn bao hàm cả việc tháo gỡ từng nút thắt, giải quyết từng khâu, từng việc đã cũ, không còn phù hợp với hiện tại. Vì vậy, chúng tôi cũng cần sự đồng hành kiên trì hơn của xã hội với mỗi việc mà ngành đang nỗ lực làm.

Nhìn lại năm 2017, trên cương vị người đứng đầu ngành, tôi thực sự trăn trở khi bài toán quy mô, quy hoạch đội ngũ chưa được giải quyết dứt điểm; khi đồng lương, thu nhập của nhà giáo vẫn còn eo hẹp; khi cơ sở vật chất, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn còn nhiều hạn chế; khi chất lượng giáo dục các cấp học vẫn có lúc, có nơi đặt ra dấu chấm hỏi với dư luận hay khi đâu đó câu chuyện về đạo đức người thầy, ý thức người trò vẫn còn làm dư luận bất bình.

Những vấn đề về kỷ cương, nền nếp, dân chủ trường học đã được ngành quyết liệt chấn chỉnh trong năm qua nhưng vẫn còn những sự việc gây ra bức xúc trong xã hội. Không né tránh, ngành đang tiếp tục có những biện pháp mạnh hơn để năm 2018 sẽ là một năm chuyển biến mạnh mẽ về kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học.

Vậy, đâu sẽ là những nhiệm vụ được đặt ra cho ngành Giáo dục trong năm 2018, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Năm 2018 là năm rất quan trọng với ngành Giáo dục khi 2 dự án luật quan trọng là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ được trình Quốc hội trong tháng 5 và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 10. Từ nay đến đó, ngành Giáo dục cần tập trung nguồn lực, trí tuệ, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng dự thảo hai dự án Luật này.

Năm 2018 cũng là năm ngành Giáo dục cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới để có thể bắt đầu triển khai từ năm học 2019 - 2020 đạt kết quả tốt. Đồng thời, triển khai biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo chương trình mới.

Ngoài ra, năm 2018, ngành Giáo dục sẽ tập trung đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong trường học gắn với phân cấp, phân quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục; chuẩn hóa các chức danh giáo viên, giảng viên sư phạm, hiệu trưởng cơ sở giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại học và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Đồng thời, thực hiện mạnh mẽ các giải pháp tạo sự chuyển biến tích cực trong giải quyết các vấn đề giáo dục gây bức xúc dư luận, trong đó đặc biệt là bạo lực học đường, giáo viên bạo hành trẻ, đuối nước, lạm thu đầu năm học, tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm, học thêm, bệnh thành tích trong giáo dục, sinh viên tốt nghiệp không có việc làm...

Nhân dịp năm mới 2018, Bộ trưởng muốn gửi thông điệp gì tới đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các em học sinh, sinh viên trong toàn ngành?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Như tôi đã , xã hội luôn dành sự quan tâm và kỳ vọng rất lớn vào ngành Giáo dục, đây vừa là vinh dự, cũng vừa là trách nhiệm. Điều đó cũng cho thấy, ngành Giáo dục còn rất nhiều việc phải làm để xứng đáng với sự quan tâm và kỳ vọng của xã hội. Giáo dục là một quá trình đòi hỏi phải có bước đi, lộ trình, cần cả sự kiên nhẫn và tin tưởng, vì vậy, một năm chưa hẳn có thể tạo nên những bước ngoặt nhưng nếu không chắt chiu từng năm một, chúng ta sẽ không thể đi đến đích cuối cùng là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nước nhà.

Với ý nghĩa đó, năm 2018 sẽ là một năm mà ngành Giáo dục tiếp tục kiên trì thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, chắt chiu từng thành quả nhỏ để đi tới thành quả lớn. Hành trình đó cần sự nỗ lực, đồng lòng, vượt khó của mỗi cô giáo, thầy giáo, mỗi cán bộ nhân viên, mỗi học sinh, sinh viên. Nhìn lại những việc mà mỗi cá nhân và ngành Giáo dục đã làm được trong năm qua, tôi tin tưởng sâu sắc rằng, toàn ngành sẽ cùng chung một ý chí, chung một hành động vì một năm mới với những thành công mới.

Nhân dịp năm mới 2018, tôi thân mến gửi tới các cô giáo, thầy giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục, các em học sinh, sinh viên lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các cô giáo, thầy giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong toàn ngành năm mới sức khỏe, hạnh phúc và thành công; chúc các em học sinh, sinh viên có một năm mới với nhiều niềm vui mới và gặt hái được nhiều thành tích mới.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Theo Giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ tin nhắn gây tranh cãi của Thanh Thuỷ về chiếc váy "sóng gió" trước khi đăng quang Miss International 2024
07:02:48 13/11/2024
Mua tặng bố mẹ căn chung cư, tôi không ngờ mẹ cho luôn em trai, cũng may tôi đã đề phòng trước
07:10:03 13/11/2024
Cô dâu Hải Phòng được người yêu cũ tặng 10 cây vàng trong đám hỏi: Chú rể sượng trân, phát biểu 3 chữ
10:01:41 13/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy: 20 tuổi là Hoa hậu Việt Nam, 22 tuổi thành Hoa hậu quốc tế, soi học vấn còn sốc hơn
08:33:48 13/11/2024
Cuộc thi Miss International mà Hoa hậu Thanh Thuỷ vừa đăng quang có quy mô "khủng" thế nào?
06:27:19 13/11/2024
Visual trước khi "dao kéo" của Hoa hậu Thanh Thủy: Nhan sắc thật bị "bóc trần" qua loạt ảnh này
11:18:51 13/11/2024
Bạn trai của chị gái tới nhà chơi, đi toàn Maybach, Porsche, BMW, tôi hoài nghi cho tới khi biết gia thế của anh ấy thì sốc toàn tập
07:34:49 13/11/2024
Bà trùm hoa hậu Việt Nam: "Thanh Thủy đẹp chấn động"
10:09:08 13/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thanh Thủy trong ngày đầu làm Hoa hậu quốc tế: Visual tươi tắn, nổi bật, thần thái không có điểm chê

Sao việt

13:04:07 13/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy và các Á hậu Miss International 2024 đã cùng tham gia hoạt động đầu tiên sau khi giành ngôi vị cao quý.

Bão số 8 suy yếu, hai bão Usagi và Man-yi nối đuôi nhau gây tình hình phức tạp

Tin nổi bật

13:02:34 13/11/2024
Theo tin bão mới nhất, trong khi bão số 8 (Toraji) được dự báo suy yếu dần trên Biển Đông thì 2 cơn bão Usagi và Man-yi nối đuôi nhau hoạt động.

Houthi không kích tàu chiến Mỹ ở biển Đỏ

Thế giới

12:59:12 13/11/2024
Nhóm Houthi thông báo họ đã dùng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công tàu sân bay USS Abraham Lincoln và 2 tàu khu trục Mỹ ở biển Đỏ và biển Ả Rập.

Độc đạo - Tập 33: Quốc bị triệu tập, Công an tỉnh bắt đầu điều tra Phùng

Phim việt

12:59:04 13/11/2024
Lệnh điều động cũng đã được cấp trên gửi cho Phùng ngay từ khi Quốc lên đây. Vì thế, Long nói Quốc có thể thoải mái báo cáo với Phùng về việc lên công an tỉnh.

Hải Phòng quyết tâm dẹp nạn "quái xế"

Pháp luật

12:52:07 13/11/2024
Vụ việc nhóm thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện gây tai nạn đối với người phụ nữ dừng đèn đỏ ở nút giao Trần Hưng Đạo - Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Angelababy làm gì khi chồng cũ Huỳnh Hiểu Minh bị đồn đưa bạn gái đi khám thai?

Sao châu á

12:40:09 13/11/2024
Có vẻ như những ồn ào của Huỳnh Hiểu Minh và bạn gái Diệp Kha không còn ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của Angelababy.

Thầy hiệu trưởng viết thư ngỏ xin "đổi quà" ngày 20/11

Netizen

12:13:43 13/11/2024
Một hiệu trưởng ở TP.HCM viết thư ngỏ từ chối nhận hoa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mong muốn phụ huynh gửi tới món quà khác.

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Nhạc quốc tế

12:10:48 13/11/2024
Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11.

Mourinho bị tố sỉ nhục bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ

Sao thể thao

11:21:41 13/11/2024
Chỉ sau 4 tháng cầm quân tại Fenerbahce, HLV Jose Mourinho tự biến mình thành tâm điểm của làn sóng không hài lòng dữ dội.

Xót xa cảnh gửi con cho bà nội, mẹ trẻ choáng váng nhận ra con không nhận ra mình sau một tháng xa cách

Góc tâm tình

11:17:26 13/11/2024
Hàng đêm trằn trọc vì nhớ con, tôi chỉ mong mỏi được nhìn thấy gương mặt bé nhỏ qua màn hình, dù chỉ một khoảnh khắc.