Nhìn lại 5 năm Giải vô địch thể thao điện tử Việt Nam
Vòng loại Offline trực tiếp tại 14 tỉnh/thành phố trên cả nước. Với mục đích tìm kiếm các tài năng thể thao điện tử Việt Nam, Giải vô địch thể thao điện tử Việt Nam đang bước vào năm thứ 5 với nhiều thành tích cao trong các giải quốc tế, từ đó thúc đẩy phong trào eSports phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng game thủ Việt.
Trong những năm qua, Giải đấu Thể thao Điện tử Việt Nam VEC đã liên tục gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực thể thao điện tử và thu hút được sự quan tâm, bảo trợ của các cấp Bộ, ban, ngành như: Tổng cục Thể dục thể thao Việt Nam, Hội thể thao giải trí điện tử Việt Nam – VIRESA và hơn hết là sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng game thủ Việt. Có thể nói VEC là một trong những tiền đề quan trọng nâng tầm các dịch vụ giải trí trực tuyến theo định hướng eSport. Chúng ta hãy cùng nhìn lại hành trình 5 năm một chặng đường của “chiếc nôi” của eSports Việt.
Hàng ngàn cổ động viên theo dõi các vận động viên thi đấu tại Nhà thi đấu Võ Thị Sáu.
Năm 2008, giải đấu VEC được khởi động bắt đầu định hướng các dịch vụ giải trí trực tuyến theo con đường eSports và tổ chức duy nhất một bộ môn thi đấu là Đột Kích. Giải đấu đầu tiên thu hút được một cộng đồng game thủ tham gia, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác tổ chức, đơn vị bảo trợ tổ chức thi đấu nên chưa thực sự thu hút đông đảo cộng đồng VĐV tham gia.
Huyền thoại All Stars của bộ môn Đột Kích tại VEC 2008.
Bước sang năm 2009, VEC được tổ chức với 6 bộ môn chuyên nghiệp ( Counter Strike, FIFA 2009, NFS Most wanted, Star Craft, NBA Live 08, Dota Allstars) và 3 bộ môn phong trào (Audition, Đột Kích và FIFA Online 2), trong đó các đội vô địch của 6 bộ môn chuyên nghiệp này sẽ được tham gia thi đấu tại Đại hội thể thao trong nhà Châu Á (AIG 3). Đây cũng là khởi đầu cho VEC bước vào hành trình tìm kiếm những tài năng eSports Việt khi được sự bảo trợ của Tổng cục Thể dục thể thao và Hội Thể thao Điện tử Việt Nam (VIRESA).
Ngoài ra, với quy mô tổ chức Vòng loại Offline trực tiếp tại 14 tỉnh/thành phố trên cả nước đã tạo thành một dấu son chói lọi trong làng thể thao điện tử về quy mô tổ chức chuyên nghiệp, hoành tráng với công tác truyền hình bao gồm: Tường thuật đồng hành vòng loại, tường thuật trực tiếp Chung kết khu vực (CKKV) và Chung kết Quốc gia (CKQG) đã đưa giải VEC lên một tầm cao mới với quy mô tổ chức lớn nhất và chuyên nghiệp nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Video đang HOT
Đến năm 2011, VEC được tổ chức với 3 bộ môn thi đấu (Đột kích, Audition, Fifa Online 2) tại 12 tỉnh, thành trên cả nước và tiếp tục tạo tiếng vang lớn, khẳng định vị thế của mình trên con đường eSports, góp phần thay đổi nhận thức xã hội về các dịch vụ giải trí trực tuyến. Các VĐV khi tham gia thi đấu đạt thành tích cao được Chính phủ công nhận và phong cấp kiện tướng.
VEC 2012 đã nâng giải thưởng lên tới 1 tỉ đồng với 7 bộ môn thi đấu.
Giải vô địch Thể thao Điện tử Việt Nam – VEC 2012 đã thực sự được nâng tầm đáng kể. Với mức giải thưởng lên tới 1 tỉ đồng cho 7 bộ môn thi đấu bao gồm: Đột Kích, FIFA Online 2, World of Tanks, Phi Đội, Đế Chế, DotA và Audition tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc, giải đấu này thu hút hơn 10.000 VĐV tham gia trên cả nước. Đặc biệt, đội vô địch VEC 2012 (Freedom) đã giành ngôi vị Á quân tại vòng Chung kết Thế giới WCG diễn ra tại Côn Sơn (Trung Quốc).
Đến nay, VEC 2013 đã chính thức được khởi động. Kế thừa và phát huy những giá trị của các mùa giải trước, VEC 2013 có nhiều điểm nổi bật so với các mùa giải trước với số lượng nội dung thi đấu, cơ cấu giải thưởng, cũng như cách thức tổ chức phong phú và chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, ngoài các bộ môn quen thuộc thì VEC 2013 lần đầu tiên có sự góp mặt của bộ môn trên hệ máy console là PES 2013.
Sau gần 1 tháng đăng ký online, Giải vô địch Thể thao điện tử Việt Nam 2013 đã quy tụ gần 3.000 vận động viên trên cả nước, vòng loại 8 tỉnh, thành phố được khởi tranh từ 29/9 – 19/10/2013.
Theo VNE
Tương lai nào cho CS: GO trong cuộc chạy đua eSport?
Ngay khi những đoạn trailer đầu tiên của Counter Strike: Global Offensivebắt đầu được tung ra vào cuối năm ngoái, một làn sóng lo ngại đã bắt đầu dấy lên trong cộng đồng eSport cả ở Việt Nam lẫn thế giới. Counter Strike Sourcemặc dù vô cùng ấn tượng, tuy nhiên cái bóng quá lớn, cũng như tính cân bằng gần như hoàn hảo của phiên bản 1.6 trong cộng đồng eSport đã khiến cho con đường "thay máu eSport" của CSStrở nên quá đỗi gian nan.
Vậy câu hỏi được đặt ra là: Liệu CS:GO sẽ mất bao lâu để chính thức trở thành kẻ thay thế của Counter Strike 1.6 trong các giải đấu lớn? Việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên không hề đơn giản, nhất là khi nó phụ thuộc vào rất nhiều phía, từ các nhà tổ chức giải, quản lý các đội game đến chính bản thân các game thủ chuyên nghiệp.
Vào tháng 6, một trong những giải đấu thể thao điện tử lớn nhất hành tinh, World Cyber Games đã thông báo, rằng sự kiện năm 2012 của giải này tổ chức tại Malaysia sẽ không còn nội dung thi đấu Counter Strike 1.6, mà thay vào đó là Counter Strike Global Offensive. Cùng thời điểm đó, ban tổ chức ESWC 2012 cũng chính thức thông báo rằng họ sẽ bỏ rơi tựa game ra mắt gần 10 năm về trước. Chính những sự kiện mang tính bước ngoặt này đã khiến cho cộng đồng CS dần bị phân hóa.
WCG 2012 sẽ không có CS 1.6
Một nửa, vốn đã quá quen với trải nghiệm 1.6, cảm thấy lo ngại vì một ngày nào đó, tựa game họ chơi sẽ chính thức bị đào thải, giống như quy luật đã xảy ra với rất nhiều game eSport trước đây tại những giải đấu lớn, mà Star Craft là ví dụ điển hình nhất. Số còn lại thì phần dè dặt, phần lại hào hứng làm quen với tựa game mới với hy vọng sẽ tiếp tục tìm chỗ đứng trong những giải đấu lớn trong tương lai. Cộng đồng CS cũng vậy, sự phân hóa đã bắt đầu diễn ra.
Những server CS 1.6 tại Việt Nam vẫn đang hoạt động khá hiệu quả, với cộng đồng khá mạnh. Tuy nhiên bên trong nó, đã manh nha xuất hiện những cộng đồng nhỏ, mua key CS: GO trên Steam hoặc các trang web bán key game với giá khoảng gần 300 nghìn VNĐ. Những "dự án" lập những server dành cho người chơi CS: GO tại Việt Nam cũng đã và đang được xúc tiến và bắt đầu đi vào hoạt động.
Cộng đồng CS 1.6 ở Việt Nam vẫn khá đông
Tuy nhiên vẫn có không ít game thủ vẫn còn hoài nghi về tương lai của CS: GO vì một vài lý do.
Thứ nhất, mặc dù đã cố gắng mô phỏng lại hoàn toàn những trải nghiệm mà người chơi đã quen trong CS 1.6, thế nhưng súng ống trong Counter Strike: Source, theo cảm nhận của tôi cũng như nhiều người chơi khác là rất dễ điều khiển. AK 47 không còn là con quái vật khó chiều với recoil cao ngất như trong 1.6, thêm vào đó là tiếng súng nghe khá ì xèo và không có sức mạnh. Đáng tiếc là CS: GO cũng không tránh khỏi điều này. Tuy rằng độ giật của súng đã rất gần với 1.6, thế nhưng animation và thao tác khác biệt vô tình làm người chơi cảm thấy xa lạ. Tương tự, AWP và những khẩu súng ngắm mới xuất hiện trong CS: GO cũng khá dễ bắn. Điều này khiến cho những pha quick scope trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trải nghiệm CS: GO sẽ rất khác
Thứ hai, Valve đã bỏ không ít tiền của để chăm chút cho CSS, thế nhưng số lượng những giải đấu có sự xuất hiện của trò chơi này thật khó có thể so sánh với những giải mà CS 1.6 hiện diện. Chưa kể, CS: GOcũng là một phiên bản phát triển dựa trên Source Engine, vì thế không ngoại trừ khả năng CS: GO chỉ đơn thuần là một bản nâng cấp từ CSS với một vài thay đổi về cơ chế súng đạn cũng như nâng cấp một vài món đồ chơi mới.
Thế nhưng, Valve có thể nói là sẽ chắc chắn không phạm sai lầm thứ hai sau CSS. Giống như những gì đã làm với DotA 2, nhà phát hành game khổng lồ đã, đang và sẽ đầu tư cực kỳ mạnh tay để đứa con cưng của họ xuất hiện tại những giải đấu lớn, dần dần cho CS: GO thay thế hoàn toàn CS 1.6, giống như những gì Star Craft 2 đã làm được. Và bước đầu, "công cuộc" tấn công các giải đấu lớn đã có kết quả.
Dự đoán, trong tương lại những giải đấu có sự hiện diện của CS: GO sẽ ngày một nhiều lên, đồng nghĩa với việc cộng đồng CS 1.6 chuyên nghiệp sẽ dần thu hẹp lại. Vậy điều này ảnh hưởng tới những gaming team lớn ra sao? Rất đơn giản, trong tương lai những game thủ chuyên nghiệp, thuộc những gaming team lớn trên thế giới sẽ có hai lựa chọn.
Một là họ sẽ vẫn tiếp tục trung thành với CS 1.6, mặc dù điều này sẽ gây khó khăn cho lãnh đạo những đội game lớn như SK, Na'Vi hay ESC. Vào cuối tháng 7 vừa qua, trong một động thái gây "ngỡ ngàng", SK Gaming đã thông báo giải tán team CS 1.6 của họ. Điều này đồng nghĩa với việc những cái tên như HeatoN hay f0rest sẽ phải tìm những gaming team khác nếu muốn tiếp tục niềm đam mê CS 1.6. Nếu không, họ vẫn có lựa chọn thứ hai: Tự chuyển sang CS: GO với những trải nghiệm mới.
Ngay sau sự kiện kể trên, những huyền thoại CS của SK gaming là Patrick &'f0rest' Lindberg và Christopher &'GeT_RiGhT' Alesund cùng đồng đội Emil &'HeatoN' Christensen đã cùng "hồi sinh" cái tên Ninjas in Pyjamas, một đội game đã giải tán từ năm 2007 để bắt đầu thi đấu Counter Strike: Global Offensive. Những lão làng CS 1.6 đã và đang chuyển sang tựa game mới, và không ngoại trừ khả năng ngày chúng ta chính thức chia tay CS 1.6 đang đến rất gần.
Từ bỏ một tựa game sau gần 10 năm gắn bó có thể nói là vô cùng khó khăn, thế nhưng thay đổi là một trong những quy luật cơ bản của tự nhiên. Lịch sử thể thao điện tử đã chứng kiến không ít game "đến và đi". CS 1.6 cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề bây giờ chỉ là CS: GO sẽ được cộng đồng tiếp nhận nhanh đến mức nào mà thôi.
Theo Gamek
Khóa đào tạo trọng tài Quốc gia VEC 2013 đã thành công tốt đẹp Các học viên Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với các chuyên gia eSports hàng đầu thế giới. Sau hai ngày học lý thuyết do các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy, các học viên của Khóa Đào tạo trọng tài eSports Quốc gia đã có một buổi thực hành tại GC để cùng phân tích,...