Nhìn đồng nghiệp cắm bản để yêu công việc của mình hơn

Theo dõi VGT trên

Quan hệ thầy trò được xác lập bằng bức ngăn kinh tế, vẫn tồn tại khái niệm “có đi có lại mới toại lòng nhau”.

Chúng ta vẫn thường hay nói, nghề dạy học bây giờ vừa khó khăn vừa vô cùng áp lực.

Nhìn đồng nghiệp cắm bản để yêu công việc của mình hơn - Hình 1

Điểm trường Đán Mẩy (Ảnh minh họa của Báo Giáo dục và thời đại)

Thế nhưng nếu so sánh với những đồng nghiệp đang ngày đêm cắm bản ở nơi thâm sơn cùng cốc, chúng ta sẽ thấy rằng công việc dạy học và giáo dục học sinh ở miền xuôi vẫn nhẹ nhàng, sung sướng hơn rất nhiều.

Những khó khăn gian khổ chất chồng

Các điểm trường vùng núi thường ở khá xa nhau, đường đi vào trường mùa nắng bụi mù, mùa mưa trơn dốc nhầy nhụa, có đoạn đất nhão, bùn ngập cả bánh xe.

Nhiều đoạn phải đi qua khe, qua suối, mùa nước lũ về cuồn cuộn, chảy xiết thành dòng lớn như muốn nuốt chửng, cuốn phăng bất cứ vật cản nào.

Rồi muỗi, vắt, mòng đốt xưng cả mặt mày, bám vào người hút máu no căng. Nơi ở của giáo viên có nơi vẫn còn làm bằng gỗ, bưng bằng ván hoặc dãy nhà cấp 4 xập xệ, có nơi còn không có cả nhà cho giáo viên mà phải ở nhờ với dân.

Học sinh nhiều em còn đói rách, áo quần không có để mặc, nước mũi luôn thụt thò, da tím tái vào những ngày rét.

Những đứa trẻ nói tiếng Kinh chưa sõi nên thầy cô phải nỗ lực để chỉ dạy thêm. Ý thức học tập chưa có, thích thì tới lớp, không thích thì thôi. Thầy cô cả ngày đi dạy, đến ngày nghỉ lại lặn lội trèo đèo vượt suối đến nhà thuyết phục từng em ra lớp.

Video đang HOT

Có giáo viên ở chung với dân thì làm tất tật mọi công việc nhà như ra suối cõng nước, vào lừng lấy củi, hái rau, bẻ măng rừng rồi nấu ăn, tắm rửa cho học trò, kèm học thêm tiếng Kinh và kiến thức cho học sinh yếu.

Những đêm mùa đông lạnh giá gió lùa rét cắt da, cắt thịt. Có đêm đốt lửa thức cả đêm để trốn cái lạnh.

Nhiều vùng không sóng điện thoại nên gần như biệt lập thông tin với thế giới bên ngoài.

Đa phần con cái của thầy cô đều phải gửi ông bà dưới xuôi nuôi dạy hộ.

Một năm chỉ về với gia đình được 2 lần vào dịp Tết và dịp hè.

Thấu hiểu đồng nghiệp để thấy yêu công việc của mình hơn

Nếu so với những gì đồng nghiệp của mình đang ngày đêm cống hiến cho giáo dục vùng cao thì những nhà giáo được may mắn ở vùng xuôi, đặc biệt là nơi phố thị như chúng tôi những vất vả nhọc nhằn, những áp lực của nghề chưa thấm tháp vào đâu cả.

Nhiều thầy cô giáo được dạy gần nhà, đường xá đi lại thuận lợi, điều kiện trường lớp cũng khang trang, đủ đầy hơn nhiều. Học sinh phần lớn có ý thức học tập cao, phụ huynh cũng quan tâm, kết hợp với thầy cô để giảng dạy.

Các thầy cô có điều kiện làm thêm nghề phụ để tăng thu nhập do được sống trong môi trường thuận lợi.

Có được những ưu thế đó, thế nhưng chúng ta đã thật sự làm tròn bổn phận người thầy chưa?

Đã làm tốt vai trò như người cha, người mẹ? Đã thật sự dốc hết lòng vì học sinh chưa?

Chắc chắn sẽ có nhiều thầy cô làm được nhưng vẫn còn không ít giáo viên sống cơ hội, thủ đoạn.

Thật hổ thẹn khi phải nói ra điều này, vẫn còn một số thầy cô lợi dụng gia đình các em để tăng thu nhập như việc dùng mọi cách để bắt học sinh tới lớp thêm.

Học sinh học yếu nhưng gia cảnh khó khăn ít được kèm cặp nhiệt tình mà muốn học các em phải có tiền mới được phụ đạo. Quan hệ thầy trò được xác lập bằng bức ngăn kinh tế, vẫn tồn tại khái niệm “có đi có lại mới toại lòng nhau”.

Tĩnh tâm để nhìn lại những việc mà đồng nghiệp cắm bản đang làm, chúng ta khâm phục ý chí, lòng quyết tâm, sự nhiệt huyết của các thầy cô giáo ấy để có thêm động lực nhắc nhở và điều chỉnh bản thân làm tốt vai trò của một nhà giáo chân chính.

Mai Hoa

Theo giaoduc.net

Nơi non cao có những thầy cô như thế!

Chịu khó, chịu khổ để học sinh chịu đến lớp và dần yêu con chữ - những thầy cô cắm bản cũng chính là những người đang ươm mầm xanh trong điều kiện khắc nghiệt nhất với tất cả sự kiên trì, nhẫn nại và niềm hy vọng vào tương lai.

Bằng các chương trình, dự án của Nhà nước kết hợp với sự đầu tư của các địa phương... nhiều cơ sở giáo dục vùng DTTS và Miền núi đã được xây dựng khang trang. Tại những ngôi trường này, học sinh được học tập với trang thiết bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, ở những xã vùng sâu, vùng xa thời tiết khắc nghiệt, giao thông cách trở, số lượng học sinh ít... đến nay vẫn còn duy trì nhiều điểm trường, đặc biệt là điểm trường mầm non học cùng các lớp 1, 2, 3. Với những điểm trường này, thầy cô được phân công lên dạy đa số đều ở lại cả tuần, cuối tuần mới "xuống núi" - họ được gọi bằng cái tên thân thương: Giáo viên cắm bản.

Nơi non cao có những thầy cô như thế! - Hình 1

Lên với các điểm trường các thầy cô cắm bản dạy học là hành trình không đơn giản, bởi đa số điểm trường cách trung tâm xã vài chục ki-lô-mét, đường vừa xa vừa khó. Đây cũng chính là lý do để các thầy cô cắm bản ai cũng đi xe máy đường đèo dốc rất giỏi. Tuy nhiên, những ngày đầu, thầy cô nào cũng té ngã vài lần, xây xát, hỏng xe vài ba lần...

Nơi non cao có những thầy cô như thế! - Hình 2


Đường dẫu khó, thầy cô vẫn kiên trì lên với bản làng, với học sinh

Quen đường rồi, các thầy cô phải tập làm quen với những đứa trẻ lấm lem, suy dinh dưỡng, không biết tiếng phổ thông... Không hiếm những ngày, nửa buổi học thấy thiếu các cháu, cô giáo đi tìm, vẫn thấy học sinh đang thơ thẩn chơi ở trên nương, bên mép ruộng. "Các cháu không biết tiếng phổ thông, tiếp thu lại chậm nên từ những kiến thức đơn giản nhất cũng phải nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Những buổi đầu nản trí lắm, nhưng mãi rồi cũng quen" - cô giáo Vũ Thị Hà - giáo viên Trường Dân tộc bán trú xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chia sẻ.

Nơi non cao có những thầy cô như thế! - Hình 3


Có lớp học mới, cô vui, trò cũng chăm đến lớp

Từ những khó khăn ban đầu, dần dần, thầy cô cắm bản nào cũng thương các bé như con. "Thấy các cháu đến lớp mặc mỗi một bộ quần áo, tôi về trung tâm xã xin quần áo cũ, mang lên lớp để các bé mặc thêm những ngày giá rét. Mua bánh lên lớp ăn sáng, cô ăn 1 cái nhưng phải mua 5 cái để cắt ra chia cho các cháu. Bố mẹ mải đi nương, nhiều cháu mang bụng trống không tới lớp" - cô Lò Thị Hái, giáo viên ở điểm trường Chăm Hỳ (xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) ngậm ngùi.

Dạy học ở các điểm trường, các thầy cô cắm bản quá quen với việc nhiều phụ huynh coi việc học của con là việc của thầy, nên rất ít quan tâm. Thầy Lý A Phông - giáo viên Trường Dân tộc Bán trú xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ kể: "Trên lớp, tôi dạy học sinh rất nhiều về việc ăn ở sao cho vệ sinh, nhưng về nhà có khi bố mẹ các cháu lại làm ngược lại. Không chỉ chậm nộp tiền quỹ cả năm, có phụ huynh nộp xong, mai lại lên xin vay lại vì... gia đình có việc".

Những câu chuyện thoạt nghe rất nhỏ, nhưng lại chính là những trở ngại với những thầy cô cắm bản trong công việc hàng ngày. Đáng trân trọng là, vượt lên những khó khăn, thiếu thốn, đa phần các thầy cô cắm bản vẫn cố gắng làm tốt công việc của mình, để cùng với thời gian, việc đến trường, đi học dần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các phụ huynh người DTTS.

Những mầm xanh nơi non cao rồi sẽ cứng cáp hơn bởi có những tấm lòng thầy cô như thế!

Hoàng Mai

Theo congthuong.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024
Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể
19:46:46 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Triệu Lệ Dĩnh bị lật quá khứ, lộ scandal dài như sớ, suýt về vườn, mất sự nghiệp

Sao châu á

21:30:01 21/11/2024
Được mệnh danh là bảo chứng rating , Triệu Lệ Dĩnh nhanh chóng bước chân vào hàng ngũ nữ hoàng phim truyền hình của màn ảnh Hoa ngữ. Tuy nhiên, nữ diễn viên từng vướng vào tin đồn liên quan đến vấn đề đạo đức gây ảnh hưởng hình tượng.

Hôm nay thứ 5, hãy nấu thực đơn cơm nhà 3 món ngon miệng thanh mát

Ẩm thực

21:16:09 21/11/2024
Để có một bữa cơm ngon miệng thanh mát, vừa đủ dinh dưỡng lại chế biến nhanh thì nhất định bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

"Độc đạo" kết buồn gây tiếc nuối, biên kịch: "Tôi sai lầm nên phải trả giá"

Hậu trường phim

21:13:47 21/11/2024
Lẽ ra Hồng nên tà hơn, bớt đáng yêu hơn, và như thế cái kết sẽ bớt đau đớn hơn. Rõ ràng là tôi sai lầm, thế nên cũng như Hồng, tôi phải trả giá , biên kịch phim Độc đạo chia sẻ.

Thêm 5 người kiện Diddy, "ông trùm" bức xúc vì bị khám xét phòng giam

Sao âu mỹ

21:09:18 21/11/2024
Năm vụ kiện mới chống lại ông trùm Diddy vừa được đệ trình lên tòa án. Những người cáo buộc ngôi sao nổi tiếng nước Mỹ chuốc thuốc mê và tấn công tình dục họ.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

Tin nổi bật

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh: Dính như sam bên cạnh vợ, có loạt hành động ghi điểm 10 tinh tế

Sao việt

21:00:40 21/11/2024
Theo đó, nam doanh nhân 9x được khen ngợi vì điểm 10 tinh tế khi luôn có hành động nhẹ nhàng âm thầm quan tâm tới nửa kia.

B Ray cãi vã căng thẳng với Karik, nguyên nhân liên quan đến sân khấu có HIEUTHUHAI?

Tv show

20:57:14 21/11/2024
Vào ngày 20/11, teaser tập 10 Rap Việt đã được đăng tải trên kênh YouTube. Khán giả đặc biệt chú ý đến màn tranh cãi gay gắt giữa 2 huấn luyện viên nổi tiếng trong chương trình đó là Karik bà B Ray.

Phá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo

Pháp luật

20:55:11 21/11/2024
Cơ quan công an vừa bóc gỡ đường dây chuyên làm giả thẻ ngành công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Thế giới

20:17:03 21/11/2024
Loại tên lửa này có tầm bắn hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.

Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về

Góc tâm tình

19:41:48 21/11/2024
Rồi có một hôm, cô ấy đùng đùng đi khám bệnh và mang về cái bệnh án trầm cảm. Bố mẹ Lan biết chuyện nên đến tận nơi để chất vấn.