Nhịn đi tiêu gây hại cho sức khỏe như thế nào?
Tất cả chúng ta đều phải đi tiêu. Thế nhưng, không phải lúc nào mắc cũng có thể đi được. Trong một số tình huống, chúng ta phải nhịn đến khi tìm được nhà vệ sinh.
Nhịn đi tiêu nhiều lần có thể gây táo bón – SHUTTERSTOCK
Vào những lúc như thế, không ít người thắc mắc là nhịn vậy liệu có gây hại đến sức khỏe hay không. Mỗi người sẽ có những thói quen đi tiêu khác nhau. Có người đi tiêu vào một khung giờ nhất định trong ngày, có người vài ngày đi một lần và theo thời gian ngẫu nhiên, theo Health24.
Khoảng 75% phân là nước, 25% còn lại là xác vi khuẩn tiêu hóa, vi khuẩn còn sống, protein, thức ăn chưa tiêu hóa hết, thực vật, chất béo, muối và các loại hóa chất được tiết ra từ ruột, gan. Lượng nước trong phân sẽ thay đổi, càng nằm lâu trong ruột thì phân càng ít nước.
Màu phân tốt nhất cho sức khỏe nên có màu của nâu như socola và không quá cứng. Với trạng thái như vậy, ruột có thể dễ dàng tống ra ngoài. Người có sức khỏe tốt thì phân sẽ chìm xuống nước thay vì nổi.
Nếu phân nổi sau khi đi thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hấp thụ kém hoặc khí đang tích nhiều trong ruột, bác sĩ Robynne Chutkan, chuyên gia tiêu hóa tại Bệnh viện Georgetown (Canada) cho hay.
Nhịn đi tiêu nhiều lần có thể dẫn đến táo bón. Khi đó, các dây thần kinh ở trực tràng có thể bị tổn hại và phản ứng kém đi. Nói cách khác, não có thể sẽ trở nên khó nhận biết khi nào ruột cần tống phân ra ngoài. Điều này có nghĩa là để cảm nhận được cảm giác muốn đi tiêu, phân phải tích nhiều hơn ở trực tràng để tạo đủ kích thích lên dây thần kinh, theo Health24.
Nhịn đi tiêu sẽ khiến cơ hậu môn phải co thắt để giữ phân trong trực tràng. Trong trường hợp nghiêm trọng, hậu quả của nhịn đi tiêu quá lâu có thể gây khó khăn khi tiểu và gây đau khi quan hệ ở phụ nữ, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa người Mỹ Sarina Pasricha tiết lộ.
Khi bạn nhịn đi tiêu, trong vòng 1 giờ đầu tiên, cảm giác dễ nhận thấy là căng ở trực tràng, với trường hợp nghiêm trọng có thể là cảm giác co thắt.
Video đang HOT
Sau 6 giờ, lượng nước trong phân sẽ giảm và bạn sẽ khó tống phân ra ngoài hơn. Cảm giác muốn đi tiêu giảm đi nhưng tình trạng này có thể dẫn đến táo bón..
Sau 12 giờ, bụng sẽ hơi trương ra do áp lực của phân bên trong ruột. Khi đi tiêu, phân sẽ khó tống ra ngoài, thậm chí là quanh hậu môn xuất sẽ xuất hiện một số vết rách và gây ra máu hậu môn. Lúc đó, người bệnh có thể phải dùng đến thuốc nhuận tràng, theo Health24.
Theo Health24/Thanh niên
Bác sĩ hơn 20 năm chữa 'bệnh khó nói' của phụ nữ
Bệnh nhân đến gặp bác sĩ Nguyễn Văn Ân đa số bị stress, trầm cảm vì một ngày phải vào toilet hơn 20 lần, luôn mặc tã khi ngủ.
Ngồi thấp thỏm ở phòng chờ khám, một cô gái mặc váy hồng có khuôn mặt mệt mỏi liên tục than đau vùng bụng dưới.
"Đã hơn 2 năm nay tôi phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, số lần tăng đến hơn 40 lần khiến mọi sinh hoạt bị đảo lộn", cô ngượng ngùng kể. Ban ngày, cô không thể chuyên tâm làm việc vì lúc nào cũng nhấp nhổm chạy vào nhà vệ sinh. Ở nhà, cô phải mặc tã, không đêm nào ngủ ngon giấc.
Cô gái ấy không phải là trường hợp duy nhất. Ở khoa Niệu học chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, còn nhiều bệnh nhân khác tìm đến bác sĩ Ân mong muốn thoát khỏi căn bệnh này càng sớm càng tốt.
Chân dung bác sĩ Nguyễn Văn Ân. Ảnh: Cẩm Anh
Gần 30 năm làm nghề, bác sĩ Nguyễn Văn Ân, Trưởng khoa Niệu học chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã giúp đỡ hàng nghìn phụ nữ mắc bệnh về niệu. Căn bệnh khiến nhiều phụ nữ âm thầm chịu đựng phải đeo tã hôi hám thường xuyên. Họ tự ti, né tránh và sợ hãi việc gần gũi với bạn đời, khiến đời sống hôn nhân của nhiều gia đình bị đe dọa đổ vỡ.
Mỗi người phụ nữ là một câu chuyện, bác sĩ 56 tuổi dành hơn 20 năm lắng nghe những tâm tư khó nói và thấu hiểu mong muốn của họ.
Có những bệnh nhân không dám đi du lịch khi ngồi xe đường dài vì tiểu không tự chủ. Nhiều người phải đặt ống thông tiểu, thậm chí không dám lập gia đình vì mặc cảm.
Nguyên nhân của tình trạng này là do bàng quang tăng hoạt hoặc bị nhão cơ đáy chậu do sinh nở, tiền mãn kinh. "Căn bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. Nhiều bạn gái đã từng chia sẻ với tôi rằng họ dành một ngày chỉ chạy vào nhà vệ sinh. Thậm chí khi ho, nước tiểu cũng cũng chảy ướt quần".
Với niềm đam mê về Niệu học chức năng, bác sĩ Ân nghiên cứu và giải mã nhiều trường hợp bệnh nhân khác nhau. Người bệnh đã cải thiện đáng kể tình trạng bệnh so với trước kia. Nhiều người bệnh đã giảm hơn 50% số lần đi tiểu và không cần mặc tã.
"Đứng ở góc độ chất lượng sống, đây là thành công đáng kể của công tác điều trị", bác sĩ Ân nói.
Bác sĩ Ân tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: Cẩm Anh
Kể về mối duyên của mình với ngành Niệu học, bác sĩ Ân nhớ lại những năm đầu thập niên 90, khi ấy ông vẫn đang là bác sĩ nội trú chuyên khoa Tiết niệu của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nhận được lời mời của Bác sĩ Võ Văn Thành, Trưởng khoa cột sống, đều đặn 2 buổi một tuần, người thầy thuốc trẻ luôn có mặt tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình để theo dõi và chăm sóc những người bệnh bàng quang thần kinh.
5 năm sau, bác sĩ Ân trở thành người tiên phong trong ngành Niệu khi làm đề tài nghiên cứu sinh về lĩnh vực bàng quang thần kinh.
Bác sĩ cho biết liệt bàng quang có nhiều dạng. Để xác định chính xác phải đo áp lực bàng quang. Thời gian đầu nghiên cứu, ông đã tự chế tạo một thiết bị đo bằng cột nước, vận hành thủ công và biểu đồ được vẽ bằng tay.
Với niềm mong mỏi có được dụng cụ đo hiện đại hơn, năm 2000, bác sĩ Ân lên đường tu nghiệp ở Pháp để học thêm về phương pháp đo niệu động lực học đa kênh.
Năm 2002, ông về Việt Nam triển khai máy đo Niệu động lực học đầu tiên trên cả nước, đặt ở bệnh viện Bình Dân TP HCM.
"Khi ấy tôi vui lắm. Nhờ thiết bị này, các bác sĩ có thể xác định bệnh chuẩn xác, giúp điều trị nhanh chóng, tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn".
Ông cũng là người tiên phong áp dụng phương pháp TVT (Tension-free Vaginal Tape), kỹ thuật mổ điều trị tiểu không tự chủ ở phụ nữ. Với tỉ lệ thành công trên 90%, kỹ thuật này đã phổ biến ở nhiều khoa Tiết Niệu và khoa Phụ Sản trên cả nước.
Uy tín từng bước được gây dựng, mọi người biết đến bác sĩ Ân với hai từ "tiên phong". Ông là bác sĩ tiên phong thành lập Đơn vị Niệu động học (2002), Đơn vị Niệu nữ - Niệu động lực học - Bàng quang thần kinh (2008) tại bệnh viện Bình Dân. Hiện tiếp tục phát triển khoa Niệu học chức năng đầu tiên trong cả nước tại Bệnh viện Đại học Y Dược.
"Người mặc áo blouse trắng cần có y đức và chuyên môn tốt". Với tâm niệm đó, trong quá trình công tác, bác sĩ Ân luôn kiên trì tìm tòi và cập nhật các kỹ thuật tiên tiến của ngành trong nước và trên thế giới, áp dụng vào công tác khám, điều trị bệnh.
Sau khi được bác sĩ Ân thăm khám và kê đơn thuốc, cô gái trẻ tuy bụng vẫn đau nhưng đã bớt lo lắng và mệt mỏi hơn. Cô ra về với niềm hy vọng cuộc sống được trở lại bình thường, sẽ không còn những tháng ngày mặc cảm vì bệnh tật .
Cẩm Anh
Theo VNE
Màu sắc tinh dịch tiết lộ vấn đề sức khỏe của nam giới Tinh dịch trong chứng tỏ bạn khỏe mạnh; màu vàng là dấu hiệu nhiễm trùng; màu hồng do huyết áp cao hay quan hệ tình dục quá mức. Ảnh minh họa Tinh dịch thường có màu trắng xám với kết cấu giống như thạch. Tuy nhiên, màu sắc tinh dịch có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào gen, chế độ ăn...