Nhiều yếu tố tăng điểm chuẩn ĐH
Chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT ở nhiều trường không nhiều nên điểm chuẩn được dự báo sẽ tăng mạnh
Mức độ tăng điểm chuẩn còn phụ thuộc vào ngành, trường nhưng các chuyên gia dự đoán mức tăng cao nhất có thể lên tới 3 điểm.
3 yếu tố tăng điểm chuẩn
Trường ĐH Ngoại thương mới đây cho biết trường đã hoàn tất thủ tục đăng ký xét tuyển cho trên 50% tổng chỉ tiêu hệ ĐH chính quy năm 2020 (3.950 chỉ tiêu) theo phương thức kết hợp và phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11, 12 và hệ chuyên của trường THPT chuyên. 50% chỉ tiêu còn lại, tương ứng khoảng 1.800 chỉ tiêu trường dành cho 3 phương thức là xét tuyển thẳng và 2 phương thức có sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Thí sinh xét tuyển ĐH từ kết quả thi tốt nghiệp THPT phải đối mặt với việc điểm chuẩn tăng cao. Ảnh: TẤN THẠNH
Thạc sĩ Trần Đình Huyên, Trưởng Ban Quản lý Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương – Cơ sở TP HCM, cho biết so với năm 2019, chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT còn chưa tới 50% khiến điểm chuẩn sẽ tăng. Hiện trường đã công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển các ngành tại cơ sở Hà Nội và TP HCM là 23 điểm, cơ sơ Quảng Ninh 18 điểm.
Tại Trường ĐH Kinh tế TP HCM, phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cũng chỉ tối đa 30% tổng chỉ tiêu (tổng chỉ tiêu 5.500) vì năm nay trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển.
Video đang HOT
Tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM, năm nay trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển nên chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT bị thu hẹp. Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng Phòng Thông tin – Truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, cho biết tỉ lệ chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT không đồng đều ở các ngành. Một số ngành như công nghệ thông tin, hóa, công nghệ sinh học chỉ còn khoảng 35% chỉ tiêu, các ngành còn lại còn từ 50% đến 75% chỉ tiêu. Do vậy, ở những ngành không còn nhiều chỉ tiêu, điểm chuẩn dự báo sẽ tăng mạnh.
Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ, giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, chỉ ra 3 áp lực cạnh tranh trong đợt xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thứ nhất, do một lượng lớn các em sẽ học trong nước thay vì du học nước ngoài do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thứ hai, chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT giảm nhiều do các trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác như xét học bạ, xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM, xét tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp kết quả học THPT với chứng chỉ ngoại ngữ… Thứ ba, do kết quả điểm thi năm nay tăng nên sẽ đẩy mức điểm chuẩn lên.
Mức tăng cao nhất khoảng 3 điểm
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông – Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố đã tăng so với năm 2019 nên điểm chuẩn của các trường chắc chắn sẽ tăng. Mức tăng cụ thể bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng ngành, từng trường.
Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, trên cơ sở tính toán điểm của thí sinh đã đăng ký xét tuyển, thạc sĩ Phạm Thái Sơn nhận định mức điểm chuẩn vào 28 ngành đào tạo của trường sẽ không biến động nhiều so với năm 2019. Năm 2019, điểm chuẩn vào các ngành của trường dao động từ 15,05 đến 20,25.
Thạc sĩ Phùng Quán dự báo điểm chuẩn của trường năm nay có một số ngành tăng so với năm ngoái gồm: nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin, hóa học, công nghệ sinh học.
Trong đó, ngành công nghệ thông tin tăng từ 2-3 điểm, chương trình tiên tiến khoa học máy tính (tăng cao nhất) đến nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin; hóa học và sinh học tăng từ 1-2,5 điểm; công nghệ sinh học va công nghệ sinh học chất lượng cao tăng it nhât 2 điêm; kỹ thuật điện tử viễn thông, chương trình Việt Pháp công nghệ thông tin, kỹ thuật hạt nhân tăng it nhât 1 điêm; kỹ thuật điện tử viễn thông chất lượng cao, công nghệ kỹ thuật môi trường, toán học điêm chuân tăng it nhât 0,5-1 điêm. Các ngành khoa học vật liệu, địa chất học và hải dương học điểm sẽ tăng rất ít, thậm chí không tăng.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho rằng điểm chuẩn năm nay tăng cao nhất có thể trên 3 điểm. Cụ thể, những ngành năm ngoái có điểm chuẩn từ 18 đến 22 tăng khoảng 3,5 điểm; những ngành năm ngoái có điểm chuẩn 22 đến 25 tăng khoảng 2,5 điểm; những ngành có điểm chuẩn năm ngoái 26-27 tăng khoảng 1,5 điểm. Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, ngành robot và trí tuệ nhân tạo mức điểm chuẩn dự kiến khoảng 27,5.
Ở góc nhìn khác, thạc sĩ Trần Đình Huyên lại nhận định điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT có thể sẽ không tăng mạnh như nhiều người dự đoán bởi những thí sinh giỏi, có điểm thi cao đã trúng tuyển ở nhiều phương thức khác.
Công bố điểm chuẩn từ thi đánh giá năng lực
Sau khi ĐHQG TP HCM công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 (tổ chức ngày 30-8), nhiều trường ĐH thành viên đã công bố điểm chuẩn.
Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, mức điểm chuẩn từ 600 đến 880, tùy ngành. Tại Trường ĐH Công nghệ Thông tin, điểm chuẩn từ 750 đến 900 điểm.
Tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, mức điểm chuẩn từ 600 đến 903 điểm, tùy ngành…
Xét tuyển ĐH,CĐ: Một số trường có thể phải dùng tiêu chí phụ
Các trường đại học, cao đẳng có quá nhiều thí sinh đạt được cùng một mức điểm chuẩn có thể phải sử dụng đến tiêu chí phụ.
Hơn 850.000 thí sinh cả nước đã biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2020. So với năm ngoái, điểm thi năm nay cao vượt trội Ảnh: Như Ý
Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, trên cơ sở phổ điểm mà Bộ GD&ĐT đã công bố, các trường cân nhắc mức điểm sàn xét tuyển cho các chuyên ngành và các hình thức xét tuyển khác nhau."Nếu như có nhiều thí sinh cùng mức điểm tại ngưỡng điểm chuẩn xét tuyển, nhà trường sẽ sử dụng tiêu chí phụ là xét điểm thi môn Toán", bà Hiền cho biết.
Theo dự báo của Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn trúng tuyển có thể cao nhất lên đến 29 điểm/tổ hợp 3 môn, tức là trung bình mỗi môn gần 9,7 điểm. Có lẽ đây là mức điểm chuẩn cao kỷ lục của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. PGS.TS Phan Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nói rằng, điểm chuẩn năm nay của trường dự kiến tăng 1-3 điểm tùy ngành.
Theo các chuyên gia, việc điểm chuẩn tăng (do đề thi giảm độ khó) và việc các trường đã dành nhiều chỉ tiêu để xét tuyển phương thức khác sẽ gây bất lợi đối với thí sinh chỉ lựa chọn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Không chỉ riêng Trường ĐH Ngoại thương, nhiều trường ĐH khác cũng dự kiến phải dùng đến tiêu chí phụ để xác định điểm trúng tuyển năm nay. Nhiều thí sinh đạt được mức điểm chuẩn vào trường nhưng có thể vẫn trượt vì "thua" ở tiêu chí phụ.
"Năm nay các em được đăng ký nguyện vọng không giới hạn, nên các em hãy đăng ký theo mong muốn của mình. Bên cạnh đó, cũng cần phải lựa chọn những trường, những ngành có ngưỡng điểm ở mức thấp hơn điểm của mình để đảm bảo an toàn cho mình", PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, nói.
Điểm chuẩn trúng tuyển dựa trên kết quả đánh giá năng lực
Ngày 6/9, nhiều trường ĐH khu vực phía Nam công bố điểm chuẩn trúng tuyển bằng phương thức đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức. Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin và Truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết, Hội đồng tuyển sinh trường vừa thông báo có 1.485 thí sinh trúng tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực.
Điểm trúng tuyển cao nhất là chương trình Khoa học máy tính (Chương trình Tiên tiến) với 903 điểm. "Điểm chuẩn các ngành đào tạo hầu như đều giảm so với năm 2018. Điểm chuẩn 600-903 điểm. Thủ khoa là em Huỳnh Hoàng Gia Uy, Trường THPT Chuyên Tiền Giang, với số điểm 1.065", ông nói.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) cũng công bố kết quả xét tuyển bằng phương thức đánh giá năng lực. Điểm chuẩn trúng tuyển từ 600-880 điểm (thang điểm 1.200); ba ngành có điểm chuẩn cao nhất là Ngôn ngữ Anh hệ chuẩn, Ngôn ngữ Anh hệ chất lượng cao, Truyền thông đa phương tiện. Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) có hai chương trình có điểm trúng tuyển cao nhất (930 điểm) dựa trên kết quả đánh giá năng lực là Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế.
Phổ điểm 5 tổ hợp truyền thống gồm A00, B00, C00, D01, A1 được các trường ĐH sử dụng xét tuyển nhiều nhất. Năm nay, tổ hợp A00, B00 và C00 có điểm trung bình lần lượt là 21,46 điểm, 20,36 điểm và 18,5 điểm. Năm ngoái, ba mức điểm tương ứng là 17,73 điểm, 16,85 điểm và 15,64 điểm.
Đại học Ngoại thương công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020 Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2020, trong đó tuyển 1.955 chỉ tiêu theo phương thức dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa Năm 2020, Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh theo 5 phương thức: Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham...