Nhiều “vết đen” trong tài liệu chương trình thí điểm Bổ trợ làm quen với thuật ngữ Toán bằng Tiếng Anh
Trong tài liệu trong chương trình Thí điểm, phụ huynh học sinh đang rơi vào ma trận là sách hay là tài liệu đính kèm, và tại sao lại bán?
Trong một vài cuốn tài liệu mầu sắc với những hình vẽ sinh động bắt mắt luôn có dòng chữ “Sách lưu hành nội bộ – Bản quyền thuộc về Global Math”. Tuy nhiên, lại được công khai bán cho phụ huynh, học sinh khi học chương trình Thí điểm. Không chỉ vậy, sự lắt léo trong câu chữ trong các cuốn tài liệu này như “tài liệu” – “sách” cũng là vấn đề đáng bàn.
Vậy thực chất tính pháp lý của những tài liệu này ra sao? Cơ quan chức năng có thẩm quyền đã cấp phép cho những tài liệu này để tổ chức giảng dạy cho học sinh hay chưa? Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội có trách nhiệm ra sao khi để “lọt lưới” sự việc nghiêm trọng này?.
Cuốn tài liệu tại chương trình thí điểm bổ trợ Toán bằng tiếng Anh.
Xin trở lại về nguồn gốc những cuốn Tài liệu bổ trợ Toán bằng tiếng Anh đang có trong cặp sách, bàn học của những học sinh đang tham gia chương trình tại Hà Nội.
Tháng 9/2017, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho phép Công ty cổ phần giáo dục Gmaths ( Công ty Gmaths) triển khai thí điểm chương trình Bổ trợ làm quen với thuật ngữ Toán bằng tiếng Anh đối với bộ tài liệu “Phát triển năng lực toán tiếng Anh (I leanrn Maths)” tại các trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Từ đây, Công ty Gmaths đã chính thức mời các trường Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội tham gia chương trình này.
Bằng chứng là trong các năm gần đây, có trên dưới 20 trường đã tham gia chương trình này. Hàng trăm, thậm chí cả ngàn học sinh, đã được học chương trình này.
Tài liệu mà công ty Gmaths bán cho đông đảo phụ huynh học sinh.
Mập mờ sách hay tài liệu?
Tại bài viết này, Pháp luật Plus chỉ đề cập một góc độ khác trong chương trình này. Đó là, các tài liệu “Phát triển năng lực Toán tiếng Anh (I learn Maths)”. Những nội dung trong các tài liệu này liệu đã được Cục Xuất bản, in và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông); Sở GD&ĐT thẩm định và cho phép xuất bản, phát hành? Sở GD&ĐT Hà Nội đã thật sự chú tâm trong công tác thẩm định nội dung các tài liệu này?
Nhiều lỗi chính tả, đó là ghi nhận của Pháp luật Plus trong nhiều tài liệu có được, đặc biệt trong tài liệu chương trình Toán lớp 5 – học kỳ 2.
Cũng theo tìm hiểu của PV, nhiều cuốn tài liệu bổ trợ Toán tiếng Anh (Grade 2 Book2) có dòng thông tin ở cuối sách – Chịu trách nhiệm nội dung: Ths. Thái Thị Thanh Hoa, Tổ phó toán tin Hà Nội – Amsterdam và Ths. Dương Thu Trang, The University of west Georgria. Vậy, những cái tên này có thực sự xác thực?
Theo cuốn tài liệu này thì dòng cuối cùng của trang bìa, có chú thích đây là “sách lưu hành nội bộ”. Vậy, đây là “sách” hay “tài liệu” lưu hành nội bộ?. Trong khi đó bên ngoài bìa sách lại có dòng thông tin “Tài liệu bổ trợ Toán tiếng Anh”.
Phóng viên đã soi xét khá kỹ càng trong các cuốn tài liệu (sách) này không xuất hiện dòng thông tin Giấy phép xuất bản, nhà xuất bản…điều này đặt ra câu hỏi cuốn tài liệu (sách) của Công ty Gmaths có đủ điều kiện để lưu hành và giảng dạy. Vậy, đây là “sách” hay “tài liệu”.
Video đang HOT
Qua tìm hiểu được biết, quy trình để xuất bản, phát hành một cuốn sách khá nghiêm ngặt và trải qua nhiều bước thẩm định sát sao của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với Tài liệu lưu hành nội bộ thì dễ dàng hơn.
Để mua mỗi cuốn sách khoảng từ 40- 50 trang này, cha mẹ học sinh bỏ ra từ 100 nghìn đồng (1 cuốn/học kỳ, 200 nghìn đồng/2 cuốn/năm) – giá do Công ty Gmaths định giá, không niêm yết trên bìa, đắt gấp 4-5 lần những cuốn sách giáo khoa khác của Nhà xuất bản Giáo dục dùng cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở.
Chưa nói về chất lượng nội dung, kiến thức của cuốn sách mà ngay trang đầu, theo quan sát của phóng viên, có rất nhiều lỗi chính tả, viết hoa bừa bãi cho thấy sự cẩu thả trong in ấn và phát hành.
Dễ dàng phát hiện lỗi chính tả.
Rất nhiều lỗi chính tả tại những cuốn tài liệu này.
Để làm rõ về tính pháp lý của cuốn tài liệu (sách) này Phóng viên Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi với Cục Xuất bản, in và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Đại diện Cục Xuất bản, in và Phát hành cho biết: “ Qua kiểm tra Công ty Gmaths không đăng ký xuất bản sách hay cuốn tài liệu này. Bằng mắt thường cũng có thể thấy rõ được đây là Tài liệu lưu hành nội bộ. Nếu là lưu hành nội bộ thì không được phép bán mà chỉ lưu hành trong nội bộ Công ty Gmaths. Trách nhiệm để xảy ra việc bán, thẩm định là của Sở GD&ĐT Hà Nội“.
Câu chuyện tại Gmaths mà Pháp luật Plus ghi nhận được ở một số tài liệu ở phần bìa, có sự lắt léo trong câu chữ “tài liệu” và “sách” khiến phụ huynh học sinh, giáo viên, và học sinh hiểu lầm.
Dòng chữ “Sách lưu hành nội bộ” có mặt cuốn tài liệu bổ trợ Toán tiếng Anh (Grade 2 Book2).
Be bét lỗi chính tả tại một cuốn sách trong chương trình thí điểm này.
Tài liệu – sách phải mua!
Bàn luận về tính hiệu quả của chương trình thí điểm Bổ trợ làm quen với thuật ngữ Toán bằng Tiếng Anh, cô Lê Thị Thuý Nga – Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay:
“ Năm ngoái chúng tôi triển khai nhưng chỉ làm được 1 câu lạc bộ. Hiện nay, Gmaths đang làm với trường Cầu Giấy và trường Yên Hoà.
Câu lạc bộ là nhóm học sinh và học ngoài giờ, có 15 học sinh. Thực ra là học Toán bằng tiếng Anh, những học sinh nào có nhu cầu thì phụ huynh học sinh cho đi học.
Năm nay chúng tôi không tiếp tục, lý do đưa ra là năm ngoái phụ huynh học sinh họ cũng không hào hứng lắm. Cho nên tổ chức được rất ít, năm ngoái có câu lạc bộ của lớp 6 có 15 học sinh.
Tài liệu đợt đó là do công ty cung cấp và có phải mua. Chi phí trả cho các thầy cô, thì câu lạc bộ chi trả. Bộ tài liệu như một giáo trình, mua hình như là 100 nghìn đồng/cuốn“.
Trong khi đó một Hiệu trưởng trường Tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai lại đưa ra nhận định:
“ Trường đã thôi không tham gia, hết tháng 5/2019. Tài liệu theo chương trình học, họ phát cho mình và phải mua. Phía Công ty họ cử giáo viên sang dạy bên trường, giáo viên có trình độ Toán học, và tiếng Anh. Có những thuật ngữ Toán học thì giáo viên của mình không dạy được”.
Trước đó, trao đổi với PV Báo Lao động, Pháp luật Plus xin trích đăng nguyên văn – Ông Hà Minh Quyết – Giám đốc Công ty Gmaths cho biết: Công ty thông báo với phụ huynh học đóng 100 nghìn đồng/học kỳ bao gồm tài liệu bổ trợ “in màu”, photo tài liệu liên quan môn học trong tuần. Kinh phí này cũng thông báo công khai cho phụ huynh trước khi đăng ký chương trình thí điểm này”.Trao đổi về việc in ấn bộ tài liệu bổ trợ trên Công ty đã có cấp phép của nhà xuất bản hay chưa, ông Quyết cho rằng: “Đây là phần tài liệu bổ trợ cho nên Sở GD&ĐT duyệt trên nội dung” – Hết trích đăng.
Phòng Giáo dục “chần chừ”
Trước câu hỏi của phóng viên liên quan đến tính hiệu quả của chương trình thí điểm này, thì ông Phạm Ngọc Anh – Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy cũng nắm được bộ tài liệu chưa được phép xuất bản.
Trong khi đó, phía Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân cho hay: “ Đây mới là thí điểm thôi, chứ chưa dám đưa vào, chỉ ít số các cháu theo học“.
Bàn luận về việc quận Thanh Xuân có tiếp tục chương trình thí điểm này hay không, phía Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân cho hay: Năm nay chúng tôi cũng đang tính xem xét lại về việc này.
Sự mập mờ trong thông tin trên các tài liệu mà Gmaths nêu với các thuật ngữ “tài liệu” – “sách” đang khiến các học sinh, phụ huynh, giáo viên, phòng GD&ĐT một số quận như rơi vào “ma trận” về tính xác thực. Lỗi chính tả xuất hiện nhiều trên các ấn bản, lỗi sơ đẳng như vậy, tại sao Sở GD&ĐT Hà Nội có thể cho phép chương trình Thí điểm được đưa vào thực nghiệm?
Vậy, Sở GD&ĐT Hà Nội có trách nhiệm ra sao khi để “lọt lưới” vụ việc nghiêm trọng này? Các cuốn sách, tài liệu lưu hành nội bộ sao lại bán thu tiền? Liệu các nội dung trong các cuốn tài liệu có thực sự “chuẩn”?
Trách nhiệm của nhà trường, Công ty Gmaths, phòng Giáo dục; Sở GD&ĐT với hàng trăm học sinh, phụ huynh học sinh tại hơn 20 trường Tiểu học và Trung học cơ sở sẽ được giải quyết như thế nào?
Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Thanh Bình – Chí Kiên
Theo phapluatplus
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển lớp 6 song bằng
Chiều 17/6, Sở GD&ĐT Hà Nội đã duyệt điểm trúng tuyển vào lớp 6 song bằng và lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam.
Theo đó, điểm chuẩn vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam là 17,5.
Điểm chuẩn vào lớp 6 chương trình song bằng
- THPT chuyên Hà Nội Amsterdam: 16,0
- THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy): 14,0
- THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân): 12,7
- THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm): 11,5
- THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ): 12,1
- THCS Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm): 11,6
- THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy): 11,0.
Căn cứ vào điểm chuẩn trúng tuyển, hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam và 6 trường THCS giảng dạy chương trình thí điểm đào tạo song bằng tổ chức tiếp nhận học sinh trúng tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn tuyển sinh của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Năm học 2019-2020, thành phố Hà Nội tiếp tục thí điểm đào tạo chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge tại 7 trường THCS công lập.
Cụ thể, 7 trường THCS được triển khai thí điểm là: Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ), Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân), Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm), Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) và lớp 6 THCS của THPT chuyên Hà Nội Amsterdam.
Để tuyển sinh vào các trường này, học sinh phải trải qua bài kiểm tra, đánh giá năng lực. Cách tính điểm tuyển sinh để làm căn cứ tuyển sinh vào các trường được tính bằng tổng điểm các bài kiểm tra, quy đổi về thang điểm 10.
Cụ thể, học sinh thực hiện 2 bài kiểm tra gồm môn tiếng Anh và Toán bằng tiếng Anh. Trong đó, môn tiếng Anh học sinh trải qua phần viết 45 phút và phần nghe 30 phút. Bài kiểm tra môn toán bằng tiếng Anh theo chuẩn CAIE, thời gian làm bài 60 phút.
Chỉ tiêu lớp 6 chương trình song bằng tại 7 trường THCS là 350 học sinh, mỗi trường tổ chức 2 lớp với 50 học sinh. Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là 200 học sinh.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Bí quyết để đạt điểm cao môn Writing tiếng Anh Trong các kì thi IELTS hay TOFEL tiếng Anh thì môn viết (Writing) là một bài thi rất quan trọng. Đây là một trong những phần thi khó và nhiều bạn không được điểm cao như mong muốn. Khi viết luận (essay) tiếng Anh, nhiều bạn có thói quen là viết bằng tiếng Việt trước, sau đó dịch ra tiếng Anh. Cách này...