Nhiều trường tư sắp phá sản
Ngày càng thêm nhiều trường THPT ngoài công lập không tuyển đủ học sinh, đối mặt phá sản.
21 tỉ đồng xây trường, không tuyển sinh được hai trường THPT Ngô Sĩ Liên và THPT Đặng Tiến Đông cùng chung một chủ đầu tư và đều nằm trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Cả hai trường xây được trên 60 phòng học kiên cố và trên 10 phòng học bán kiên cố. Các phòng có đầy đủ ánh sáng, quạt, có 32 hệ thống camera để quản lý giờ học. Bảy phòng học chất lượng cao có máy chiếu, điều hòa, trang thiết bị dạy học.
Cả hai trường đều có đủ phòng học bộ môn, phòng chức năng, thư viện, y tế, phòng truyền thống, sân chơi, bãi tập. Tổng số tiền được đầu tư để xây dựng cơ bản của hai trường lên tới 21,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, tương lai của trường hiện rất bấp bênh khi mà nguồn học sinh để tuyển ngày càng èo uột.
“Khi còn thuộc tỉnh Hà Tây, trường Ngô Sĩ Liên có 29 lớp. Nay về Hà Nội, còn 17 lớp. Trường Đặng Tiến Đông trước 24 lớp nay chỉ còn năm lớp cả ba khối”, thầy Nguyễn Huy Chuyển, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Sĩ Liên, nói.
Trường THPT An Dương Vương có một khuôn viên hơn 6.000 m2 ở thị trấn Đông Anh với 30 phòng kiên cố, trong đó 24 phòng học và sáu phòng chức năng (thư viện, thí nghiệm, phòng máy). Các phòng học của trường được lắp camera, loa, màn hình tinh thể lỏng, tủ đựng đồ dùng cá nhân của học sinh (HS).
Trước đây trường có gần 1.300 học sinh. Kể từ khi Hà Nội mở rộng, mỗi năm trường giảm vài trăm học sinh. Năm học này, chỉ còn 578 học sinh.
Cách đây ba năm, thành phố có 76 trường THPT ngoài công lập với gần 52.500 HS. Năm học này, số trường là 92 nhưng số học sinh chỉ còn chưa đầy 38.000 em.
Học sinh THPT ở Hà Nội
Bất công
Theo chủ trương khuyến khích xã hội hoá giáo dục của thành phố, năm 2010 cấp THPT có 40% HS được học trong các trường ngoài công lập. Thực tế, Sở GD&ĐT đều ưu ái cho các trường công lập khi giao chỉ tiêu tuyển sinh. Kết quả, chỉ có 21,3% HS THPT đang học tại các trường ngoài công lập vào thời điểm năm 2012.
Tại hội thảo do Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội và các trường THPT ngoài công lập của Hà Nội tổ chức cuối tuần qua, ông Đoàn Hoài Vĩnh cho biết lãnh đạo Sở GD&ĐT sẽ bàn bạc, nghiên cứu đổi mới tuyển sinh, tìm cách tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập.
Tại huyện Đông Anh, năm học 2008 – 2009, chỉ tiêu giao cho các trường THPT công lập chiếm 53,3% số HS học xong lớp 9 của huyện; năm học 2011 – 2012, tỉ lệ này tăng lên 66,29%. “Năm vừa rồi, cả chín đơn vị tuyển sinh ngoài công lập chia nhau để tuyển trong số khoảng 1.000 HS”, một đại biểu cho biết.
Một bất công khác là chi phí. Hiện nay thành phố phân bổ định mức đầu tư cho các trường THPT công lập theo đầu học sinh với mức 4 triệu đồng/học sinh/năm. Các trường THPT ngoài công lập không được hưởng chính sách này nên mọi chi phí học tập học sinh phải gánh chịu.
Trao đổi với PV bên lề hội thảo ngày 25-2, thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), một trường đắt hàng tuyển sinh bậc nhất Hà Nội, cũng đồng tình: “HS ngoài công lập cần được nhà nước hỗ trợ chi phí học tập bình đẳng với HS công lập, nhiều nước cũng đã làm như thế. Các trường THPT ngoài công lập ở ngoại thành vẫn thu học phí cao so với nhiều gia đình nông dân. Trong khi đó những trường này đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao dân trí trên địa bàn”.
Theo TPO
Lịch thi vào lớp 10 và hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Theo quy định, với khối 10 không chuyên, mỗi teen được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập...
Sau khi công bố chi tiết Chỉ tiêu tuyển sinh (TS) vào lớp 10 của 107 trường Công lập và 92 trường ngoài công lập, Sở GD và ĐT Hà Nội cũng ra văn bản Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2011-2012 với nhiều thông tin quan trọng như sau:
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN, PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 KHÔNG CHUYÊN VÀ LỚP 10 CHUYÊN.
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 KHÔNG CHUYÊN
1. Điều kiện dự tuyển
a) Đối với trường THPT công lập:
- HS đúng độ tuổi quy định, có đủ hồ sơ hợp lệ.
- HS có HKTT hoặc bố (mẹ) có HKTT tại Hà Nội, HS có HKTT tại Hà Nội gồm các diện sau:
HS có HKTT thuộc địa bàn của Thành phố Hà Nội mở rộng sau ngày 01/8/2008
HS đã hoàn thành thủ tục nhập HKTT, có giấy hẹn nhận kết quả của Công an quận, huyện, thị xã.
Video đang HOT
b) Đối với trường THPT ngoài công lập:
Ngoài những HS có điều kiện như mục (a) nêu trên, HS có hộ khẩu tạm trú tại Hà Nội, đúng độ tuổi quy định và có đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Phương thức tuyển sinh
Thực hiện phương thức "Kết hợp thi tuyển với xét tuyển" theo Quy chế của Bộ GD&ĐT để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập và ngoài công lập, lớp 10 không chuyên trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây. Căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của HS ở cấp THCS và HS phải dự thi đủ hai môn Ngữ văn và Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 22/6/2011 để có ĐXT vào lớp 10 THPT,
ĐXT = Điểm THCS Điểm thi (đã tính hệ số 2) Điểm cộng thêm
a) Điểm THCS là tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học ở cấp THCS của HS được tính như sau:
-Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi: 5,0 điểm
-Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá: 4,5 điểm
-Hạnh kiểm khá và học lực khá: 4,0 điểm
-Hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 3,5 điểm
-Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 3,0 điểm
-Trường hợp còn lại: 2,5 điểm.
b) Điểm thi là tổng điểm hai bài thi Ngữ văn và Toán chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, điểm lẻ đến 0,25.
Chỉ đưa vào diện xét tuyển những HS không có bài thi nào bị điểm 0.
c) Điểm cộng thêm là điểm dành cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích. Điểm cộng thêm được quy định như sau:
- Đối với đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên:
Cộng 3,0 điểm cho một trong các đối tượng: con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên con những người được hưởng chế độ như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên
Cộng 2,0 điểm cho một trong các đối tượng: con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng con thương binh, bệnh binh và con của người được hưởng chế độ như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động dưới 81% người dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Cộng 1,0 điểm cho một trong các đối tượng: người dân tộc thiểu số không sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Chính sách khuyến khích cho các đối tượng đạt giải cá nhân trong các kỳ thi ở năm học cuối cấp:
Cộng 2,0 điểm cho HS đạt giải trong các kỳ thi do Bộ GD&ĐT tổ chức thi giữa các nước trong khu vực và thi quốc tế đạt giải nhất (huy chương vàng) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức
Cộng 1,5 điểm cho HS đạt giải nhì (huy chương bạc) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức cho HS được xếp loại giỏi ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD&ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD&ĐT
Cộng 1,0 điểm cho HS đạt giải ba (huy chương đồng) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức cho HS được xếp loại khá ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD&ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD&ĐT
Cộng 0,5 điểm cho HS được xếp loại trung bình ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD&ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Điểm cộng thêm tối đa không quá 6,0 điểm.
Khi xét trúng tuyển lấy lần lượt theo thứ tự điểm xét tuyển từ cao nhất trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường. Điểm thấp nhất cho HS trúng tuyển vào trường gọi là điểm chuẩn của trường.
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
Thực hiện phương thức tuyển sinh quy định trong Quy chế trường THPT chuyên của Bộ GD&ĐT: HS phải dự thi ba môn Ngữ văn, Toán,Ngoại ngữ (gọi tắt là các môn điều kiện) trong đó hai môn Ngữ văn, Toán cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên và thi thêm môn chuyên. Điểm thi môn Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ lấy hệ số 1, điểm thi môn chuyên lấy hệ số 2.
a) ĐXT vào lớp 10 chuyên:
ĐXT = Tổng điểm các bài thi (đã tính hệ số) Điểm khuyến khích (nếu có). Tổng các hệ số bài thi
Trong đó:
- Tổng điểm các bài thi: điểm bài thi chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, điểm lẻ đến 0,25 điểm môn các môn điều kiện tính hệ số 1, điểm môn chuyên tính hệ số 2.
- Điểm khuyến khích: HS đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn học lớp 9 cấp tỉnh kỳ thi tài năng do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc tham gia tổ chức theo khu vực một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc trong phạm vi toàn quốc kỳ thi khu vực một số nước kỳ thi quốc tế thì được cộng điểm khi tuyển vào lớp 10 chuyên nếu môn đạt giải là môn chuyên, một trong hai môn chuyên hoặc thuộc lĩnh vực chuyên mà HS đăng kí dự thi. Mức điểm cộng thêm tương ứng với mỗi loại giải thưởng kỳ thi như sau:
Giải nhất : 2,0 điểm
Giải nhì : 1,5 điểm
Giải ba :1,0 điểm.
b) Điểm xét tuyển vào lớp 10 không chuyên:
- Hai trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam và trường THPT chuyên Nguyễn Huệ có tuyển sinh một số lớp không chuyên. Những HS đăng ký vào lớp chuyên hai trường trên nếu không trúng tuyển sẽ được xét tuyển vào lớp không chuyên.
- Căn cứ ĐXT, tuyển lần lượt từ điểm cao nhất trở xuống theo thứ tự trong số thí sinh còn lại sau khi đã xét tuyển vào lớp chuyên.
LỊCH THI
Ngày
Buổi
Môn thi
Thời gian làm bài
Giờ phát đề thi cho thí sinh
Giờ bắt đầu làm bài
22/6/2011
Sáng
Ngữ văn
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
Chiều
Toán
120 phút
14 giờ 25
14 giờ 30
23/6/2011
Sáng
Ngoại ngữ
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
24/6/2011
Thi các môn chuyên
Sáng
Ngữ văn, Toán,
Tin học, Sinh học
150 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
Tiếng Pháp,
Tiếng Nhật
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
Chiều
Vật lý, Lịch sử, Địa lý.
150 phút
14 giờ 25
14 giờ 30
Hoá học, Tiếng Anh
120 phút
14 giờ 25
14 giờ 30
Thời gian công bố điểm:
18/7/2011: Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 không chuyên.
15/7/2011: Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên.
Theo kênh14