Nhiều trường lúng túng khi miễn, giảm học phí
Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2010.
Thế nhưng đến nay do vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này nên các trường đang rất lúng túng…
Trong khi chờ thông tư, ngày 21-9 Bộ GD-ĐT đã có công văn số 5997/BGDĐT-KHTC hướng dẫn các trường thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2010-2011. Nhưng đến ngày 10-11, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp lại “thổi còi” công văn này của Bộ GD-ĐT vì cho rằng trái pháp luật, khiến các trường càng thêm bối rối.
Các trường bối rối…
Theo ông Nguyễn Anh Đức, trưởng phòng công tác học sinh – sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nghị định 49 có hiệu lực gần sáu tháng nay nhưng do chưa có thông tư hướng dẫn nên các trường không thể triển khai được. Trong đợt tập huấn các trường ĐH, CĐ toàn quốc vào tháng 8-2010 của Bộ GD-ĐT, nhiều trường đã thắc mắc về việc ban hành thông tư này.
“Khi đó, đại diện Bộ GD-ĐT hứa chậm nhất đầu tháng 9-2010 sẽ có thông tư liên bộ hướng dẫn cụ thể gửi đến các trường. Tuy nhiên, tháng 10-2010, chúng tôi liên hệ các đơn vị chức năng của bộ lại được trả lời vẫn chưa có và thông tư này liên quan nhiều bộ nhưng không cho biết bị tắc ở cơ quan nào” – ông Đức cho biết.
Tương tự, một số trường thành viên ĐHQG TP.HCM như ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn… đều cho biết đang rất lúng túng nên vẫn thực hiện việc miễn, giảm học phí cho các sinh viên thuộc diện miễn, giảm như các năm trước đến khi có thông tư hướng dẫn của liên bộ về việc thực hiện nghị định 49.
Trong khi đó, Trường ĐH Luật TP.HCM đã thực hiện việc thu học phí cả những đối tượng sinh viên thuộc diện miễn, giảm. Theo quy định của trường, nếu chưa đóng học phí sinh viên sẽ không được dự thi học kỳ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó trưởng phòng công tác chính trị – sinh viên nhà trường, lý giải: “Theo nghị định 49, nhà trường sẽ không được cấp bù kinh phí cho các đối tượng sinh viên thuộc diện miễn, giảm từ năm học này nên không thể tiếp tục miễn, giảm cho sinh viên. Với những đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí, trường vẫn thu và đến khi nào có hướng dẫn của các đơn vị chức năng sẽ hoàn trả cho sinh viên phần được miễn, giảm”.
Đầu năm học này, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM ra thông báo tất cả sinh viên học sinh của trường đều phải đóng học phí theo quy định mới. Một số sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí lo sợ bị cấm thi giữa học kỳ đã vay mượn tiền để nộp. Nhưng cũng có không ít sinh viên diện chính sách phản ứng nên trường rút lại thông báo này.
Video đang HOT
Các trường đại học lúng túng trong việc thực hiện miễn, giảm học phí cho sinh viên. (Ảnh minh họa).
PGS.TS Đặng Vũ Ngoạn – phó hiệu trưởng nhà trường – thừa nhận: “ Chúng tôi thật sự bối rối trong việc này. Do chưa có thông tư hướng dẫn, trường đã thông báo lại với sinh viên diện chính sách là vẫn chưa phải đóng“. Cũng theo ông Ngoạn, sinh viên diện miễn, giảm vừa qua đã đóng học phí, sau này có hướng dẫn nhà trường sẽ hoàn trả.
Đừng để ảnh hưởng đến việc học
Theo quy định tại khoản 2, điều 7 của nghị định 49, các đối tượng được miễn, giảm học phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập sẽ được trực tiếp nhận tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí của Nhà nước và thực hiện đóng học phí đầy đủ cho nhà trường.
Hầu hết các trường đều hiểu việc miễn, giảm học phí cho sinh viên được thực hiện tại địa phương, sinh viên nhận tiền tại địa phương và đóng học phí cho nhà trường. Nhưng nghị định lại không hề nêu sinh viên phải về địa phương nhận tiền và chưa có hướng dẫn rõ ai sẽ là người cấp khoản tiền này cho sinh viên, điều này khiến mỗi trường làm mỗi kiểu.
Về đối tượng được miễn học phí, nghị định 49 quy định “ sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn“, đại diện các trường cho rằng nên sớm có hướng dẫn cụ thể hơn trong việc này. Theo các trường, trước đây các bộ đã ban hành nhiều văn bản xác định các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa… hiện có nhiều thay đổi nhưng đến nay vẫn chưa có đơn vị chức năng nào cập nhật, tổng hợp lại nên các trường rất khó khăn trong việc thực hiện việc miễn, giảm học phí.
Ông Phạm Trí Thức, trưởng phòng kế hoạch tài chính Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), cho rằng: “Hiện muốn thu học phí cũng khó vì các em thuộc diện miễn, giảm đang khó khăn, họ vẫn chờ hướng dẫn mới có tiền để đóng, sinh viên vẫn chưa được vay vốn”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “ Trước mắt, những sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM thuộc diện chính sách đang khó khăn nhà trường tạm thời không thu học phí đối với trường hợp này. Tuy nhiên, sinh viên phải làm đơn xin nợ học phí và phải cam kết khi có hướng dẫn phải nộp học phí cho trường để trường xem xét giải quyết“.
Ông Nguyễn Anh Đức đề xuất: “ Theo tôi, trước mắt, các trường cần tạo điều kiện cho sinh viên để không ảnh hưởng đến việc học tập của họ, bằng việc thực hiện miễn, giảm học phí như mọi năm. Trong lúc chưa có thông tư hướng dẫn của các bộ không nên tạo ra những xáo trộn quá lớn để sinh viên yên tâm học tập.“
24H.COM.VN (Theo Tuổi trẻ)
Lật tẩy một anh chàng giả ngây
Hắn ta nói rằng chưa biết yêu lần nào và thường khá lúng túng trong chuyện tình cảm, bạn hỏi gì, hắn ta cũng lắc đầu không biết, hắn luôn bảo rằng gặp con gái là đỏ mặt, lúng túng nhưng điều đó có thể sai.
1. Dạng "người lớn"
Khi đến làm quen và ngỏ ý cưa cẩm bạn, anh chàng tỏ vẻ rất lịch thiệp, nhã nhặn. Bạn trầm trồ: "Chà! Đây hẳn là người con trai đứng đắn".
Lật tẩy ngay: Thi thoảng hắn ta lại khịt mũi, gãi đầu lia lịa và nói chuyện với bạn mà mắt cứ nhìn chỗ khác. Anh chàng đang giả là một người cực manly nhưng thực chất hắn ta vẫn còn con nít và... nhí nhảnh lắm đấy!
2. Dạng "thương hết lòng, yêu hết mình"
Anh chàng tỏ vẻ là người nhiệt tình và chân thành 100%, luôn nói rằng có việc gì bạn cứ gọi, anh chàng sẽ có mặt ngay lập tức. Khi bạn buồn, anh chàng nhắn tin an ủi thắm thiết. Bạn nghĩ: "Chà! Cậu ấy nhiệt tình quá, chắc là thương mình lắm đấy!".
Lật tẩy ngay: Vờ đi những câu nói đầy hứa hẹn ấy và bắt hắn ta hành động ngay, chẳng hạn như bạn giả vờ xảy ra một sự cố nào đó cần hắn đến gấp, nhờ vả và muốn hắn giúp bạn nhiệt tình chứ không chỉ nói suông. Nếu anh chàng không làm được thì đích thị tên ấy là người thích "nổ" rồi.
3. Dạng "học cao hiểu rộng"
Lúc cùng bàn luận về những vấn đề nào đó, hắn ta luôn cố chứng tỏ rằng mình am hiểu hơn bạn. Bạn cho rằng "Cậu ấy giỏi thật!".
Lật tẩy ngay: Nếu anh ta tự nhận mình "siêu" các môn tự nhiên thì thử nhờ hắn giải giúp bài phương trình hóc búa hay một bài tập hóa xem, có thể hắn ta sẽ viện lí do như "không tập trung" hoặc "dạng này chưa học qua nên chưa biết cách làm" ngay.
4. Dạng "thơm phưng phức"
Người anh ta luôn tươm tất, lịch sự, nước hoa thơm thoang thoảng. Bạn nghĩ thầm "Chà! Một người cực kĩ tính, biết chăm lo cho bản thân mình".
Lật tẩy ngay: Bên cạnh vẻ ngoài lịch lãm, gọn gàng của hắn, bạn hãy để ý đến đôi giày mốc meo, hai chiếc vớ khác nhau, chiếc ba lô cứ như đã mang 10 năm chưa giặt nhé.
5. Dạng "nai tơ tình trường"
Hắn ta nói rằng hắn chưa biết yêu lần nào và thường khá lúng túng trong chuyện tình cảm, bạn hỏi gì, hắn ta cũng lắc đầu không biết, hắn luôn bảo rằng gặp con gái là đỏ mặt, lúng túng. Bạn phán ngay "Dễ thương quá!"
Lật tẩy Có thể đó chỉ là chiêu "giả nai" hòng lấy lòng bạn hoặc muốn bạn không đề phòng. Bạn có thấy một anh chàng "ngây thơ" nào mà sành sõi về tâm lí con gái, luôn làm mọi cách để bạn hài lòng, đi với bạn thi thoảng nhìn ngang liếc dọc những cô gái khác không?
Khi đã "chụp mũ" được anh chàng giả ngây rồi, bạn nên tìm hiểu lí do cặn kẽ. Nếu vì muốn cưa cẩm bạn mà khoác lên mình một hình tượng đẹp ngất ngây thì bạn nên tránh xa đi vì theo thời gian, những anh chàng này cũng "lòi đuôi" mà thôi. Nhưng nếu anh chàng có vẻ thật lòng muốn thay đổi chính mình vì bạn thì cũng nên cho anh chàng một cơ hội.
Theo Mực Tím
6 đối tượng được miễn, giảm học phí năm học 2010 - 2011 Theo hướng dẫn của Bộ, 4 đối tượng được miễn học phí, cụ thể như sau: Người có công với cách mạng và người thân có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi với người có công với cách mạng ban hành năm 2005; HS, SV có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao và hải đảo,...