Nhiều trường lúng túng điều chỉnh giờ…
Với khung giờ học mới theo đề nghị của Bộ GTVT, nhiều trường học tại Hà Nội đang lúng túng trong việc thay đổi thời khoá biểu và các phương án đảm bảo an toàn cho học sinh trước giờ phụ huynh đến đón.
Theo dự thảo điều chỉnh của Bộ GTVT, đối với các trường học, từng cấp học sẽ có các khung giờ khác nhau. Các trường mầm non, tiểu học và THCS sẽ bắt đầu học muộn hơn hiện nay 1 tiếng, bắt đầu từ 8 giờ đến 17 giờ 30 chiều (học bán trú). Học sinh THPT sẽ vào học lúc 7 giờ đến 11 giờ sáng và ca chiều bắt đầu từ 12 giờ 30 đến 16 giờ 30. Sinh viên các trường ĐH, CĐ sẽ có khung giờ khác nhau tuỳ địa bàn.
Theo thống kê, hiện nay Hà Nội có khoảng 350.000 học sinh mầm non, 500.000 học sinh tiểu học và 320.000 học sinh THCS. Ngoài ra, số sinh viên các trường đại học và cao đẳng trong nội thành lên tới gần 478.900. Như vậy sẽ có 1.648.000 học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội chịu tác động trực tiếp nếu khung giờ học bị thay đổi.
Video đang HOT
Mặc dù chưa có công văn chỉ đạo từ Sở GDĐT Hà Nội nhưng phương án thay đổi giờ học của Bộ GTVT đã được lãnh đạo các trường cập nhật. Hầu hết các trường đều cho rằng thay đổi thời khoá biểu không khó cho trường mà chỉ khó cho học sinh và phụ huynh.
Theo PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT Dân Lập Lương Thế Vinh: “Trường đang rất băn khoăn ở phương án khối THCS và THPT có khung giờ lệch nhau vì trường hiện có cả 2 cấp học này không thể có 2 khung giờ vào và tan học khác nhau trong cùng 1 trường được, như thế sẽ rất lộn xộn. Trường đang cân nhắc chọn 1 trong 2 khung giờ đó lấy làm khung giờ chuẩn chung”.
Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, TS Nguyễn Tùng Lâm thì lo ngại: “Hiện tại trường đang vào học từ 7 giờ 15 buổi sáng và 1 giờ buổi chiều, như vậy cũng không khác mấy so với đề xuất điều chỉnh của Bộ GTVT. Trường sẽ phải cân đối lại một chút thời gian để đảm bảo học đủ 5 tiết/buổi”.
Sẽ có 1.648.000 học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội chịu tác động trực tiếp nếu khung giờ học bị thay đổi.
Ở cấp tiểu học, cô Trần Tố Trinh – Hiệu phó Trường Tiểu học Ba Đình cho biết: “Hiện tại trường vẫn cho các em tan học lúc 16 giờ 30, bây giờ thay đổi đến 17 giờ 30 thì điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho các em trước khi được bố mẹ đến đón. Sau khi nhận được công văn hướng dẫn của Sở trường sẽ có phương án cụ thể”.
Ông Đỗ Quang Hợp – Hiệu trưởng Tiểu học Cát Linh cho biết: “Các trường tiểu học tại Hà Nội đều vào học 8 giờ và tan lúc 16 giờ. Nếu bố mẹ 18 giờ mới về thì trường sẽ phải quản lý các em thêm 2 giờ nữa, điều này rất bất cập, các trường sẽ phải đau đầu xem 2 giờ này sẽ làm gì để quản lý các em?”
Theo dân việt
Phụ huynh không ủng hộ cấm ĐTDĐ
Thay vì cấm, xuất phát từ thực tế nhu cầu đi lại, sử dụng điện thoại hợp lý của con cái, nhiều phụ huynh đề xuất những biện pháp để quản lý HS.
Quy định giờ sử dụng điện thoại trong trường
Họ tên:Chu Văn Chung
Tiêu đề:Liệu có nên cần lắp ở mỗi phòng học 1 camera giám sát?
Camera giám sát bất kỳ một phòng học nào đó vào một giờ nào đó sẽ tránh được rất nhiều chuyện đó! Giá camera thì rẻ thôi, từ 500 tới 700 ngàn! Chả lẽ ngành giáo dục Việt Nam không làm được?
Họ tên:Lê Tuấn
Tiêu đề: Cần có quy chế trong nhà trường
Về việc sử dụng điện thoại di động: Nên có một quy chế bắt đầu từ nhà trường. Trong giờ học phải tắt máy, nếu phát hiện lần 1 thì thế nào, lần 2 thì sao, lần 3 đuổi học chẳng hạn? Có sự răn đe, hay xử lý thích đáng thì mới làm tốt được...!
Họ tên:Hải Vân
Tiêu đề: Nên cấm dùng ĐT trong giờ học
Theo tôi nên cấm học sinh sử dụng điện thoại khi vào trường.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cha mẹ cần liên hệ khẩn với các con hoặc ngược lại thì nhà trường nên bố trí một số cán bộ phụ trách việc này, đơn giản là cung cấp cho những người này một máy điện thoại và thông báo số cho phụ huynh biết, giống như số máy hotline, khi cần báo tin gì, bố mẹ hoặc các con báo qua số máy này và người này sẽ nhắn lại cho các con.
Chi phí để trả cho dịch vụ sẽ do các gia đình tham gia đóng góp. Để giảm chi phí, có thể một người phụ trách 2-3 lớp vì thực tế trong giờ học, cần liên lạc khẩn với các con không nhiều. Tan học, ra khỏi trường, các con được dùng điện thoại bình thường.
Dùng hộp khóa giữ điện thoại, máy phá sóng, camera trong trường.
Họ tên: Uyên
Tiêu đề: Nên có biện pháp quản lý HS sử dụng ĐTDĐ trong lớp học
Theo tôi không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại di động. Mà cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học thì hơn. Vào giờ học , tất cả học sinh có ĐTDĐ phải tắt hết, hoặc mỗi lớp có một tủ chia làm các ngăn nhỏ có khoá.
Tuỳ theo điều kiện có thể mỗi em một ngăn, 2 em một ngăn hoặc một nhóm 5 bạn một ngăn có khóa riêng, vào giờ học tất cả những ai có ĐT không cần tắt máy để chế độ rung vào hộp, hết tiết học có thể mở ra sử dụng, vào học lại bỏ vào. Còn việc cấm sử dụng ĐTDĐ đến trường trong thời đại công nghệ này theo tôi là không nên!
Họ tên: Phùng Hồng
Tiêu đề: Trường con tôi có hộp giữ ĐT
Con tôi học THPT. Giờ truy bài học sinh để tự động để ĐTDĐ vào một cái tủ con 04 ngăn cho 04 tổ, hết giờ học lấy về. Nhà trường nên có nội quy và quy chế về việc này là ổn.
Họ tên: Giang DB
Tiêu đề: Sử dụng máy phá sóng trong trường
Theo ý kiến của tôi, các trường học có thể sử dụng máy phá sóng điện thoại di động cho các khu vực lớp học. Học sinh và giáo viên, khi đã lên lớp thì ngoài việc giảng dạy và học tập, không nên có mối quan tâm nào khác.
Việc sử dụng điện thoại di động, có thể diễn ra tại các khu vực công cộng như căng tin, sân trường, nhà vệ sinh, văn phòng ban giám hiệu... Phương pháp này đã được áp dụng rất hiệu quả ở các trường phổ thông và đại học nước ngoài. Tôi hi vọng, góp ý này có thể giúp ích hơn cho xã hội Việt Nam.
Theo Kênh1 4
Sinh viên làm gì trong giờ học? Hoạt động của sinh viên trong giờ lên lớp rất "phong phú", "đa dạng", vì mỗi người sẽ chọn cho mình một cách tiếp thu khác nhau. Khi lười học, khi môn học ấy "cực kì chán", khi không hứng thú, khi vì một vài lí do không chính đáng, sinh viên có thể cúp học bất cứ lúc nào. Nhưng nếu có...