Nhiều trường học đóng cửa vì ngập lũ
Lũ đầu nguồn ở miền Tây tiếp tục lên nhanh đe dọa hàng trăm ngàn ha lúa đông xuân. Tại Đồng Tháp đã có nhiều trường học đóng cửa.
Chiều ngày 25/9, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết lũ thượng nguồn tiếp tục đổ về rất mạnh làm nước sông Tiền dâng cao. Để đảm bảo tính mạng của hơn 1.000 học sinh vùng ven thị xã, ngành giáo dục Hồng Ngự quyết định tạm đóng cửa 5 trường học.
Bên phía huyện Hồng Ngự và xã biên giới Tân Hộ Cơ của huyện Tân Hồng có rất nhiều tuyến đê bao bị lún nứt, sạt lở trong khi nước lũ ngoài sông đang ngấp nghé mặt đê đe dọa khoảng 5.000 lúa thu đông, nghiêm trọng nhất là 2.600 ha lúa của xã Thường Thới Tiền của huyện Hồng Ngự.
Lũ tràn đồng xã biên giới Tân Hộ Cơ của huyện Tân Hồng, Đồng Tháp. Ảnh: Thiên Phước.
Ông Ngô Hữu Toàn – Bí thư xã đầu nguồn lũ Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc (An Giang) cho biết nước lũ bên trong đập Tha La dâng lên rất nhanh gâp áp lực lớn trên tuyến đê bảo vệ hàng ngàn ha lúa thu đông của người dân trong vùng.
Hiện mực nước ngoài sông ở Vĩnh Tế lên đến 3,85 m, trung bình mỗi ngày tăng 10 cm nên công tác phòng chống lũ càng nguy cấp vì dự báo vài ngày tới mực nước có thể lên 4,15 m. Theo ông Toàn, xã Vĩnh Tế hiện có khoảng 200 người gồm nhân dân, cán bộ đoàn thể cùng với bộ đội, biên phòng phân công trực suốt đêm để trở tay kịp thời khi xảy ra tình huống xấu do lũ gây ra.
Còn tại huyện An Phú (An Giang), nước lũ gây ngập úng hoàn toàn gần 120 ha lúa vụ ba và hoa màu của người dân xã Phú Hữu. Huyện đầu nguồn này đã có hai mẹ con ở xã Phú Hội thiệt mạng trong lúc đi hái rau bắt ốc trên đồng gặp mưa giông nhấn chìm xuồng nhưng không bơi lên bờ kịp vì nước lũ chảy xiết.
Video đang HOT
Gia cố đê bao chống lũ tại thị xã Châu Đốc, An Giang. Ảnh: Thiên Phước.
Đến chiều ngày 25/9 nước lũ tiếp tục lên nhanh ở huyện An Phú gây ngập đường đến hơn 20 điểm trường và 8 điểm giữ trẻ. Địa phương đã bố trí người với phương tiện đưa rước an toàn cho gần 1.300 học sinh và 257 trẻ mẫu giáo. Lo ngại hiện nay của các địa phương vùng ngập lũ là thiếu áo phao cho học sinh.
Trước diễn biến phức tạp tại vùng lũ miền Tây, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát chỉ đạo các địa phương khẩn cấp đưa dân ra khỏi nơi nguy hiếm trong thời gian nhanh nhất để đảm bảo an toàn tính mạng cho cư dân vùng lũ. Bộ trưởng cũng yêu cầu các địa phương huy động tổng lực khẩn cấp gia cố, nâng cấp các tuyến đê xung yếu, bảo vệ bằng được hàng trăm ngàn ha lúa thu đông.
Theo VNE
Miền Trung: Lũ dâng bất ngờ
Đường vào xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân bị nước lũ chia cắt hồi đầu tháng 11
Chiều tối 29/11, ông Nguyễn Quốc Dũng, Chủ tịch UBND xã An Lĩnh (huyện Tuy An, Phú Yên) cho biết, xã vừa có người chết do lũ dâng bất ngờ.
Nạn nhân là ông Nguyễn Chấn (55 tuổi), Trưởng ban Mặt trận thôn Phong Thái, An Lĩnh.
Khoảng 17h20 ngày 28/11, ông Chấn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Giáo đi từ nơi làm rẫy là xóm Thái Nghiệp về qua suối Lỗ Đập trong lúc lũ đang lên, hai người đã bị dòng nước cuốn trôi.
Nghe tiếng kêu cứu của đôi vợ chồng, một số người gần đó đã chạy đến cứu được bà Giáo và tiếp tục tìm được xác ông Chấn sau đó khoảng 30 phút.
Theo bà Giáo, trong lúc bị lũ cuốn, ông Chấn đã cố sức đẩy bà tấp vào một bờ cây mọc giữa dòng nước, nên bà mới bám được; còn chồng bà đã bị trôi trên 500m và bị đuối sức. Trước đó, khi từ xóm Thái Nghiệp để qua suối về nhà, một số người thân đã ngăn cản vợ chồng ông Chấn.
Chủ tịch UBND xã An Lĩnh cho hay, chính quyền địa phương và họ hàng đã chung tay lo mai táng ông Chấn vào lúc 15h ngày 29/11. Ông mất, để lại vợ và 4 con, hoàn cảnh rất vất vả; chính quyền xã đã hỗ trợ gia đình 500.000 đồng.
Theo ông Dũng, nhiều địa phương tại huyện Tuy An và Đồng Xuân hiện đang lại bị ngập lũ do trời tiếp tục mưa, gây chia cắt nhiều khu dân cư, lưu thông lại hết sức khó khăn.
* Do mưa lớn kéo dài từ 28/11 đến chiều ngày 29/11, nước lũ các sông trên địa bàn tỉnh Bình Định lại dâng cao, nhiều khu dân cư trên địa bàn tỉnh lại bị nước lũ cô lập.
Đến 13h chiều 29/11, lượng mưa đo được tại hồ Núi Một (An Nhơn) là 190mm, hồ Hội Sơn (Phù Cát) là 104mm, hồ Thuận Ninh (Tây Sơn) là 96mm, hồ Quang Hiển (Vân Canh) là 292mm, tại hồ Long Mỹ (Quy Nhơn) lên đến 373mm.
Bình Định huy động các phương tiện di chuyển dân vùng trũng
Trong ngày 29/11, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Định, Chương Dương... chìm trong biển nước. Đến 20 giờ tối cùng ngày, nước lũ tiếp tục dâng nhanh, nhiều hộ dân tại các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú... phải tự di dời khẩn cấp để tránh lũ.
Tại huyện Tuy Phước, tuyến đường ĐT 640 nối thị trấn Tuy Phước với các xã khu đông như Phước Thắng, Phước Hoà, Phước Sơn và các xã đông nam huyện Phù Cát như: Cát Chánh, Cát Thắng... đã bị lũ chia cắt, nhiều nơi ngập sâu hơn 1m.
Đường phố Quy Nhơn ngập trắng nước
Tại huyện Phù Cát, các xã Cát Thành, Cát Khánh, Cát Minh, Cát Tài, Cát Hanh... đã bị lũ cô lập hoàn toàn. Tại các huyện khác như huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn... nước lũ cũng bắt đầu dâng cao.
Chiều ngày 29/11, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN huyện Phù Cát đã huy động lực lượng, dùng ca nô tiếp cận những vùng cô lập để sơ tán những người già và trẻ em đến nơi an toàn, đồng thời đưa lương thực và nước uống đến với người dân.
Theo Bee
Bồng dân chạy lũ! Nước đổ về cuộn đỏ, xóa tan những cánh đồng hoa màu xanh mướt nằm ven sông. Người dân bồng bế nhau chạy lũ... Theo thống kê sơ bộ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã có gần 40 ngôi nhà bị sập, hư hỏng hàng trăm ngôi nhà khác. Quốc lộ 1A qua Quảng Ngãi lại bị lũ chia cắt; miền Trung đã...