Nhiều trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia
Trường THCS Nguyễn Chí Thanh – thuộc phường Hòa Thuận, TP.Cao Lãnh vừa đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Trường THCS Nguyễn Chí Thanh trước đây là Trường PTCS Hòa An được thành lập vào năm 1978, trường đổi tên THCS Nguyễn Chí Thanh vào tháng 8/2007. Các năm học qua, tỉ lệ học sinh khá, giỏi đạt trên 53%, kết quả học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%, kết quả tuyển sinh vào lớp 10 luôn chiếm tỉ lệ cao. Năm học 2018-2019, học sinh trúng tuyển vào lớp 10 đạt 99,17%, đứng vị trí thứ nhất so với các trường THCS trong địa bàn thành phố; trường được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận “Tập thể lao động xuất sắc”.
Trường Mầm non Phú Điền (huyện Tháp Mười) vừa tổ đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Trường Mầm non Phú Điền đi vào hoạt động từ năm 2003. Đến nay, trường có 7 phòng học và 12 phòng chức năng, tổng số 41 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, 75% giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Hàng năm, 100% nhóm lớp được tổ chức bán trú, đảm bảo về thể chất, tinh thần, hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Trường trang bị đầy đủ các phòng chức năng, sân, vườn phục vụ vui chơi, học tập theo đúng theo quy định.
Trường Mầm non Bình Thành 1 (huyện Thanh Bình) cũng vừa đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2. Trường Mầm non Bình Thành 1 có diện tích đạt chuẩn theo quy định, được xây dựng kiên cố khang trang, sạch đẹp. Trường có 8 phòng học và 12 phòng chức năng, có đầy đủ các loại đồ dùng, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho trẻ hoạt động. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có 19 người, trong đó 90,90% có trình độ trên chuẩn. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ luôn được nhà trường quan tâm thực hiện tốt. Hằng năm, trường có 100% số trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Dịp này, tập thể trường và 6 cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng và phát triển của trường được Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Thanh Bình khen thưởng.
Video đang HOT
Trường Tiểu học An Hiệp 1, huyện Châu Thành đã đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm 2020. Trường Tiểu học An Hiệp 1 được thành lập vào năm 1990. Với sự phấn đấu, quyết tâm vì sự nghiệp giáo dục của nhiều thế hệ thầy, cô giáo và sự quan tâm của các cấp, các ngành, Trường Tiểu học An Hiệp 1 được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Nhà trường nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học cũng như được công nhận Tập thể lao động tiên tiến, Lao động xuất sắc, 2 lần vinh dự đón nhận Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Tháp. Dịp này, nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được Sở Giáo dục Đào tạo và UBND huyện Châu Thành khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng Trường Tiểu học An Hiệp 1 đạt chuẩn Quốc gia.
Học nghề sau THCS: Một cách để trưởng thành
Học hết lớp 9, cô gái xứ Huế Lê Nhã phân vân giữa việc tiếp tục học lên THPT hay đi theo niềm mơ ước của mình - trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp. Suy nghĩ mãi, cuối cùng em lựa chọn con đường học nghề ngay sau khi tốt nghiệp THCS.
Trưởng thành theo cách của mình
Đó là câu chuyện về Lê Nhã của ba năm về trước. Hiện tại, sau chừng ấy thời gian, cô gái 18 tuổi đã trở thành chủ của tiệm bánh online tại Huế. Cô chủ tự trang trải mọi thứ và sống ổn định với mức thu nhập 6 - 7 triệu/tháng. "Mức này ở Huế là khá ổn vì mọi chi phí đều rẻ hơn ở nơi khác. Sắp tới em còn ấp ủ thêm mấy sản phẩm mới, phù hợp giới trẻ, hi vọng sẽ cải thiện dần!" - Nhã chia sẻ.
Thí sinh dự thi nghề dịch vụ nhà hàng trong kỳ thi tay nghề TP Hà Nội năm 2019 Ảnh: Văn Lý
Lựa chọn con đường làm bánh, phần vì thích nấu nướng từ bé, phần lại phù hợp với hoàn cảnh gia đình em thời điểm đó. Bố mẹ Nhã vì mưu sinh đã vào Tây Nguyên làm kinh tế mới từ nhiều năm trước và em ở cùng ông bà ngoại. Lo cho cả ba đứa con ăn học, Nhã biết bố mẹ rất vất vả. Hiện tại không dựa dẫm vào bố mẹ, thậm chí còn tích lũy để biếu thêm ông bà. Với Nhã đó là bước ngoặt lớn của cuộc đời vì bằng tuổi em, các bạn còn đang được học phổ thông.
Khi quyết định rẽ ngang sang học nghề, Nhã theo học khóa làm bánh ngắn hạn, sau đó chủ yếu tự học online và xin vào phụ bếp ở nhiều tiệm bánh lớn nhỏ. Nhã không ngại khó ngại khổ, thậm chí là cọ rửa dụng cụ bếp. Cuối cùng, nữ sinh đã vững vàng, trưởng thành theo cách của mình khi mở riêng tiệm bánh online, được nhiều thực khách đón nhận.
Câu chuyện về Lê Nhã, dường như nói hộ băn khoăn của nhiều phụ huynh và cả người trong cuộc - các em học sinh vừa tốt nghiệp THCS, băn khoăn lựa chọn giữa việc tiếp tục con đường học hành hay đào tạo nghề sớm để mưu sinh và tự lập. Có nhiều người, như Nhã, đã thành công theo cách của mình. Các em trở thành thợ làm bánh, thợ cắt tóc, sửa xe, sữa chữa điện tử- điện lạnh...
Nhìn những giọt mồ hôi lăn dài trên má của một bạn nam là thợ sửa xe mới 17 tuổi, ở tiệm xe lớn phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), đầy say sưa với công việc của mình, mới hiểu thế nào là sống được bằng chính đam mê và nỗ lực. Nam sinh kể, em học xong cấp II đã là một nỗ lực lớn rồi, bởi theo như lời em thì "con chữ không nạp được vào đầu", thay vào đó, em chỉ muốn có một nghề phù hợp với bản thân, để có thể kiếm tiền nuôi mình, không phụ thuộc vào bố mẹ. "Em học nghề sửa xe mất hơn một năm và đã làm thêm tại đây được một thời gian rồi. May mắn của em là gặp được nhiều người anh đi trước có kinh nghiệm nên càng làm càng thích, khám phá thêm được nhiều, dù công việc không hề nhẹ!"- nam sinh cho hay.
Sẵn sàng cho ngã rẽ?
Chia sẻ về vấn đề học nghề tại một buổi tư vấn định hướng sau tốt nghiệp THCS mới đây, cô Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền (Hải Phòng), cho rằng, nếu lựa chọn ngành nghề phù hợp, học sinh vẫn thành công. Nhất là định hướng cho học sinh có lực học trung bình, cơ hội trúng tuyển vào lớp 10 thấp và học sinh có nguyện vọng học nghề chọn đúng nghề phù hợp để tránh lãng phí thời gian cũng như tiết kiệm chi phí.
Theo cô Hương, con đường nào cũng cần có sự đam mê, sự nỗ lực vượt khó. Nếu học sinh có năng khiếu các bộ môn nghệ thuật, các em có thể theo học những trường văn hóa nghệ thuật. Trong cơ chế hiện nay, việc lựa chọn theo con đường học trung cấp, rồi liên thông lên cao đẳng, đại học luôn rộng mở. Khi đó, các em có thể trở thành một người thợ giỏi được nhiều người ngưỡng mộ.
"Thành công của con người là lựa chọn được một nghề phù hợp, không nhất thiết phải vào đại học. Vì vậy học sinh không nên quá lo lắng khi tốt nghiệp trung học cơ sở thì phải vào bằng được một trường THPT nào đó".
Cô Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền (Hải Phòng)
Theo các chuyên gia, với lứa tuổi sau THCS, lựa chọn ngành nghề phù hợp với tuổi, sức khỏe, trình độ, cũng là điều cần cân nhắc. Một số ngành nghề có đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn, phù hợp với giai đoạn này như học làm bánh, điện lạnh, sửa chữa xe máy, trang điểm, làm tóc... Nỗ lực, chăm chỉ và tích lũy kinh nghiệm, không ngại khó ngại khổ thì cơ hội công việc luôn rộng mở cho các em. Để tăng cơ hội việc làm, học sinh ngoài việc đào tạo chuyên môn cần tích lũy kỹ năng mềm như công nghệ, giao tiếp, làm việc nhóm...
Một thông tin quan trọng mà phụ huynh, học sinh cần lưu ý, đó là Luật Giáo dục sửa đổi (có hiệu lực từ 1/7/2020) quy định học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể đăng ký học hệ cao đẳng chính quy. Tổng thời gian học là 4 năm, bao gồm các môn học văn hóa. Xét theo quy định trên, học sinh tốt nghiệp THCS có nhiều sự lựa chọn hơn. Cơ hội này thể hiện rõ ràng qua mô hình đào tạo 9 4 - mô hình đang được Bộ LĐTB&XH khuyến khích phát triển. Với mô hình này, học sinh tốt nghiệp THCS tham gia hệ đào tạo này sau 3 năm thì có bằng tốt nghiệp THPT và trung cấp nghề; học thêm 1 năm nữa thì có bằng cao đẳng chính quy. Khi đó, học viên có thể đi làm hoặc lựa chọn liên thông lên đại học.
Tăng thí sinh vào lớp 10 chuyên Trường Trung học Thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM Số thí sinh dự thi vào lớp 10 chuyên của Trường Trung học Thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM tăng so với năm học trước. Học sinh Trường Trung học Thực hành ĐH Sư phạm tham gia kỳ thi học sinh giỏi - BẢO CHÂU Ngày 13.7, theo thông tin từ Trường Trung học Thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM, tổng thí sinh...